会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq blackburn】Sản xuất khó phục hồi, xuất khẩu thủy sản đang bị gián đoạn!

【kq blackburn】Sản xuất khó phục hồi, xuất khẩu thủy sản đang bị gián đoạn

时间:2025-01-09 08:11:34 来源:Nhà cái uy tín 作者:Nhận Định Bóng Đá 阅读:118次
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ.  Ảnh: TTXVN
Chế biến cá tra xuất khẩu tại Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Cần Thơ. Ảnh: TTXVN

Gần nửa đơn hàng trễ hẹn

Theo khảo sát của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), tính đến tháng 7/2021, số lượng các đơn hàng của các doanh nghiệp tăng từ 10-20% so với năm 2020 do các thị trường nhập khẩu trên thế giới đều đã khôi phục lại. Tuy nhiên, ngay sau đó, từ đầu tháng 8/2021, dịch bệnh Covid-19 lan rộng và nhanh từ TPHCM xuống miền Tây, các tỉnh Nam bộ, ĐBSCL thực hiện Chỉ thị 16 nghiêm ngặt nên từ vận chuyển nguyên vật liệu, đến thực hiện các thủ tục XNK, thủ tục C/O, thủ tục cảng,... đã ảnh hưởng mạnh đến tiến độ sản xuất và giao hàng của doanh nghiệp.

Theo bà Tạ Hà, chuyên gia thị trường cá tra của VASEP, tính tới cuối tháng 8/2021, có tới 40-50% các đơn hàng bị giao trễ hẹn và có khoảng 10-15% các đơn hàng bị hủy. Ngoài ra, nhiều nhà nhập khẩu đã tỏ thái độ quan ngại cho rằng, trước mắt vẫn giữ đơn hàng nhưng có thể cân nhắc tới việc tìm nguồn cung thay thế.

Với thực tế trên, theo các doanh nghiệp được khảo sát, trường hợp doanh nghiệp được trở lại sản xuất bình thường sau khi nới lỏng giãn cách (sau 15/9) thì khả năng lấy được các đơn hàng cho mùa lễ cuối năm cũng rất hạn chế.

Đối với đặc thù của ngành thủy sản, nguồn nguyên liệu ảnh hưởng rất lớn và quyết định giá thành sản phẩm xuất khẩu. Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch bệnh, quy định giãn cách, việc đi lại hạn chế, nên DN thủy sản không thể huy động được nguồn nguyên liệu, nguyên liệu bị ùn ứ nên giá nhiều mặt hàng thủy sản đã giảm mạnh, khiến người dân không tiếp tục thả nuôi… Dự báo, nguồn nguyên liệu từ nuôi trồng sẽ thiếu từ 20-30% và giá nguyên liệu sẽ tăng từ 10-20% trong những tháng cuối năm

Đối với nguyên liệu khai thác biển cũng gặp nhiều khó khăn do ngư dân không thể đi biển đánh bắt, các cảng cá cũng giới hạn hoặc ngưng hoạt động, dự kiến nguồn nguyên liệu khai thác trong nước giảm thiếu 30-40% và dự kiến giá nguyên liệu tăng 20-30%.

Ngoài ra, cước phí vận chuyển của các hãng tàu hiện nay vẫn rất cao tăng từ 2-3 đến 10 lần và chưa có sự điều chỉnh phù hợp, thêm vào đó việc đặt container, đặt tàu cũng gặp nhiều khó khăn khi DN hoàn toàn thụ động về thời gian và cước tàu nên đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch vận chuyển và giá thành sản phẩm thủy sản, làm ảnh hưởng kế hoạch kinh doanh, uy tín của DN và sự cạnh tranh của thủy sản Việt Nam.

Chỉ 30-40% doanh nghiệp phục hồi ngay

Theo khảo sát của VASEP tính tới cuối tháng 8/2021, chỉ có khoảng 30-40% doanh nghiệp thủy sản tại các tỉnh thành phía Nam hoạt động được “3 tại chỗ”; khoảng 30-40% doanh nghiệp không đủ thực hiện “3 tại chỗ” đã phải ngừng sản xuất, số phần trăm còn lại đã tạm dừng sản xuất để tổ chức lại nhà máy thực hiện “3 tại chỗ”.

Với những nhà máy thực hiện được phương án “3 tại chỗ” lượng công nhân có thể huy động được khoảng từ 30-50% trên tổng số lượng lao động, số còn lại nghỉ việc hoặc nghỉ không lương, công suất chế biến đã giảm từ 50-60% so với trước. Ước tính, công suất chung của cả vùng đã giảm từ 60-70%.

Trong đó, Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Đồng Tháp là các tỉnh có số lượng doanh nghiệpthủy sản ngừng hoạt động hoàn toàn hoặc tạm ngừng sản xuất nhiều nhất để tổ chức lại thực hiện “3 tại chỗ”.

Bên cạnh đó, do yêu cầu phòng chống dịch, nhiều địa phương thực hiện giãn cách quá dài, công nhân, người lao động làm việc “3 tại chỗ” đã bắt đầu mệt mỏi và mong được về nhà, do đó các doanh nghiệp rất khó khăn nếu muốn tiếp tục thực hiện “3 tại chỗ”. Ngoài ra, việc thực hiện 3 tại chỗ đã phát sinh rất nhiều chi phí trong khi công suất sản xuất giảm, do đó các doanh nghiệp không thể tiếp tục trụ lâu thêm nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ.

Theo kết quả khảo sát của VASEP, chỉ có 30% – 40% doanh nghiệp có đủ năng lực để phục hồi sản xuất ngay sau khi kết thúc giãn cách xã hội, số doanh nghiệp còn lại rất khó hoặc cần thời gian dài để khôi phục lại hoạt động sản xuất. Việc phục hồi sản xuất của DN đang bị ảnh hưởng rất lớn bởi các nguyên nhân như: Chuỗi cung ứng nguyên vật liệu bị dứt gãy, hoặc khó khăn trong vận chuyển; doanh nghiệp bị mất khách hàng do thời gian thực hiện giãn cách quá lâu, không đảm bảo tiến độ giao hàng. Đặc biệt là khó quy tụ lại lực lượng lao động như ban đầu do công nhân chưa được tiêm vaccine nên chưa thể đến cơ sở sản xuất, đã về quê, cách ly, hay đang điều trị Covid…

Ngoài ra, chủ trương của nhiều tỉnh thành đang thực hiện Chỉ thị 16 cùng với việc chỉ tập trung vào mục tiêu chống dịch, do đó khả năng hồi phục sản xuất rất khó, nếu việc tiếp tục giãn cách đến giữa tháng 9/2021 thì nguy đứt chuỗi là rất cao và khả năng khó hồi phục lại sản xuất như bình thường.

(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Thắng Thái Lan 3
  • Đa dạng các hoạt động tri ân thầy cô
  • Hồ Nhật Minh Quang đoạt giải nhất
  • Việt Hương làm giám khảo “Cười xuyên Việt 2017” do Trà thanh nhiệt Dr Thanh tài trợ
  • Thực thi pháp luật, tuyên truyền công tác bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã
  • Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng rộng 20.000ha
  • Khai mạc hội thi các nhóm Tuyên truyền ca khúc cách mạng tỉnh Bình Dương
  • Bắc Tân Uyên: Tổ chức hội thi Nét đẹp tuổi hồng
推荐内容
  • NA Standing Committee discusses preparations for legislature's extraordinary session
  • Hội thi ảnh “Mái trường mến yêu” TX.Dĩ An năm 2017
  • Hội thi ảnh “Mái trường mến yêu” TX.Dĩ An năm 2017
  • Khen thưởng người đàn ông tìm thấy bé 6 tuổi đi lạc trong rừng ở Yên Bái
  • Tái định nghĩa ngành xuất bản trước thềm năm mới
  • Biệt thự độc đáo làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn