【bxh u19 chau au】Nhiều kiến nghị sửa đổi quy định về nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng
Nếu không thay đổi về tiêu chí tuổi đối với việc NK các máy móc thiết bị cũ thì Thông tư 23 sẽ chỉ làm lợi cho các DN Trung Quốc và Đài Loan còn DN Việt Nam sẽ bị thiệt hại nặng nề. |
Ông Tuấn nêu, nếu chỉ cho phép NK các máy móc thiết bị đã qua sử dụng có số tuổi không vượt quá 10 năm thì các DN vừa và nhỏ sẽ không có khả năng NK máy móc thiết bị cũ vì trên thực tế tại thị trường Việt Nam số lượng máy móc thiết bị đã qua sử dụng dưới 10 năm tuổi chỉ chiếm khoảng 1%. Bên cạnh đó, trong quy định về giám định, mặc dù Thông tư 23 đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho DN bằng việc chỉ yêu cầu DN phải có giấy chứng nhận của các cơ quan giám định thay vì từ nhà sản xuất như trước đây, nhưng ông Tuấn cũng cho rằng điều này là không cần thiết, vì hiện nay cơ chế thị trường đang điều khiển việc NK và hầu hết DN khi mua máy đã qua sử dụng đều có hiểu biết nhất định về các loại máy móc này. Vì thế hiện nay có rất ít DN còn mua máy móc thiết bị cũ từ Trung Quốc.
Với thâm niên 10 năm cung cấp các loại máy móc thiết bị mới NK từ nước ngoài cho các DN trong nước, theo ông Nguyễn Quang Hà, Phó Giám đốc Công ty ECOM, chỉ có khoảng 5% trong tổng số 1.000 khách hàng của DN này mua máy mới còn lại 95% là sử dụng máy cũ. “Nếu Nhà nước chỉ chấp nhận cho DN được NK các máy móc thiết bị đã qua sử dụng dưới 10 năm tuổi thì các DN mới khởi nghiệp có vốn từ 3 đến 5 tỷ đồng sẽ không thể tiếp cận được các máy móc này vì trên thị trường hiện nay các máy có độ tuổi dưới 10 năm chỉ chiếm 1%, dưới 20 năm tuổi có khoảng 5% còn lại phần lớn là các loại máy móc có độ tuổi vài chục năm. Và mặc dù đã có vài chục năm tuổi thì các máy móc, thiết bị cũ của các nước tiên tiến vẫn mang lại hiệu quả cao về tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ môi trường và đảm bảo an toàn hơn các loại máy móc mới của Trung Quốc đang bán ngoài thị trường"-ông Hà cho biết.
Liên quan đến các loại máy móc mới NK từ Trung Quốc, đại diện Công ty Thiết bị công nghiệp MTC cho rằng, ngay cả các DN Trung Quốc sản xuất ra các loại máy móc mới để bán cho DN Việt Nam cũng không dùng các loại máy này vì chất lượng kém và dù là máy mới nhưng vẫn sử dụng các bộ điều khiển cũ. Do vậy nếu không thay đổi về tiêu chí tuổi đối với việc NK các máy móc thiết bị cũ thì Thông tư 23 sẽ chỉ làm lợi cho các DN Trung Quốc và Đài Loan còn DN Việt Nam sẽ bị thiệt hại nặng nề vì một DN dù có nguồn vốn trên dưới 10 tỷ đồng cũng không có khả năng mua các loại máy cũ dưới 10 năm tuổi có giá trị hàng trăm ngàn USD.
Phản ánh một số vướng mắc trong các quy định trong Thông tư 23, ông Đặng Thái Thiện, Phó trưởng Phòng Giám sát quản lí- Cục Hải quan TP.HCM cho rằng: Thông tư 23 cần làm rõ các trường hợp loại trừ liên quan đến trường hợp các DN gia công NK máy cũ tân trang lại xuất đi vì đây là các đối tượng cần khuyến khích. Bên cạnh đó, ông Thiện kiến nghị, Thông tư nên quy định cho phép các DN NK linh kiện, phụ tùng cũ thay thế cho máy móc đang sử dụng không phải nộp hồ sơ cho cơ quan Hải quan mà tự lưu giữ phục vụ cho công tác hậu kiểm nhằm tránh phát sinh thêm thủ tục đồng thời nâng trách nhiệm của DN. Ngoài ra, việc quy định DN đưa hàng về bảo quản trong trường hợp NK thiết bị đã qua sử dụng mà tại thời điểm NK chưa có đủ hồ sơ theo quy định và cơ quan Hải quan chỉ thông quan sau khi đã có kết quả giám định là không khả thi vì máy móc thiết bị phải được lắp đặt, vận hành, sử dụng thì mới giám định được...
Chủ trì buổi đối thoại, ông Đỗ Hoài Nam, Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trong quá trình triển khai xây dựng Thông tư 23, Bộ Khoa học và Công nghệ đã tiếp thu tối đa tất cả các ý kiến của các bộ, ngành, Hiệp hội và cộng đồng DN. So với Thông tư trước đó phạm vi điều chỉnh của Thông tư 23 chỉ còn rất hẹp, tất cả các quy định mà các bộ, ngành đã ban hành đều không nằm trong phạm vi điều chỉnh của Thông tư này. Các quy định không khả thi cũng đã được loại bỏ, các vấn đề cân nhắc cũng đã được đưa vào nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho DN trong phạm vi cho phép. Ngoài ra do Bộ Khoa học và Công nghệ chỉ là cơ quan chủ trì nên nếu các DN vẫn thấy còn bất cập thì phải có ý kiến với các bộ chủ quản. Do Thông tư vẫn chưa có hiệu lực nên Bộ Khoa học và Công nghệ vẫn tiếp tục tiếp thu các đề xuất hợp lý và dự kiến sau một năm có hiệu lực Thông tư 23 sẽ được xem xét, đánh giá lại về mức độ khả thi khi áp dụng vào thực tiễn.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ: Tiếp tục điều chỉnh tăng mức lương cơ sở
- ·Hàng loạt tỉnh tập trung nhiều giải pháp phòng chống sạt lở bờ sông, bờ biển
- ·Lộ diện đường vận chuyển ma túy nước vui 'núp bóng' hộp sữa bột và nồi lẩu
- ·Nữ tài xế đi nhậu cùng bạn trai trước khi gây tai nạn 2 người chết ở Vũng Tàu
- ·Xét xử BS Hoàng Công Lương: Nguyên Phó khoa tiết lộ hợp đồng 7,7 USD/ca chạy thận
- ·Nên lấy kinh phí từ công đoàn cấp trên trả lương, thưởng cho cán bộ công đoàn
- ·Bỏ đề xuất cấm tuyệt đối vượt đèn vàng, tài xế thoát cảnh 'tiến, lùi đều sai'
- ·TPHCM: Cột điện, tường nhà nhếch nhác vì quảng cáo hút hầm cầu, vay nợ nóng
- ·Chuyến đi bí mật của Ngoại trưởng Mỹ tới Triều Tiên qua lời kể phóng viên
- ·Vượt nghìn cây số để tiếp sức cho dự án đường dây 500kV mạch 3 qua Thanh Hóa
- ·Dự báo thời tiết ngày 9/5: Mưa dông trên diện rộng
- ·Cục Kiểm soát ô nhiễm môi trường chỉ đạo 'nóng' vụ bãi rác Mộc Châu có kim tiêm
- ·Quốc hội yêu cầu Bộ GD&ĐT và 12 tỉnh thu nộp các khoản chi không đúng quy định
- ·Dự báo thời tiết 12/6/2024: Hà Nội nắng nóng gay gắt, miền Trung trên 39 độ
- ·Thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vật liệu thân thiện môi trường
- ·Hà Nội yêu cầu làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà ở Định Công Hạ làm 4 người chết
- ·Đề xuất thuê lực lượng, phương tiện bảo vệ lãnh đạo chủ chốt khi đi nước ngoài
- ·Quốc hội bổ sung chương trình kỳ họp, quyết định nội dung thuộc thẩm quyền
- ·Thủ tướng yêu cầu xây dựng thị trường vận tải cạnh tranh theo hướng đa phương thức
- ·Trực thăng đưa 2 bệnh nhân nguy kịch từ Trường Sa về đất liền