【bảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng pháp】Chính sách tài khóa – tiền tệ các nước tác động gì đến kinh tế Việt Nam?
Điều hành chính sách theo hướng "mở"
Theínhsáchtàikhóa–tiềntệcácnướctácđộnggìđếnkinhtếViệbảng xếp hạng bóng đá ngoại hạng phápo bà Hà: "Cũng giống như tăng trưởng kinh tế toàn cầu, tình hình nợ công và tài khóa thế giới trong ngắn hạn đã được dự báo có xu hướng tích cực. Điều này phản ánh phần nào xu hướng điều hành chính sách kinh tế vĩ mô trong thời gian qua của nhiều quốc gia và khu vực đang đi đúng hướng, mặt khác kế hoạch điều chỉnh chính sách của các quốc gia cũng như khu vực trong thời gian tới tiếp tục có hiệu ứng khả quan".
Đây cũng là một trong những cơ sở cho sự đánh giá của các tổ chức định chế tài chính quốc tế về các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong giai đoạn 2017 - 2018.
Một trong những cơ sở của dự báo trên chính là nỗ lực điều hành chính sách mà trọng tâm là chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của các quốc gia và khu vực trong thời gian qua.
Nhìn lại 6 tháng đầu năm 2017, bà Hà phân tích, nhiều quốc gia cũng như khu vực đã chủ động điều hành chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ theo hướng nới lỏng nhằm thực hiện những mục tiêu kinh tế vĩ mô của đất nước như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tín dụng hay an sinh xã hội.
Về phía chính sách tài khóa, một số quốc gia thực hiện kế hoạch điều chỉnh chính sách tài khóa theo hướng mở rộng thông qua các gói kích thích kinh tế, tăng chi ngân sách và giảm thuế.
Cụ thể: Chính phủ mới của Hàn Quốc công bố gói kích thích tài chính trị giá 11,2 nghìn tỷ Won (tương đương với 10 tỷ USD) nhằm tạo thêm nhiều việc làm và tăng chi an sinh xã hội.
Theo Bộ Tài chính Hàn Quốc, dự kiến 5,4 nghìn tỷ Won sẽ được phân bổ cho các khoản chi dịch vụ công và công việc dịch vụ xã hội; 2,3 nghìn tỷ Won sẽ được dùng vào chăm sóc y tế. Kế hoạch này được kỳ vọng sẽ tạo ra 71.000 nghìn việc làm trong khu vực công và 15.000 việc làm trong khu vực tư nhân.
Tại Nhật Bản, đã thông qua ngân sách cho năm 2017 với khoảng hơn 97.000 tỷ Yên. Trong đó, tiếp tục tăng chi tiêu cho an sinh xã hội, quốc phòng và những lĩnh vực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, như chi cho an sinh xã hội là hơn 32.000 tỷ Yên; chi cho an ninh quốc phòng là hơn 5.000 tỷ Yên.
Ngoài ra, chính phủ Nhật Bản cũng dự định dành ra một khoản trong ngân sách để tăng chi cho giáo viên mầm non và những người làm việc trong các trại dưỡng lão, khuyến khích những nghiên cứu trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Tại Italy, Nghị viện đã thông qua những điều khoản đầu tiên về Dự luật hỗ trợ người nghèo. Theo đó, Chính phủ sẽ cung cấp cho những người nghèo, nhất là các cặp vợ chồng có con nhỏ và những người bị thất nghiệp ở độ tuổi trên 55, xét theo từng hoàn cảnh cụ thể mỗi tháng từ 400 – 480 Euro. Dự kiến có khoảng 400.000 gia đình nghèo ở Italy với tổng cộng 1,7 triệu người sẽ được hưởng lợi từ chương trình hỗ trợ người nghèo này.
Ngược lại, Nga dự định tăng thuế VAT từ mức 18% lên mức 22% kể từ 1/1/2019 do nguồn thu từ dầu thô giảm mạnh trong những năm gần đây đã tác động lớn đến ngân sách quốc gia.
Còn Quốc hội Hy Lạp thông qua gói khắc khổ mới cho giai đoạn 2018 – 2021 nhằm nhận được khoản vay mới từ Liên minh Châu Âu và Qũy Tiền tệ quốc tế cũng như đảm bảo cam kết giãn nợ. Gói thắt chặt chi tiêu mới này có trị giá 4,9 tỷ Euro nhằm cắt giảm lương hưu và tăng thuế.
Bà Hà cũng cho biết, có cùng xu hướng trên, một số quốc gia và khu vực cũng đã thực hiện những hướng điều chỉnh nới lỏng trong lĩnh vực tiền tệ trong thời gian qua như khu vực châu Âu, Brazil, Nga, Chi lê, Trung Quốc. Cụ thể:
Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) đã quyết định giữ nguyên lãi suất và gia hạn gói định lượng 80 tỷ Euro đến hết năm 2017, tuy nhiên, kể từ 1/4/2017, giá trị gói định lượng trên giảm xuống còn 60 ty Euro.
Ngày 31/5/2017, NHTW Brazil tiếp tục thực hiện cắt giảm lãi suất lần thứ 4 trong năm 2017, từ mức 11,25% xuống mức 10,25% nhằm hỗ trợ tăng trưởng và đưa nền kinh tế thoát khỏi tình trạng suy thoái tồi tệ nhất trong vòng 100 năm qua.
Ngày 18/5/2017 NHTW Chi-lê đã thực hiện giảm lãi suất từ mức 2,75% xuống mức 2,5% nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế sau một số chỉ tiêu không tích cực trong quý 1 như xuất khẩu khoáng sản giảm.
Ngày 16/6/2017, NHTW Nga tiếp tục thực hiện giảm lãi suất từ mức 9,25% xuống mức 9,0% do lạm phát nước này sắp đạt được mục tiêu 4,0% mà chính phủ đề ra và nền kinh tế có nhiều dấu hiệu phục hồi trong thời gian tới. Đây là lần cắt giảm lãi suất thứ ba kể từ đầu năm 2017.
Còn tại Trung Quốc, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc lại hạ tỷ lệ dự trữ nhằm giảm bớt sự suy thoái kinh tế do giá cổ phiếu giảm và đồng tiền suy yếu vào ngày 29/2/2017.
Theo đó, kể từ ngày 1/3/2017, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng được giảm từ mức 17,5% xuống mức 17%. Đây là lần cắt giảm tỷ lệ dự trữ đầu tiên kể từ tháng 10/2015. Theo PBoC, biện pháp này nhằm duy trì khả năng thanh khoản và định hướng cho dòng tiền cũng như tín dụng tăng trưởng ổn định của thị trường Trung Quốc.
Tác động gì đến kinh tế Việt Nam?
Trước các phản ứng chính sách tài khóa - tiền tệ của các nước và khu vực nêu trên, theo bà Trần Thị Hà, dự cảm có thể sẽ tác động nền kinh tế Việt Nam qua các kênh sau:
Đối với thu hút vốn đầu tư, việc FED tăng lãi suất có thể làm thay đổi xu hướng dịch chuyển dòng vốn đầu tư, theo đó vốn đầu tư có thể sẽ từ các nước mới nổi và đang phát triển quay trở lại Hoa Kỳ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 6 tháng đầu năm 2017, dòng vốn đầu tư vào Việt Nam vẫn đang có xu hướng tăng (tính đến ngày 20/6/2017, tổng số vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần là 19,23 tỷ USD, tăng 54,8% so với cùng kỳ năm 2016).
Trong đó, vốn đăng ký mới đạt 11,84 tỷ USD (tăng 57,9% so với cùng kỳ), vốn đăng ký bổ sung đạt là 5,14 tỷ USD (tăng 35,8% so với cùng kỳ), và giá trị góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài là 2,25 tỷ USD (tăng 97,6% so với cùng kỳ năm 2016). Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần thận trọng để có đối sách trước động thái điều chỉnh trong chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ vừa qua.
Đối với hoạt động xuất nhập khẩu, trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu được dự báo chưa có nhiều dấu hiệu khởi sắc, đặc biệt là tại một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam, cũng có thể khiến cho cầu xuất khẩu của Việt Nam bị tác động trong thời gian tới.
Mặc dù nhìn chung trong 6 tháng đầu năm 2017, hoạt động xuất nhập khẩu vẫn tăng trưởng tích cực, hoạt động nhập siêu đã được kiểm soát dưới mức mục tiêu của chính phủ.
Theo đó, nhập khẩu cả nước 6 tháng đầu năm 2017 tăng 24,1% và xuất khẩu tăng 18,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Thêm vào đó, xu thế bảo hộ mậu dịch trên thế giới có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là ở Hoa Kỳ - thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam cũng là một yếu tố bất lợi có thể ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới.
Sâm Linh
(责任编辑:La liga)
- ·Các huyện phía Nam tập trung sản xuất vụ lúa Thu Đông
- ·Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm đưa nền kinh tế vượt lên
- ·Trưởng Công an thị xã Long Khánh Đồng Nai bị kỷ luật khiển trách
- ·Đến trưa ngày 10/5, Việt Nam ghi nhận thêm 31 Covid
- ·Thủ tướng yêu cầu đưa giá lợn hơi về mức 60.000 đồng/kg ngay trong tháng 5
- ·Vĩnh Phúc quyết định chi hơn 340 tỉ đồng tiêm vắc xin miễn phí cho dân
- ·Mô hình Trung tâm “một cửa” liên ngành: Nơi bảo vệ khẩn cấp cho phụ nữ và trẻ em
- ·Hà Nội thêm 2 trường hợp dương tính mới với SARS
- ·Triển khai Nghị quyết 19: Ngang trái chuyện cà phê sữa cũng phải bóc vỏ 'kiểm dịch'
- ·Kỳ họp thứ 10 dự kiến tiếp tục họp trực tuyến và tập trung
- ·Ý nghĩa của việc xin chữ đầu năm
- ·Nhân sự mới Bộ Xây dựng, Viện KSNDTC
- ·Cô dâu Việt ở Nhật Bản: Mong dịch chóng qua để đưa con về thăm gia đình
- ·Chủ tịch Quốc hội chủ trì Hội nghị trực tuyến về công tác bầu cử
- ·Cuối năm nay, nhu cầu rút tiền mặt tại cây ATM sẽ không lớn
- ·Điện Biên: Xây dựng nếp sống văn hóa và phòng, chống bạo lực gia đình tại Mường Chà
- ·Trưa ngày 14/5, ghi nhận thêm 16 ca mắc Covid
- ·Thủ tướng nhấn mạnh quyết tâm đưa nền kinh tế vượt lên
- ·Ngành Dầu khí cần sự đồng hành, chia sẻ
- ·Trường Nghiệp vụ thuế tập trung đổi mới chương trình đào tạo