【đội hình đội tuyển hà lan】Gom tụ nguồn lực cho tài sản công
Tuy nhiên, cần phải tiếp tục triển khai thực thi các quy định và giám sát chặt chẽ, công khai, minh bạch, đẩy mạnh công tác chống thất thoát, lãng phí nguồn lực quan trọng này.
Nhiều hình thức mới, khai thác hiệu quả nguồn thu từ đất
Tôi muốn mở đầu bài viết qua câu chuyện của TP. Hồ Chí Minh vừa được Chính phủ cho phép chuyển đổi 26.000 ha đất nông nghiệp thành đất phi nông nghiệp, dịch vụ, thương mại trong giai đoạn 2016 - 2020, dự kiến tạo thêm nguồn thu ngân sách rất lớn cho thành phố lớn nhất cả nước này, với mức 1,5 triệu tỷ đồng đầu tư cho phát triển.
Nguồn thu từ đất đai tăng qua các năm, đóng góp lớn cho ngân sách địa phương, điển hình như TP. Hà Nội, năm 2014 là 14.218 tỷ đồng, năm 2015 là 20.453 tỷ đồng, năm 2016 là 33.894 tỷ đồng. TP. Đà Nẵng, năm 2014 là 1.255 tỷ đồng, năm 2015 là 2.517 tỷ đồng, năm 2016 là 3.166 tỷ đồng. TP. Hồ Chí Minh, nếu như năm 2014 là 9.199 tỷ đồng, năm 2015 đã tăng lên 21.394 tỷ đồng, năm 2016 là 23.894 tỷ đồng, năm 2017 là 30.507 tỷ đồng. Không chỉ tăng thu ngân sách từ đất đai, chia sẻ với phóng viên, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh, ông Lê Hoàng Châu cho hay, quận 7 TP. Hồ Chí Minh trước đây chỉ thu ngân sách dưới 1.000 tỷ đồng/năm, sau khi hình thành khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng và các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại thu ngân sách đã tăng lên 4.567 tỷ đồng trong năm 2017.
Những năm gần đây, việc khai thác nguồn lực tài chính từ đất đai ở Việt Nam dần đa dạng, phù hợp hơn với cơ chế thị trường, như việc đổi đất lấy hạ tầng, thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất là những hình thức rất mới. Khi đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, hình thức tính giá trị quyền sử dụng đất vào trong giá trị tài sản doanh nghiệp; hay thông qua sắp xếp lại nhà đất thuộc sở hữu nhà nước… đã góp phần huy động nguồn lực to lớn từ nhà đất để bổ sung cho đầu tư phát triển và cho NSNN. Báo cáo của Chính phủ gửi Quốc hội vừa qua cho thấy, số thu từ đất đai năm 2017 đạt 149.943 tỷ đồng, cao nhất từ trước đến nay, trong đó thu từ sử dụng đất lên đến 122.973 tỷ đồng.
Lan tỏa khoán xe công
Một trong những biện pháp kiểm soát, tiết kiệm chi ngân sách là thí điểm khoán xe công đạt được nhiều kết quả cụ thể. Kế thừa việc khoán xe công được áp dụng manh nha từ năm 2007, đến nay nhiều bộ, ngành, địa phương đã khoán kinh phí sử dụng xe ô tô theo phương thức tự nguyện, với cách xác định mức khoán kinh phí dễ thực hiện. Hiện đã có khá nhiều bộ, ngành, địa phương thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe ô tô, như: Bộ Tài chính, Văn phòng Chính phủ, Văn phòng Quốc hội, Bộ Thông tin và Truyền thông, Đài Tiếng nói Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ, An Giang, Vĩnh Long, Lai Châu, Thái Nguyên, Hải Dương, Hưng Yên, Phú Yên, Lâm Đồng,… Trong đó, có một số bộ, địa phương áp dụng khoán mở rộng cho nhiều đối tượng như Bộ Tài chính, TP. Hồ Chí Minh, TP. Hà Nội…
Bộ Tài chính bắt đầu áp dụng khoán kinh phí sử dụng xe đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc hàng ngày đối với các chức danh thứ trưởng, tổng cục trưởng và các chức danh có tiêu chuẩn xe đưa đón từ nhà đến nơi làm việc; đồng thời, mở rộng khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung khi đi công tác (bao gồm cả đi họp) trên địa bàn đóng trụ sở làm việc đối với cán bộ cấp vụ, cục... TP. Hà Nội thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung tại nhiều sở, quận, huyện và có hàng chục cá nhân thực hiện khoán kinh phí sử dụng xe phục vụ công tác chung. Tổng chi phí tiết kiệm so với chi phí thực tế sử dụng cùng kỳ ước tính là hơn 1,7 tỷ đồng, trung bình tiết kiệm 6,7 triệu đồng/xe/tháng. TP. Hồ Chí Minh cũng áp dụng thí điểm khoán kinh phí sử dụng xe ô tô phục vụ công tác chung, ước tính giúp tiết kiệm ngân sách hơn 100 triệu đồng/tháng, tương đương 1,2 tỷ đồng/năm (5 đơn vị thực hiện thí điểm).
Khoán xe công, ngoài tiết giảm chi phí, còn giảm trực tiếp việc phải mua sắm xe cũng như giảm biên chế khi sắp xếp lại xe công. Tới đây, khi Chính phủ ban hành nghị định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô công, sẽ tiếp tục mở rộng khoán xe công và dự kiến áp dụng các hình thức khoán linh hoạt hơn cũng như khuyến khích các đối tượng sử dụng hình thức khoán. Bộ trưởng Bộ Tài chính đã khẳng định trước Quốc hội, thực hiện chủ trương của lãnh đạo Đảng, Nhà nước là đẩy mạnh khoán xe công, đến năm 2020 sẽ giảm 30 - 50% đầu xe công.
Công khai, minh bạch huy động nguồn lực tài sản công
Phải khẳng định thu từ đất đai đã chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách, cũng như những tiết kiệm thấy rõ từ việc khoán xe công, tuy nhiên còn nhiều khó khăn, thách thức trong việc quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài sản công; vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phí. Theo Bộ Tài chính, hiện còn tình trạng các cơ quan có nhà đất dôi dư so với tiêu chuẩn, định mức; sử dụng lãng phí, bỏ trống, cho thuê, liên doanh, liên kết không đúng quy định. Việc khắc phục tình trạng sử dụng trụ sở làm việc, nhà, đất sai quy định diễn ra còn chậm, kéo dài, thiếu chế tài xử lý. Hay ở đâu đó, vẫn còn hiện tượng không muốn rời chiếc xe biển xanh, nên không mặn mà với việc khoán xe; hoặc vẫn còn hiện tượng lạm dụng xe biển xanh. Do đó, các bộ, ngành địa phương vẫn phải quyết liệt thực hiện, để việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí không chỉ là khẩu hiệu.
Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long - người đã từng dẫn đầu đoàn đi Singapore học về định giá đất, lỗ hổng lớn nhất trong quá trình chuyển nhượng, mua bán đất đai là định giá đất. Do đó, để tận dụng được nguồn tài chính từ đất đai, trong thời gian tới cần đẩy mạnh thu hồi đất theo quy hoạch, tạo quỹ đất sạch để đấu giá, hạn chế tối đa tình trạng giao, cho thuê đất theo hình thức chỉ định, đảm bảo công khai, minh bạch trong việc tiếp cận đất đai đối với mọi đối tượng.
Trước thực tế đó, có ý kiến đề nghị Quốc hội cần ban hành Luật Thuế tài sản, trong đó, đối tượng chịu thuế phải bao gồm cả đất và tài sản gắn liền với đất; nghiên cứu hình thức đánh thuế nặng đối với đất bỏ hoang, đất đã giao, cho thuê nhưng chậm đưa vào sử dụng, đảm bảo quản lý, khai thác hiệu quả nguồn lực tài chính từ đất đai, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tới.
Minh Anh
(责任编辑:World Cup)
- ·Năng suất chất lượng: Bước chuyển hóa quan trọng để doanh nghiệp tồn tại và phát triển
- ·Hiểu đúng về mẹo 'ba giây xanh thì bỏ, ba giây đỏ thì đi' khi lái xe
- ·Bất ngờ từ con số dân mua ô tô trong tháng kiêng kị
- ·Xe đạt chuẩn khí thải Euro 5, xăng không đạt có ảnh hưởng đến động cơ
- ·Tri ân các thương bệnh binh nhân dịp kỷ niệm Ngày Thương binh liệt sỹ
- ·Khách hàng thế giới ấn tượng chiến lược tiếp thị ‘Thấy là Tin’ của VinFast
- ·Autonomy đặt mua 2.500 ô tô điện VinFast VF 8, VF 9
- ·Cẩn thận bị phạt nặng khi lái xe trên vạch mắt võng
- ·Đến Thành phố Toyota, trải nghiệm lái thử 7 dòng xe cực 'hót'
- ·Lắp cảm biến áp suất lốp có thật sự cần thiết?
- ·Tổng cục Hải quan chỉ đạo xử lý tái xuất phế liệu
- ·Bị trộm chiếc BMW, chủ xe đen đủi còn suýt bị cảnh sát bắt nhầm trong đêm
- ·Lộ diện mẫu ô tô điện rẻ ngang Honda SH, mở bán vào năm tới
- ·Vì sao Toyota do dự với xe điện?
- ·Việt Nam ghi nhận thêm 1 ca dương tính với Covid
- ·Ô tô bị cuốn trôi và chất thành đống do trận mưa lũ lịch sử
- ·Hyundai SantaFe chạy lướt vẫn 'đắt như tôm tươi', qua rồi thời xe Hàn rớt giá
- ·Xe Mercedes GLC300 bỗng chết máy giữa đường, đại lý bảo cứ đi tiếp xử lý sau?
- ·Thủ tướng: Kinh tế vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực
- ·VinFast khai trương showroom 3S Gia Lai lớn nhất khu vực Miền Trung