【ti so cup c2】Bước chuyển mình mãnh mẽ của ngành Dự trữ Quốc gia
Đây là thời gian chuyển mình mãnh mẽ của ngành DTQG để có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung và sự nghiệp tài chính nói riêng.
Phát triển và hoàn thiện
Ngày 24 tháng 8 năm 2000, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 102/2000/QĐ-TTg chuyển Cục Dự trữ Quốc gia (nay là Tổng cục Dự trữ Nhà nước) về trực thuộc Bộ Tài chính. 15 năm chuyển về ngôi nhà chung Bộ Tài chính, là thời gian mà ngành DTQG liên tục phấn đấu xây dựng và hoàn thiện mọi măt: từ hệ thống cơ chế chính sách; tổ chức bộ máy; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật đến viêc nâng quy mô hàng DTQG lên mức cao…. vai trò, vị trí và chức năng nhiệm vụ của công tác DTQG đã có bước chuyển đổi cơ bản.
Trước hết là về thể chế chính sách: năm 2004 Ủy ban Thường vụ Quốc hôi đã thông qua Pháp lệnh DTQG (17/2004/PL-UBTVQH) là hành lang pháp lý cơ bản để ngành DTQG nâng cao vai trò của mình trong việc thực hiện mục tiêu của DTQG. Sau gần 10 năm thực hiện Pháp lệnh DTQG và để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, Quốc hội khóa XIII đã nâng Pháp lệnh DTQG lên Luật DTQG và hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật nhằm hướng dẫn và thể chế hóa Luật DTQG, tạo ra hành lang pháp lý giúp cho công tác quản lý DTQG ngày càng hiệu lực và hiệu quả.
Về tổ chức bộ máy, Bộ Tài chính đã tham mưu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg về việc quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục DTNN. Theo đó nâng cấp Cục DTQG lên Tổng cục DTNN, ngoài chức năng quản lý trực tiếp một số mặt hàng chiến lược, thiết yếu còn giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về DTQG; nâng cấp các Ban tham mưu thành các Vụ; thành lập Cục Công nghệ thông tin, Thanh tra dự trữ. Đặc biệt theo Quyết định số 106/2009/QĐ-TTg đã nâng cấp đơn vị DTQG khu vực thành Cục DTNN khu vực và thành lập thêm 4 Cục DTNN khu vực tai một số vùng trọng điểm, đưa tổng số các Cục DTNN khu vực từ 18 lên 22 đơn vị tại khắp các địa bàn chiến lược.
Để đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới, hệ thống cơ sở vật chất, kho tàng DTQG đã được Chính phủ, Bộ Tài chính quan tâm đầu tư, thông qua việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống kho DTQG đến năm 2020, hệ thống kho được quy hoạch phát triển theo hướng bố trí tại 8 vùng chiến lược về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng trên cả nước.
Hệ thống kho của các bộ, ngành (Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, …) từng bước được đầu tư, sửa chữa, nâng cấp và áp dụng công nghệ bảo quản mới. Kho DTQG áp dụng khoa học công nghệ bảo quản tiên tiến, được bố trí tập trung, công suất lớn (như kho lương thực, kho vật tư thiết bị tìm kiếm cứu nạn, kho bảo quản khí tài, thiết bị của quốc phòng, an ninh…).
Tự hào đóng góp vào sự nghiệp chung
Được ở trong ngôi nhà chung ngành Tài chính, DTQG đã có những bước trưởng thành mạnh mẽ. Trong sự thống nhất cùng Chiến lược phát triển Tài chính Việt Nam, ngày 23/8/2007, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển DTQG đến năm 2010, định hướng đến năm 2020”. Theo chiến lược, tiềm lực DTQG sẽ được tăng cường, đảm bảo đến năm 2015, tổng mức DTQG đạt khoảng 0,8-1% GDP và đến năm 2020 đạt khoảng 1,5% GDP.
Để đạt được mục tiêu cụ thể ấy, ngành DTQG đã vừa từng bước rà soát, sắp xếp và đổi mới cơ cấu danh mục hàng DTQG theo hướng tập trung nguồn lực ngân sách mua tăng những mặt hàng chiến lược, thiết yếu; vừa tận dụng các nguồn lực để tăng quy mô hàng DTQG nên chỉ trong 5 năm gần đây, quy mô hàng DTQG đã tăng gấp 3 lần so với năm 2008.
Với vai trò là công cụ tài chính của Chính phủ, của Bộ trưởng Bộ Tài chính, hàng năm, ngành DTQG đã xuất cấp hàng chục vạn tấn lương thực, hàng ngàn nhà bạt, phao áo, phao tròn cứu sinh, hàng triệu liều vắc-xin phòng chống dịch bệnh, hàng chục tấn giống cây trồng các loại, hàng trăm ngàn lít thuốc sát trùng và các thiết bị y tế, vật tư thiết bị khác …. để giải quyết các biến cố về thiên tai, lũ lụt, phòng và dập dịch, đảm bảo an ninh quốc phòng.
Bên cạnh việc thực hiện mục tiêu của DTQG, ngành còn thực hiện một số nhiệm vụ đảm bảo an sinh xã hội được Thủ tướng Chính phủ giao như: Xuất hàng DTQG để hỗ trợ học sinh nghèo ở các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn; hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số tự nguyện tham gia dự án trồng rừng ...; xuất cấp để phục vụ nhiệm vụ an ninh, quốc phòng bảo vệ biên giới và hải đảo của Tổ quốc.
Vì vậy, báo cáo tổng kết thành tích đã đạt được trong 5 năm qua của ngành Tài chính đã ghi nhận: ngoài việc thực hiện tốt mục tiêu, DTQG còn tham gia thực hiện chính sách an sinh xã hội và xóa đói giảm nghèo, nhất là đối với đồng bào các dân tộc thiểu số, đồng bào ở các vùng đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
Nằm trong ngôi nhà chung Tài chính, DTQG tự hào đã đóng góp vào sự nghiệp chung của ngành. DTQG ngày nay là công cụ tài chính hữu hiệu của Chính phủ trong quá trình điều hành, phát triển bền vững của đất nước. Với việc đa dạng hóa mục tiêu, kịp thời hiệu quả trong sử dụng, lực lượng DTQG đã và đang khẳng định vai trò, vị thế của mình trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quan trọng trong sự nghiệp Tài chính Việt Nam và công cuộc bảo vệ, xây dựng Tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa.
Mười lăm năm trưởng thành, lớn mạnh của DTQG trong đại gia đình ngành Tài chính là một mốc son đáng nhớ, chưa từng có, tô đậm thêm truyền thống 60 năm vẻ vang của ngành DTQG./.
TS. Phạm Phan Dũng (Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước)
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954
- ·Không khí lạnh tiếp tục di chuyển xuống phía Nam, Hà Nội sáng sớm có mưa
- ·Thời tiết đêm 30/11: Bắc và giữa Biển Đông biển động, gió giật cấp 7
- ·Tạo cơ hội để người khuyết tật tìm được công việc phù hợp
- ·Bé bị chàm sữa nặng: Dấu hiệu
- ·TP. Hồ Chí Minh: Phát hiện hơn 7.300 bao thuốc lá điếu nhập lậu
- ·Học sinh Hà Nội sẽ được nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi trong 10 ngày
- ·Gói bánh chưng tặng người nghèo ăn Tết
- ·Na Uy thay đổi quy định về chất CMR và chất tẩy trắng da trong các sản phẩm mỹ phẩm
- ·Hiệp hội Công nghiệp Đức quan ngại về mức thuế mới của Mỹ
- ·Đến năm 2030, Đông Nam Bộ là đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm tài chính quốc tế
- ·Các ngân hàng lớn đang đối mặt với vụ kiện tập thể tại Anh
- ·Người từ 70 tuổi không có lương hưu sẽ được nhận trợ cấp hưu trí xã hội từ 1/7/2025
- ·Mỹ yêu cầu ô tô có gắn thiết bị cảnh báo quên trẻ từ 2021
- ·Đức tiếp tục đồng hành cùng Việt Nam thực hiện các cam kết chống biến đổi khí hậu
- ·Hà Nội: Du xuân trong tiết trời nóng bức, Kem Tràng Tiền “hút" khách
- ·Vẫn tồn tại người nộp thuế ở tình trạng “3 không”
- ·Thúc đẩy sử dụng vật liệu xây dựng thân thiện môi trường
- ·Thanh tra BHXH Việt Nam
- ·iPad sẽ phải chia sẻ "ngôi vương" cho Kindle Fire?