【ket qua bong da seria】Chủ tịch Hà Nội: Người nông dân cũng phải được nghỉ hưu
Chủ tịch Hà Nội: Người nông dân cũng phải được nghỉ hưu
(Dân trí) - Đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, nông dân cần thích ứng với thời đại, không nằm ngoài xu thế này, theo Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh.
Ngày 29/11, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh chủ trì hội nghị đối thoại với nông dân thủ đô năm 2024 với chủ đề "Phát huy tiềm năng, lợi thế của thủ đô, hỗ trợ nông dân liên kết hợp tác, ứng dụng chuyển đổi số, phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn bền vững".
Tại hội nghị, Chủ tịch Hà Nội khẳng định, đất nước đang bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình, nông dân cần thích ứng với thời đại, không nằm ngoài xu thế này.
"Nông dân phải nghĩ lớn và làm lớn. Nông dân Hà Nội sản xuất không chỉ để phục vụ thị trường khoảng 10 triệu dân của thủ đô, mà còn hướng tới thị trường toàn cầu", ông Thanh nói.
Theo ông Thanh, định hướng của thành phố đến năm 2030, nông nghiệp Hà Nội phải là nông nghiệp sạch, từ đất, nước đến không khí... Hà Nội phải tạo ra sự khác biệt cho thương hiệu nông sản và làng nghề Hà Nội. Nông dân phải biết thổi hồn vào sản phẩm, phải có câu chuyện cho sản phẩm nông sản và làng nghề.
Bên cạnh đó, các sản phẩm phải có chứng nhận và xây dựng được thương hiệu "made in Hanoi". Nông dân cần thực hiện sản xuất sạch, giảm thiểu phát thải môi trường.
Người đứng đầu chính quyền Hà Nội khẳng định sẽ có kế hoạch, chiến lược và tầm nhìn cụ thể, tạo động lực cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
Trong đó, theo ông Thanh, phải làm tốt công tác quy hoạch và hỗ trợ nông dân trong vùng quy hoạch, không để cung vượt cầu. Các cấp hội nông dân cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương cũng cần vào cuộc để hỗ trợ nông dân.
Ông Thanh mong muốn trong tương lai gần, hội viên nông dân được hưởng đầy đủ bảo hiểm y tế và người nông dân có quyền nghỉ hưu như công nhân thay vì phải lao động đến cuối đời như trước đây.
Chủ tịch Hà Nội cũng khẳng định sẽ tạo điều kiện tốt nhất để hỗ trợ nông dân và các cấp hội vươn lên. Nhà nước sẽ đóng vai trò như "bà đỡ", nhưng sự chủ động và trách nhiệm nằm ở chính người nông dân.
Ông Thanh mong mỗi nông dân, mỗi làng nghề cũng cần có sự thay đổi để đáp ứng nhu cầu thời kỳ mới.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Giải cứu nam thanh niên bị lừa sang Thái Lan bán thận
- ·Người đàn ông ở Hà Nội bị lừa gần 30 tỷ đồng khi tham gia đầu tư tiền ảo
- ·15 đặc công người nhái sẽ rà bán kính 10km tìm nạn nhân vụ sập cầu Phong Châu
- ·Những di tích sống mãi với Hà Nội
- ·Của nhà cũng trộm
- ·6 tác phẩm đoạt giải 'Lắng nghe người dân hiến kế' lần 5 của báo Người Lao Động
- ·Thanh niên cướp xe tải gây loạt tai nạn khiến 1 người chết, 6 người bị thương
- ·Người phụ nữ bị lừa hơn 600 triệu đồng vì tin lời 'tổng giám đốc' trên mạng
- ·Nhận định, soi kèo U19 Cần Thơ vs U19 Đồng Tháp, 13h30 ngày 7/1: Tưng bừng bắn phá
- ·Đất đá sạt lở tràn xuống Quốc lộ 8A, đường lên cửa khẩu Cầu Treo tê liệt
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Tài khoản bỗng nhận được 660 triệu đồng, tài xế taxi lập tức tìm cách trả lại
- ·Vựa cây cảnh lớn nhất miền Bắc lụi tàn sau lụt, người dân đau đáu nỗi lo sinh kế
- ·Phát hiện thi thể người phụ nữ không nguyên vẹn bị chôn lộ thiên trong vườn điều
- ·Những điều kiện cần để Logistics trở thành “mạch máu của nền kinh tế”
- ·Dân chuẩn bị chài, lưới mong bắt cá ‘khủng’ khi hồ Trị An xả lũ
- ·Cục Đường bộ yêu cầu Sở GTVT Phú Thọ sớm có phương án tháo dỡ cầu Phong Châu
- ·Cận cảnh biệt thự 100 tuổi ở Đồng Nai được định giá gần 5,4 tỷ đồng để 'xóa sổ'
- ·Việt Nam is an important country to Australia: diplomat
- ·Sạt lở ở Hà Giang: 3 người chết và mất tích, số nạn nhân 'có thể tăng lên'