【trận đấu southampton】Cấp bách đối phó với hạn hán, xâm nhập mặn
Ngày 7/3,ấpbáchđốiphóvớihạnhánxâmnhậpmặtrận đấu southampton tại Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã có buổi làm việc với các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về công tác phòng, chống xâm nhập mặn.
9/13 tỉnh bị xâm nhập mặn “đe dọa”
Theo báo cáo của Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT) tại buổi làm việc, dự báo hiện tượng El Nino tiếp tục ảnh hưởng và kéo dài đến giữa năm 2016, trở thành El Nino dài nhất đã ghi nhận ở nước ta. Trong thời gian còn lại của mùa khô, ở ĐBSCL, nền nhiệt độ cao hơn trung bình nhiều năm (TBNN) từ 0,5-1,50oC, cao nhất đạt 33-37oC, mùa mưa sẽ đến muộn, lượng mưa thiếu hụt so với TBNN từ 30-60%; dòng chảy hệ thống sông thiếu hụt so với TBNN từ 30-50%.
Mùa khô năm 2015-2016, xâm nhập có khả năng kéo dài đến đầu tháng 6/2016, muộn hơn cùng kỳ TBNN khoảng gần 2 tháng. Với tình trạng xâm nhập mặn gay gắt đang diễn ra, nhiều lĩnh vực kinh tế và đời sống dân sinh của 9/13 tỉnh thành phố trong khu vực (Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau và Hậu Giang) đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Cụ thể, trong trồng trọt, tổng diện tích lúa thiệt hại từ cuối năm 2015 đến nay là gần 139.000 ha; trong đó, 86.000 ha thiệt hại trên 70% năng suất (chiếm 62%), 43.000 ha thiệt hại từ 30-70% năng suất (chiếm 31%) và 9.800 ha thiệt hại dưới 30% năng suất (chiếm 7%). Các tỉnh bị thiệt hại nhiều là Cà Mau: 49.343 ha, Kiên Giang: 34.093 ha, Bạc Liêu: 11.456 ha và Bến Tre: 13.844 ha.
Trong thời gian tới, nhiều diện tích lúa Đông Xuân sẽ tiếp tục được thu hoạch (hiện tại đã thu hoạch được hơn 40% diện tích); do vậy, diện tích bị ảnh hưởng của hạn hán sẽ không nhiều, dự kiến khoảng 46.000 ha.
Đối với vụ Hè Thu 2016, nếu tình hình khô hạn tiếp tục kéo dài đến tháng 6/2016, toàn vùng sẽ có khoảng 500.000 ha không xuống giống đúng thời vụ do thiếu nước, chiếm hơn 40% diện tích của các tỉnh ven biển và khoảng gần 30% diện tích gieo trồng toàn khu vực.
Bên cạnh đó, xâm nhập mặn đã ảnh hưởng đến một số khu vực sử dụng nước mặt. Hiện có khoảng 155.000 hộ gia đình (khoảng 575.000 người) bị thiếu nước, gồm: 144.000 hộ chưa được cấp nước tập trung và 11.000 hộ được cấp nước tập trung...
Ưu tiên hỗ trợ kinh phí phòng, chống xâm nhập mặn
Để đối phó có hiệu quả với tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tiếp tục diễn ra ở khu vực ĐBSCL, Bộ NN&PTNT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương coi tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn hiện nay là thiên tai đang diễn ra hết sức nghiêm trọng, cần huy động cả hệ thống chính trị, tăng cường nguồn lực thực hiện các giải pháp phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại cho sản xuất và ổn định đời sống của nhân dân.
Bộ NN&PTNT cũng trực tiếp kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, xem xét, quyết định hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả hạn hán và xâm nhập mặn vụ Đông Xuân 2015-2016 theo đề nghị tại văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn số 934/BNN-TCTL ngày 3/2/2016, Bộ Tài chính số 2166/BNN-TCTL ngày 16/2/2016 (gồm 39 địa phương, trong đó có các tỉnh thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; tổng kinh phí đề nghị hỗ trợ 623,8 tỷ đồng.
Song song đó, hỗ trợ 215 tỷ đồng cho các địa phương để mua giống, khôi phục sản xuất cho các diện tích bị thiệt hại do hạn hán, xâm nhập mặn theo Quyết định 142/2009/QĐ-TTg và Quyết định 49/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, tạm ứng hỗ trợ khẩn cấp kinh phí phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn (mở rộng phạm vi, đối tượng trong các khoản đã được Chính phủ đồng ý về nguyên tắc tại Nghị quyết Phiên họp thường kỳ tháng 2 năm 2016): đắp đập tạm, cấp nước sinh hoạt cho các địa phương trong khu vực, mỗi địa phương khoảng 50 tỷ đồng (tổng cộng 650 tỷ đồng). Bộ NN&PTNT sẽ phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp nhu cầu hỗ trợ của các địa phương báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét.
Ngoài ra, Bộ NN&PTNT còn đề nghị Chính phủ ưu tiên bố trí 1.060 tỷ đồng (giai đoạn 2016-2020) để đầu tư một số hạng mục công trình, công trình để phát huy hiệu quả đầu tư, đưa vào sử dụng phòng, chống hạn hán, xâm nhập mặn; như trạm bơm cống Xuân Hòa (Tiền Giang); cống Thủ Cựu (Bến Tre)…Đồng thời, bố trí nguồn vốn trái phiếu Chính phủ qua Bộ NN&PTNT giai đoạn 2016-2020 cho các dự án quan trọng có tác động liên vùng với tổng kinh phí là 8.000 tỷ đồng, bao gồm cống Cái Lớn-Cái Bé; cống Tha La-Trà Sư; Âu Ninh Quới…/.
Khánh Linh
(责任编辑:La liga)
- ·Hiệp định Thương mại tự do và Hiệp định bảo hộ đầu tư Việt Nam
- ·Góc đầu tư: Dòng tiền ‘đuối sức’ khi chạm mốc cản 550
- ·Hải quan Bình Dương đoạt giải ba Hội diễn văn nghệ tỉnh
- ·Giá tiêu hôm nay 16/11/2024: Trong nước đồng loạt tăng trở lại
- ·Đất xanh Miền Bắc đang rao bán lúa non tại dự án Golden Park Tower?
- ·Hải quan Bình Dương: Thu NSNN hơn 2.600 tỷ đồng
- ·Cùng “bắt tay” để hỗ trợ phục hồi du lịch
- ·Ukraine dùng UAV tấn công bãi thử tên lửa của Nga
- ·Phòng chống virus corona: Hủy toàn bộ các chuyến bay giữa Việt Nam – Trung Quốc
- ·10 nhóm sinh viên tranh tài thiết kế poster quảng bá du lịch Huế
- ·Quảng Ninh: Phát hiện nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ ở trong phòng
- ·Nhảy xuống đường ray nhặt dép, du khách Việt bị tàu đâm thiệt mạng ở Australia
- ·Giá vàng hôm nay 18/11/2024: Vàng SJC giữ mốc 83,5 triệu đồng/lượng bán ra
- ·Chứng khoán tuần: Sự dũng cảm bắt đáy của nhà đầu tư bị "phụ bạc"!
- ·Thu hồi thêm 8 loại thuốc tim mạch chứa nguyên liệu có thể gây ung thư
- ·Hạn chế ảnh hưởng đối với ngành du lịch
- ·Trái phiếu tuần 25
- ·Khoảnh khắc ngư dân Ukraine ném cá trúng UAV Nga
- ·Xổ số Vietlott: Giải thưởng trị giá hơn 22 tỷ đồng có tìm được chủ nhân ngày hôm qua
- ·Giá tiêu hôm nay 19/11/2024: Khởi động tuần mới giá tiêu thế nào?