【tỷ số metz】Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý dùng 30.000 tỷ đồng hỗ trợ người lao động
Ban hành nhiều chính sách đặc thù,ỦybanThườngvụQuốchộiđồngýdùngtỷđồnghỗtrợngườilaođộtỷ số metz khác với quy định
Chiều ngày 24/9, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã chủ trì phiên họp bất thường của Ủy ban Thường vụ Quốc hội để cho ý kiến về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì phiên họp |
Tại phiên họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Tờ trình của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội của Quốc hội và cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, thực hiện Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội, thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách đặc thù, đặc biệt khác với quy định của luật hiện hành, tập trung vào các chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn của đại dịch Covid-19.
Ngay tại Phiên họp thứ 3 vừa qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết ban hành một số giải pháp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch Covid-19; thông qua Nghị quyết cho phép bổ sung 14.620 tỷ đồng từ nguồn cắt giảm chi ngân sách nhà nước năm 2021 để hỗ trợ công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 trong đợt bùng phát lần thứ tư đã ảnh hưởng nặng nề đến mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội, làm đứt gãy chuỗi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, ảnh hưởng nặng nề đến nhiều người lao động, người sử dụng lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã. Do đó, cần phải tiếp tục có các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động.
Ngay sau khi kết thúc Phiên họp thứ 3, Tổ công tác của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam để xem xét, thảo luận về các đề xuất của Chính phủ về ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp. Sau đó, Đảng đoàn Quốc hội đã có báo cáo xin ý kiến Bộ Chính trị về vấn đề này.
Trên cơ sở ý kiến của Bộ Chính trị đồng ý về nguyên tắc, với tinh thần luôn luôn đồng hành, chia sẻ với Chính phủ, cùng với những nỗ lực chung của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng để hỗ trợ nhanh nhất, kịp thời nhất và hiệu quả nhất đối với doanh nghiệp, người lao động, Chủ tịch Quốc hội cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiến hành phiên họp bất thường để xem xét, ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp.
Cụ thể, Chính phủ đề nghị sử dụng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 để hỗ trợ trực tiếp cho người lao động một lần bằng tiền; người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp với quy mô khoảng 8.000 tỷ đồng. Cả hai chính sách này đều chưa được quy định trong Luật Việc làm năm 2013, do đó, việc điều chỉnh chính sách này thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch
Thảo luận tại phiên họp, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và lãnh đạo Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đánh giá hồ sơ được Chính phủ và Uỷ ban Xã hội chuẩn bị công phu, chặt chẽ, thống nhất cần thiết ban hành hai chính sách này, phù hợp với thẩm quyền đã được Quốc hội giao cho Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tại Nghị quyết số 30/2021/QH15.
Sau khi thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết về việc ban hành chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp với tỷ lệ tán thành 100% Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội có mặt.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhất trí với đề xuất của Chính phủ về việc sử dụng một phần kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp năm 2020 để hỗ trợ cho người lao động đang tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp (30.000 tỷ đồng).
Thời gian hoàn thành việc hỗ trợ cho người lao động chậm nhất đến hết ngày 31/12/2021. Người sử dụng lao động được giảm mức đóng Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp từ mức 1% xuống bằng 0% quỹ lương hàng tháng của doanh nghiệp trong thời gian 12 tháng, kể từ ngày 01/10/2021 đến hết ngày 30/9/2022. Thời gian hoàn thành việc thực hiện giảm đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đối với người sử dụng lao động chậm nhất đến hết ngày 30/9/2022.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng giao Chính phủ cần đánh giá đầy đủ tình hình, triển khai xây dựng hồ sơ đề xuất sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm, trong đó có quy định về bảo hiểm thất nghiệp trình Quốc hội xem xét, quyết định.
Kết luận phiên họp, thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ghi nhận, đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ, trực tiếp là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ trong việc nghiên cứu, đề xuất chính sách quan trọng này.
Theo Chủ tịch Quốc hội, việc tính toán, xác định tổng mức hỗ trợ, mức hưởng, đối tượng hưởng, thời gian hưởng đã được Chính phủ tính toán chặt chẽ, bảo đảm tính an toàn, hoạt động lâu dài của Quỹ, đặt trong tổng thể cân đối chung nguồn lực, các nguồn hỗ trợ khác và bảo đảm cao nhất nguyên tắc đóng - hưởng, chia sẻ, công bằng đối với người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Hai chính sách này cũng bảo đảm không bị trùng lặp về đối tượng hưởng với các chính sách hỗ trợ đang được thực hiện, bảo đảm đúng chủ trương của Bộ Chính trị.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ căn cứ vào Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương triển khai thực hiện chính sách kịp thời, đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch và hiệu quả. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước giám sát, kiểm toán việc thực hiện Nghị quyết.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và các tổ chức thành viên tham gia tuyên truyền, phối hợp thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách này. Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng sẽ báo cáo Quốc hội chính sách này tại Kỳ họp thứ hai tới."Ngoài các chính sách hỗ trợ đã được ban hành, Chính phủ tiếp tục nghiên cứu, cân đối nguồn lực, sẵn sàng bổ sung các chính sách hỗ trợ khác trong thời gian tới" - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ lưu ý.
Cuối giờ chiều cùng ngày, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ký ban hành Nghị quyết số 03/2021/NQ-UBTVQH15 để ban hành chính sách này, làm căn cứ để Chính phủ tổ chức thực hiện./
(Bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Lềnh phềnh như... cá Hồ Tây
- ·Báo VietNamNet trao hơn 35 triệu đồng đến 2 hoàn cảnh khó khăn
- ·Trao 38 triệu đồng tới bé trai bị suy tủy ở Hà Tĩnh
- ·Đức: Khống chế đối tượng đe dọa người qua đường trước trận Ba Lan
- ·Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri huyện Đức Hòa
- ·Triều Tiên kỷ niệm 2 năm ngày mất của ông Kim Jong
- ·Thổ Nhĩ Kỳ và vòng xoáy khủng hoảng chính trị
- ·Lịch thi đấu EURO 2024 ngày 25/6: Thách thức nhà ĐKVĐ Italy
- ·Osin đòi ông chủ chi 4 triệu/tháng nuôi con ngoài giá thú
- ·Bạn đọc tiếp tục hỗ trợ bé gái 14 tuổi chăm mẹ ung thư ở Cần Thơ
- ·Ám ảnh…đêm đầu tiên bên tình đầu
- ·Bị tai nạn, nam thanh niên bật khóc vì sợ không lo được cho cha mẹ
- ·Mẹ ung thư, bố mất đột ngột, 5 đứa trẻ ngơ ngác trước tương lai mờ mịt
- ·Ukraine tiến gần tới Liên minh Hải quan do Nga đứng đầu
- ·Mẹ kể con nghe
- ·Trao hơn 43 triệu đồng đến gia đình có hai mẹ con cùng bị ung thư
- ·EURO 2024: 'Miếng bánh không dễ nuốt' cho ĐT Italy
- ·Người Việt Nam muốn ly hôn tại nước ngoài
- ·Gian nan hứng gió rét đi tìm con chữ
- ·Anh Nguyễn Thanh Phương được ủng hộ hơn 85 triệu đồng