【kết quả ukraine hôm nay】Dự Luật Chứng khoán (sửa đổi) quy định kiểm soát chặt trái phiếu DN
Ngày 15/8,ựLuậtChứngkhoánsửađổiquyđịnhkiểmsoátchặttráiphiếkết quả ukraine hôm nay Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) tổ chức phiên chất vấn và trả lời chất vấn các bộ trưởng, trưởng ngành về các nội dung liên quan đến thực hiện nghị quyết, kết luận của UBTVQH về giám sát chuyên đề và chất vấn từ đầu nhiệm kỳ đến hết năm 2018. Đây là lần đầu tiên UBTVQH tiến hành giám sát lại các vấn đề đã được giám sát, chất vấn.
Người đứng đầu chịu trách nhiệm tiến độ xây dựng văn bản pháp luật
Tiến độ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật luôn là vấn đề được Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đặc biệt quan tâm. Đây cũng là vấn đề được các đại biểu QH (ĐBQH) quan tâm chất vấn Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
|
Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long, thời gian qua, với sự cố gắng của các bộ ngành, Chính phủ, UBTVQH, QH và ĐBQH, công tác xây dựng pháp luật đạt nhiều kết quả tích cực. Trong 2 năm (2018 - 2019), Chính phủ trình QH, UBTVQH xem xét, ban hành 26 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết khác nhau, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh. Trong đó, có những dự án ban hành kịp thời, có sự thống nhất cao, mang lại tác dụng nhanh chóng. Về ban hành văn bản hướng dẫn thi hành luật, Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, qua rà soát 26 dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết được QH thông qua có khoảng 10 văn bản có tiến độ xây dựng chậm. Cá biệt có văn bản trình rất chậm khiến UBTVQH, QH phải thay đổi chương trình hay đưa ra khỏi chương trình.
Bộ trưởng Lê Thành Long cho biết, theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp có 20 ngày để thẩm định từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ. Nhưng có những dự án luật chỉ thẩm định trong 5 ngày, cá biệt có dự án luật quan trọng chỉ thẩm định trong 3 ngày… “Để khắc phục những hạn chế này, chúng tôi sẽ thực hiện nghiêm quy định liên quan tại Luật Ban hành văn bản pháp luật, cũng như chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”. Nhấn mạnh thêm, Bộ trưởng cho rằng, nếu để chậm tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, trách nhiệm chính thuộc về bộ trưởng, trưởng ngành. Do đó, Bộ trưởng khuyến cáo, các cơ quan cần cân nhắc khi đề xuất dự án luật đưa vào chương trình, vì có xu hướng ôm đồm, chưa dự liệu hết vấn đề phát sinh.
Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết thêm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất quan tâm đến công tác xây dựng pháp luật; các bộ, ngành cùng vào cuộc quyết liệt hơn, trách nhiệm hơn và đã đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại hạn chế, đó là trình các dự án còn chậm; chất lượng một số dự án còn hạn chế; còn nợ đọng văn bản, như còn nợ hơn 18 văn bản quy phạm pháp luật, trong đó có 2 nghị định và 16 văn bản hướng dẫn luật. Phó Thủ tướng đã nêu ra một số biện pháp trong thời gian tới nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế.
Kiểm soát nghiêm phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trả lời câu hỏi chất vấn của ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (Bến Tre) liên quan đến phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN). Theo Phó Thủ tướng, đây là vấn đề nổi lên thời gian vừa qua. 6 tháng đầu năm tổng phát hành TPDN là 116 nghìn tỷ đồng, tăng 74% so cùng kỳ năm trước, nhờ có hiệu ứng tích cực của Nghị định số 163/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về phát hành TPDN.
Về cơ cấu, các ngân hàng thương mại sở hữu 31% TPDN; DN bất động sản sở hữu 19%; các công ty chứng khoán là 3,5% và các DN khác là phần còn lại. Lãi suất huy động chỉ cao hơn lãi suất cho vay trung và dài hạn của ngân hàng là từ 0,5 - 1%, nhưng cá biệt có DN bất động sản huy động lãi suất từ 12 - 14%, cá biệt có 1 DN phát hành lên đến 14,5%. Điều này gây rủi ro về đường cong lãi suất, phá vỡ đường cong lãi suất, giữa trái phiếu chính phủ, TPDN với lãi suất ngân hàng.
Theo Phó Thủ tướng, tồn tại trên chủ yếu là phát hành riêng lẻ, của các công ty không đại chúng, chưa giao dịch trên sàn chứng khoán, tuy nhiên, cũng có thể gây rủi ro về thanh khoản và rủi ro cho người đi mua trái phiếu này.
“Vừa qua, lãnh đạo Chính phủ đã có cuộc họp với Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán và các bộ, ngành có liên quan, tiếp tục quán triệt, bắt buộc phát triển thị trường này phù hợp với chiến lược phát triển của thị trường chứng khoán, Đề án tái cơ cấu các công ty chứng khoán. Bởi vì, chúng ta phải giảm bớt gánh nặng cho tín dụng ngân hàng, tuy nhiên phải kiểm soát chặt chẽ. Và cái gốc là chúng tôi đã đề xuất tại Luật Chứng khoán (sửa đổi) là kiểm soát nghiêm ngặt điều kiện phát hành riêng lẻ, chỉ phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư có tổ chức, đồng thời quản lý chặt chẽ trong Luật DN về phát hành riêng lẻ của các nhà đầu tư không đại chúng. Ngoài ra, tăng cường công tác hỗ trợ thông tin. Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã thành lập Cổng thông tin để hỗ trợ giao dịch thông tin cho cả người phát hành và người mua. Sắp tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp với Ngân hàng Nhà nước kiểm tra Nghị định số 163/2018/NĐ-CP và điểm nào chưa phù hợp sẽ phải sửa ngay” - Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết thêm.
Khó phát hiện các vụ buôn lậu tổ chức tinh vi
Một số ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh về trách nhiệm của các ngành chức năng về vụ buôn bán xăng dầu giả và hàng giả gắn mác Việt Nam. Bộ trưởng Trần Tuấn Anh cho biết, các lực lượng chức năng đã phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tăng cường chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái.
Theo Bộ trưởng, thời điểm Bộ Công an phát hiện vụ làm xăng dầu giả Trịnh Sướng, về chức năng quản lý nhà nước, có một số vấn đề tồn tại đó là sự phối hợp đồng bộ của các lực lượng không kịp thời. Công tác quản lý đã có quy định cụ thể, ví dụ: phân công Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn các mặt hàng xăng dầu; công tác quản lý thị trường có trách nhiệm kiểm tra xăng dầu và lưu thông trên thị trường…, nhưng trên thực tế, đã không phát hiện được, hành vi tổ chức quy mô, hết sức tinh vi.
“Bên cạnh đó, các ngành chức năng cũng không đủ người để kiểm tra được hết các địa bàn, nên sau khi Bộ Công an điều tra, chúng tôi đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan có biện pháp chấn chỉnh, quản lý chặt chẽ hơn nữa. Chúng tôi sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm” - Bộ trưởng Trần Tuấn Anh nói.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cũng trả lời chất vấn về vấn đề tội phạm kinh tế, tham nhũng, buôn lậu hàng giả. Theo Bộ trưởng, những loại tội phạm này đang có chiều hướng gia tăng nhiều phương thức, thủ đoạn đa dạng. Các loại tội phạm xuyên quốc gia, các hoạt động sản xuất hàng giả, hàng cấm có diễn biến phức tạp, nhất là lợi dụng thương mại điện tử để thực hiện hành vi này, “nên đây là khâu rất khó khăn trong quản lý, đấu tranh”.
Bộ trưởng Tô Lâm thông tin thêm, hiện có hơn 4.000 website bán hàng điện tử chưa được đăng ký, tiềm năng xuất hiện rủi ro, vi phạm lớn. Tương tự, hoạt động tín dụng đen trên internet đang phát triển, có 26 công ty thành lập website hoạt động theo mô hình cho vay này, quy mô lớn và chúng ta cũng chưa xử lý được.
Tham nhũng vặt làm tăng chi phí không chính thức Trả lời ý kiến ĐBQH về tình trạng tham nhũng vặt, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho biết, bên cạnh việc đấu tranh phòng, chống các vụ án lớn về kinh tế, thì nạn tham nhũng vặt được Đảng, Chính phủ và Quốc hội hết sức quan tâm, coi đây là tệ nạn gây nhức nhối. Phó Thủ tướng ví von, “con đê có thể vỡ bất cứ lúc nào vì các tổ mối”, tham nhũng vặt gây băng hoại đạo đức, xói mòn lòng tin của người dân và tăng chi phí không chính thức. Phó Thủ tướng đã đưa ra nhiều giải pháp để phòng, chống tham nhũng vặt, như: thời gian tới sẽ tiếp tục tăng cường xây dựng pháp luật quản lý kinh tế; hoàn thiện quy chế, quy trình nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công cấp độ 4; có hệ thống kiểm tra, giám sát quá trình thi hành; xây dựng đội ngũ cán bộ trong quy hoạch, thực hiện đào tạo, luân chuyển cán bộ; nâng cao ý thức pháp luật của nhân dân… |
Minh Anh
(责任编辑:La liga)
- ·Chuyển đổi số trong thương mại điện tử
- ·Quy định rõ về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh
- ·Bàn giao nhà tình thương cho hội viên nghèo xã Hiệp Thành
- ·Nhân dân ấp Tân Thới B, xã Tạ An Khương Đông tiếp tục giữ gìn sự đoàn kết
- ·8 tháng đầu năm, công nghiệp hồi phục, xuất siêu chục tỉ USD
- ·Lãnh đạo tỉnh trao quyết định nghỉ hưu theo chế độ cho 2 cán bộ
- ·Luôn là nhịp cầu nối giữa chính quyền địa phương với đồng bào dân tộc thiểu số
- ·Giá trị hạnh phúc tạo dựng từ xã hội số
- ·Thủ tướng chỉ đạo thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng và xuất nhập khẩu
- ·Ban Kinh tế
- ·Giá xăng dầu thế giới hôm nay 5/3: Tăng sốc
- ·Dự kiến Đại hội Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin tỉnh diễn ra ngày 22/11
- ·Bạc Liêu giải ngân vốn đầu tư công đạt gần 49%
- ·Việt Nam đề cao các giải pháp hòa bình lâu dài cho Kosovo
- ·Ngành Nông nghiệp nỗ lực thực hiện nhiệm vụ từ đầu năm
- ·Tặng hàng trăm phần quà cho nạn nhân chất độc da cam
- ·Xôn xao cảnh nữ du khách nhổ hoa bên đường cất lên ô tô
- ·Bà Lê Thị Thanh Loan tái đắc cử chức Chủ tịch Hội LHPN tỉnh nhiệm kỳ 2021
- ·Tăng nhẹ, giá xăng RON95
- ·Từ năm 2018 đến nay, Bù Gia Mập có 660 hộ DTTS cầm cố, thế chấp đất sản xuất