【laliga tay ban nha】Ngân hàng 'lên mây', khách hàng được lợi gì?
Chính phủ thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt,ânhànglênmâykháchhàngđượclợigìlaliga tay ban nha tạo động lực để tất cả nền tảng thanh toán kỹ thuật số phát triển mạnh. Trong đó, các ngân hàng với tiềm lực tài chính mạnh đang trong nhóm dẫn đầu chuyển đổi số.
Chương trình "Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cũng xác định ngân hàng là lĩnh vực cần ưu tiên chuyển đổi số trước.
Ông Jens Lottner, Tổng giám đốc Techcombank, cho biết ngân hàng đang xác định đám mây là trọng tâm trong quá trình chuyển đổi số. Trong chưa tới 2 năm, ngân hàng này đưa khoảng 20 ứng dụng lên nền tảng đám mây, chuẩn bị cho khách hàng sử dụng trong thời gian ngắn sắp tới.
Một trong những nguyên nhân ngân hàng chuyển lên mây, theo lý giải của ông Jens, là vì khả năng dễ dàng mở rộng của công nghệ này.
Chẳng hạn, vào những dịp cao điểm mua sắm như 11/11, 12/12, hay các đợt siêu khuyến mại lớn, lượng giao dịch thanh toán không tiền mặt gia tăng khổng lồ, tạo áp lực lớn lên hệ thống của ngân hàng. Khi đó, một hệ thống xây dựng trên nền tảng đám mây đủ mạnh, có thể co giãn dung lượng trong thời gian ngắn nhất, sẽ giúp ngân hàng xử lý được số lượng giao dịch tăng đột biến.
Thông tin từ ông Jens phù hợp với báo cáo của các sàn thương mại điện tử, cho hay doanh số tăng vài lần trong các dịp sale lớn. Trong Ngày độc thân (11/11) mới đây nhất, giao dịch qua ví điện tử trên Shopee tăng 3 lần so với trung bình ngày thường. Điều này tạo áp lực lớn lên các ngân hàng liên kết.
Để giải quyết vấn đề, ông Jens cho biết ngân hàng lên kịch bản hàng chục triệu khách hàng truy cập ứng dụng cùng lúc để thử hệ thống, nhằm đối phó với những tình huống có thể xảy ra. Với nền tảng điện toán đám mây, ngân hàng dễ dàng mở rộng gói dung lượng lớn hơn trong thời gian ngắn. Đồng thời, các thuật toán trí tuệ nhân tạo, máy học cũng được áp dụng để mô phỏng tình huống.
“Chúng tôi chạy thử trước để xem hệ thống có thể trụ được trong bao lâu”, ông Jens lý giải với VietNamNet. Trước đây, công việc này có thể mất 3 tháng thử nghiệm, nhưng rút xuống còn khoảng vài ngày khi đưa hệ thống lên đám mây.
Tuy vậy, sức mạnh của điện toán đám mây chưa dừng ở đó. Kết hợp với máy học, dữ liệu lớn, hệ thống máy tính có thể phân tích dữ liệu để cung cấp nhiều dịch vụ ngân hàng hơn. Chẳng hạn, với một hồ sơ khách hàng, máy tính hiện nay có thể phân tích để cấp hạn mức tín dụng chỉ trong vòng 3 giây.
Khách hàng càng sử dụng nhiều dịch vụ, máy tính càng “hiểu” đáp ứng đa dạng nhu cầu hơn, cá nhân hoá hơn. “Ví dụ, máy tính có thể tính toán để đề nghị mở rộng hạn mức tín dụng của một khách hàng, hoặc khuyên một khách hàng gửi khoản tiền nhàn rỗi hiện có vào tài khoản tiết kiệm để có lãi suất cao hơn”, Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ tại sự kiện AWS re:Invent 2022 diễn ra tại Mỹ.
Những tính năng dạng này góp phần lớn vào việc thúc đẩy khách hàng sử dụng ứng dụng ngân hàng, hạn chế dùng tiền mặt. Dù vậy, cần hiểu rằng để có được những công nghệ mạnh như điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo, máy học,… các ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí không nhỏ.
Ông Ngô Trung Lĩnh, Tổng giám đốc Payoo, cho rằng các ngân hàng, tổ chức fintech trên thị trường đều là những đơn vị có tiềm lực, năng động và tham gia một cách tích cực vào công tác mở rộng thị trường. Điều này góp phần lớn trong việc thúc đẩy thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam.
Dưới áp lực chuyển đổi mạnh mẽ như vậy, các ngân hàng và tổ chức tài chính nên cẩn trọng khi chọn lựa đối tác cung cấp điện toán đám mây. Ông Conor McNamara, Tổng giám đốc AWS Đông Nam Á, khẳng định xu hướng ngân hàng số đang phát triển mạnh mẽ tại khu vực ASEAN. Khi phát triển các nền tảng thanh toán, vấn đề an toàn và bảo mật cần được đặt lên hàng đầu.
Ngoài trung tâm dữ liệu cần được bảo vệ, các thuật toán, dịch vụ cần đạt tiêu chuẩn an toàn cao nhất. Dữ liệu cũng phải được mã hoá, phân quyền, và đáp ứng nhiều tiêu chuẩn của ngành.
Theo số liệu của Ngân hàng Nhà nước, đến tháng 4/2022, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt tăng 69,7% về số lượng, 27,5% về giá trị. Giao dịch qua Internet cũng tăng tương ứng 48,39% và 32,76%; qua điện thoại di động tăng tương ứng 97,65% và 86,68% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng số ví điện tử đã kích hoạt tăng 10,37% so với cuối năm 2021.
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nga loại bỏ kháng sinh khỏi danh mục điều trị bệnh hô hấp cấp do virus trong tiêu chuẩn mới
- ·Ngành Bảo hiểm xã hội: Tiếp tục đổi mới công tác thi đua
- ·Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền
- ·Chữ “an” trong chất lượng cuộc sống
- ·Nắm bắt cơ hội đầu tư bất động sản thời kỳ thanh lọc thị trường
- ·Trợ lực cho hộ nghèo
- ·Hậu Giang: Hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên
- ·Phấn đấu 100% học sinh tham gia bảo hiểm y tế
- ·Diễn đàn GS1 toàn cầu năm 2022
- ·Huyện Châu Thành A: Xảy ra một vụ đuối nước ở trẻ em
- ·Kiện toàn Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp
- ·Ứng biến trước thiên tai
- ·Năm 2018 sẽ cấp xong mã số định danh tất cả công dân
- ·Thiếu lao động nông thôn
- ·TP.HCM: Hàng loạt doanh nghiệp do quảng cáo, sản xuất mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn
- ·“Ai thừa đến ủng hộ, ai thiếu đến nhận”
- ·Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động
- ·Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang: Trả lời ý kiến, kiến nghị của công dân
- ·WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 7,5% năm 2022
- ·Huyện Vị Thủy: Trên 2.200 lao động tìm được việc làm