【kết quả colombia hôm nay】Tạo lập hành vi, thói quen số
(CMO) Với mục tiêu đưa nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số đến người dân, nhằm thúc đẩy chuyển đổi số đến từng hộ gia đình, gắn với cuộc sống của người dân; tạo lập hành vi, thói quen số cho người dân trên môi trường số, qua đó, trở thành tác nhân thúc đẩy quá trình chuyển đổi số mạnh mẽ hơn, các tổ công nghệ số cộng đồng (CNSCÐ) trên địa bàn tỉnh đã từng bước được thiết lập và đi vào hoạt động.
Ông Nguyễn Văn Ðen, Phó giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, phấn khởi: “Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, từ khi quyết định thí điểm tổ CNSCÐ đến nay, các địa phương đã ráo riết chuẩn bị tích cực từ nhân lực, vật lực, tập huấn các nội dung về chuyển đổi số cho các thành viên. Với sự nỗ lực, quyết tâm, đến nay, 83/93 tổ đã ra mắt ở các địa phương được thí điểm, hứa hẹn sẽ đem lại những kết quả thiết thực trong quá trình triển khai sắp tới”.
Thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg, ngày 26/4/2022, của Thủ tướng Chính phủ về phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số, thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia; Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 30/6/2022 của UBND tỉnh thí điểm triển khai tổ CNSCÐ trên địa bàn tỉnh Cà Mau và các văn bản chỉ đạo, toàn tỉnh thực hiện thí điểm 93 tổ ở 14 xã, phường, thị trấn thuộc 9 huyện, thành phố. Trong đó, mỗi đơn vị cấp huyện, thành phố chọn từ 1-4 xã, phường, thị trấn tham gia, tuỳ điều kiện từng địa phương, với tổng cộng 491 thành viên.
Theo đó, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp các đơn vị, địa phương triển khai tập huấn cho các thành viên tổ CNSCÐ trên địa bàn. Trong đó, đối với tập huấn trực tiếp, đến ngày 31/8/2022, đã tập huấn 10 đơn vị cấp xã, với trên 300 thành viên tổ CNSCÐ tham dự; 4 đơn vị còn lại sẽ tập huấn trong tháng 9.
"Ðến cuối tháng 8 vừa qua, đã có 13/14 đơn vị cấp xã tổ chức lễ ra mắt 83 tổ CNSCÐ, với trên 441 thành viên. Về nhân lực tổ CNSCÐ cơ bản đáp ứng được nhiệm vụ. Qua tập huấn, các thành viên cũng đa số nắm bắt cơ bản được nghiệp vụ để triển khai công nghệ số đến với người dân", ông Nguyễn Văn Ðen đánh giá.
Cùng với các đơn vị khác, huyện Thới Bình cũng vừa triển khai ra mắt tổ CNSCÐ. UBND thị trấn Thới Bình là đơn vị được chọn thí điểm, đã thành lập 7 tổ CNSCÐ ở các khóm, với 52 thành viên.
Thành viên Tổ CNSCÐ thuộc thị trấn Thới Bình, huyện Thới Bình, hướng dẫn người dân địa phương các thao tác số trên điện thoại thông minh. |
Ông Trần Minh Nhân, Phó chủ tịch UBND huyện Thới Bình, chia sẻ: “Thời gian qua, huyện đã triển khai đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số theo ngành, lĩnh vực, bước đầu đạt kết quả tích cực. Tuy vậy, từ thực tế triển khai cho thấy, chuyển đổi số chỉ thành công khi được người dân hiểu, hưởng ứng, tham gia, người dân trở thành công dân số, có các hoạt động được đưa lên môi trường số. Tỷ lệ người dân, doanh nghiệp khai thác, sử dụng hệ thống vận hành của chính quyền điện tử, dịch vụ công trực tuyến còn thấp; việc triển khai, ứng dụng các hệ thống, phần mềm quản lý dữ liệu khác nhau nên việc kết nối, chia sẻ dữ liệu còn khó khăn...".
Do đó, việc các tổ CNSCÐ được thành lập và đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ từng bước khắc phục những hạn chế trên. Ðược người dân hưởng ứng, sử dụng thì chuyển đổi số sẽ đi vào cuộc sống. Tổ CNSCÐ là lực lượng mang tính huy động sức mạnh toàn dân, ở gần dân, sát dân và là cánh tay nối dài của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số tỉnh, huyện đến thị trấn, khóm trong "dẫn dắt" người dân tiếp cận môi trường số.
Với hình thức đi từng ngõ, gõ từng nhà, hướng dẫn từng người, các tổ CNSCÐ đã triển khai thực hiện việc truyền thông, hướng dẫn người dân các chủ trương, chính sách, pháp luật về chuyển đổi số; chuyển giao, hướng dẫn cài đặt, sử dụng nền tảng số, công nghệ số, kỹ năng số và ứng dụng trên app chính quyền điện tử (CaMau-G). Cụ thể như: phản ánh hiện trường; app dịch vụ công trực tuyến; sàn thương mại điện tử; giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt; lĩnh vực y tế (hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ người dân, đặt lịch khám bệnh, tư vấn từ xa vnCare - VNPT); lĩnh vực giáo dục (kết nối giữa phụ huynh, học sinh và nhà trường vnEdu - VNPT, quản lý nhà trường Smas - Viettel, quản lý học sinh, tra cứu điểm, kết quả học tập Edu.One - Viettel). Ðồng thời, thực hiện nhiệm vụ có liên quan đến chuyển đổi số, công nghệ số theo sự chỉ đạo của Trung ương và chính quyền địa phương trong thời gian tới.
TP Cà Mau có đến 4 đơn vị được chọn thí điểm tổ CNSCÐ. Ông Lê Thanh Tùng, Chủ tịch UBND Phường 5, cho biết: “Sau khi thành lập các tổ CNSCÐ trên địa bàn phường, trong tuần này, sẽ bắt đầu hướng dẫn người dân thực hiện các công nghệ số ở từng khóm, từng tổ tự quản. Phường cũng lựa chọn thành viên tham gia chủ yếu là các đoàn thể. Hầu hết anh chị em có trình độ, nắm bắt công nghệ thông tin”.
Theo ông Nguyễn Văn Ðen, hiện tại còn một số khó khăn như: một số thành viên tổ CNSCÐ cũng chưa quen việc sử dụng công nghệ số, kỹ năng số, nhất là những người lớn tuổi, nên triển khai còn khó khăn. Thiết bị di động của nhiều người có dung lượng ít nên khó khăn cho việc cài đặt, sử dụng nhiều ứng dụng. Kinh phí hỗ trợ cho việc duy trì hoạt động các tổ CNSCÐ còn thiếu.
Ông Nguyễn Văn Ðen đề nghị, các thành viên trong tổ CNSCÐ cố gắng phát huy hết năng lực, sở trường bản thân triển khai có hiệu quả nền tảng số, công nghệ số đến từng khóm, hộ gia đình, gắn với cuộc sống của người dân. Các nội dung phải phù hợp với địa phương; người dân được tiếp cận công nghệ theo cách đơn giản, tự nhiên, xuất phát từ nhu cầu và tạo ra giá trị thiết thực.
Thời gian tới, Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các đơn vị được chọn thí điểm thành lập tổ CNSCÐ để duy trì hoạt động các tổ CNSCÐ trên địa bàn tỉnh. Ðồng thời, tiếp tục hướng dẫn nội dung, cử chuyên viên hỗ trợ các tổ CNSCÐ trong quá trình hoạt động.
Nghị quyết số 05/NQ-TU, ngày 14/7/2022, của Tỉnh uỷ về chuyển đổi số tỉnh Cà Mau đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, đã nhấn mạnh: “Chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể, căn bản và toàn diện hoạt động lãnh đạo, điều hành của cả hệ thống chính trị, phương thức sản xuất, kinh doanh, phương thức sống, làm việc của người dân dựa trên công nghệ số…”. . Có thể nói, một trong những cánh tay đắc lực, không thể thiếu giúp Ðảng bộ, chính quyền, người dân và doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Cà Mau thực hiện thắng lợi mục tiêu chuyển đổi số của tỉnh là tổ CNSCÐ.
Hồng Nhung
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Thúc đẩy TP. HCM phát triển nhanh, bền vững, tự tin vững bước đi lên
- ·98 đề tài, dự án được ứng dụng tốt
- ·Kỳ vọng phần mềm quản lý công đoàn viên
- ·Quyết tâm giành giải thưởng
- ·Tháo gỡ các rào cản, nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể, hợp tác xã
- ·Một học sinh Quảng Ngãi nhận học bổng danh giá tại Mỹ
- ·Trường Dạy trẻ khuyết tật tỉnh Hậu Giang: Được hỗ trợ hơn 173 triệu đồng
- ·59,11% trường đạt chuẩn quốc gia
- ·10 khu resort Vũng Tàu giá rẻ đẹp tại phố biển
- ·Đến năm 2020, có ít nhất 10% tổng số HTX ứng dụng công nghệ cao
- ·Người lao động được hỗ trợ tiền thuê nhà từ ngân sách trung ương
- ·Thành phố Vị Thanh: Tổng kết thực hiện chiến lược dân số
- ·Phối hợp y tế công – tư: Giải pháp phát hiện sớm bệnh lao và điều trị hiệu quả
- ·Nhiều người đoạt giải Nobel bàn về khoa học và phát triển tại Việt Nam
- ·Diễn đàn Quỹ đầu tư Khởi nghiệp sáng tạo
- ·Đồng hành và bảo vệ thay vì chỉ cấm đoán trẻ em trên mạng internet
- ·Thị xã Ngã Bảy: Cần trên 20 tỉ đồng đầu tư xây dựng trường chuẩn quốc gia
- ·Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018: Có 9 điểm thi ghép thí sinh
- ·Các chuyến bay quốc tế sắp được khôi phục như khi chưa có dịch COVID
- ·Ba vấn đề lớn cần khắc phục sau kỳ thi THPT quốc gia 2018