会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd vissel kobe】5 chữ “CH” để xuất khẩu vững bền!

【kqbd vissel kobe】5 chữ “CH” để xuất khẩu vững bền

时间:2024-12-23 13:04:00 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C2 阅读:680次

5 chu ch de xuat khau vung ben

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.

Một số ý kiến cho rằng,CHkqbd vissel kobe thiếu liên kết chặt chẽ giữa các DN nội địa trong chuỗi giá trị là một trong những yếu tố quan trọng làm giảm tính cạnh tranh của hàng Việt trên thị trường quốc tế. Quan điểm của bà như thế nào?

Hầu hết DN Việt Nam là DN nhỏ và vừa. Với quy mô như vậy, DN thiếu rất nhiều nguồn lực để có thể tham gia vào các chuỗi. Thông thường các DN kêu thiếu hàng đầu là vốn, ngoài ra là thiếu thông tin, nguồn nhân lực, trình độ quản lý, thiết bị máy móc, công nghệ,...

Một trong những chuyển biến tốt nhất với XNK là thủ tục hải quan. Ngành Hải quan đã có cố gắng nhiều trong thời gian vừa qua. Điển hình có thể kể đến như, ngành Hải quan đã điện tử hóa tất cả các khâu làm việc để các DN có thể đăng ký kê khai hải quan điện tử. Tuy nhiên, ngành Hải quan vẫn bị vướng bởi hàng loạt quy định kiểm tra chuyên ngành của các bộ, ngành khác.

Trong khi đó, nếu muốn tham gia vào chuỗi, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng cao, DN phải kiểm soát được chất lượng suốt từ khâu đầu, qua cả quy trình chế biến nhiều khâu khác nhau trước khi đưa sản phẩm ra thương trường. Trong việc liên kết giữa các DN với nhau, thông thường chúng ta chỉ thấy hình thức phổ biến nhất là mua qua bán lại các sản phẩm với nhau hoặc ủy thác cho nhau tiêu thụ sản phẩm. Thiếu ở đây là DN này kết nối với các DN khác để cùng nhau phát triển các sản phẩm mới hoặc cùng nhau đi ra thị trường. Các hình thức liên kết như hiện tại làm cho sản phẩm của Việt Nam khi XK thường gặp khó khăn hơn so với nước khác, nhất là các nước đã có một trình độ tổ chức sản xuất, thị trường tốt hơn, các DN gắn kết với nhau hơn trong chuỗi giá trị.

Theo bà, để tham gia vào các chuỗi giá trị, thúc đẩy tăng trưởng XK, đâu là những “nút thắt” mà DN Việt Nam phải tháo gỡ?

Bản thân các DN phải giải quyết một số vấn đề, có thể gọi vui là 5 chữ CH.

Thứ nhất, muốn tham gia vào chuỗi mà là chuỗi có giá trị gia tăng cao, DN phải đảm bảo chất lượng của sản phẩm. Sản phẩm cần được kiểm soát qua cả một quy trình, truy xuất được nguồn gốc từ khâu đầu cho đến những sản phẩm cuối cùng.

Thứ hai, sản phẩm của DN phải đạt những tiêu chuẩn quy định khác nhau của các nước NK. Tiêu chuẩn của các nước với hàng hóa NK thường khác nhau rất nhiều. Những nước công nghiệp hóa càng cao, là thị trường tiêu thụ Việt Nam muốn hướng tới lại càng có những đòi hỏi khắt khe.

Thứ ba, DN phải tham gia vào các chuỗi giá trị với nhau để cùng kết nối, hỗ trợ nguồn lực cho nhau. Việc liên kết tham gia chuỗi này giúp đem lại những giá trị gia tăng tốt hơn cho mỗi DN.

Thứ tư, DN phải nâng cao tính chuyên môn hóa các sản phẩm. DN Việt Nam hiện nay vẫn thường hay theo đuổi số lượng nhiều hơn hoặc muốn dàn trải nhiều mặt hàng nhằm giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, nếu không chuyên môn hóa, DN sẽ khó có thể trở thành chuyên nghiệp trên thị trường toàn cầu hiện nay.

Thứ năm, các DN phải cố gắng chế biến sâu hơn các sản phẩm, làm sản phẩm chế tác nhiều hơn. Bởi, nếu DN xuất thô hoặc chỉ sơ chế thì không thể có giá trị gia tăng tốt khi tham gia vào chuỗi. Bên cạnh đó, các DN cũng phải cố gắng tận dụng các chỉ dẫn địa lý, yếu tố có thể đảm bảo nguồn gốc xuất xứ và nâng cao thương hiệu cho hàng Việt. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 80 chỉ dẫn địa lý đã được đưa ra nhưng các DN chưa tận dụng được tốt để xây dựng thành những thương hiệu riêng, sản phẩm đặc thù của Việt Nam.

Tôi cho rằng, nếu không làm được các chữ CH nêu trên, DN sẽ “chết”.

Thời gian qua, Chính phủ liên tục nêu cao tinh thần kiến tạo, cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh. Bà đánh giá như thế nào về tác động của các động thái này tới việc tạo điều kiện thuận lợi, thúc đẩy XK hàng hóa?

Trong vài năm gần đây, Chính phủ đã thúc đẩy nhiều bộ, ngành phải giảm các điều kiện kinh doanh bất hợp lý, cải thiện các điều kiện kinh doanh nhằm tạo điều kiện thông thoáng hơn cho DN hoạt động.

Hiện nay, kiểm tra chuyên ngành đang trở thành vấn đề lớn nhất. Mỗi ngành chỉ muốn kiểm tra vài khâu cộng lại cũng đã thành mấy chục thủ tục khác nhau cho DN. Nhiều thủ tục về kiểm tra chuyên ngành làm cho hàng Việt thường bị kiểm tra mất nhiều thời gian, gây vướng mắc trong XNK, khiến DN tốn kém thêm về thời gian, tiền của, chi phí. Điều này làm lỡ cơ hội của DN bởi DN sẽ không đảm bảo đơn hàng được giao đúng thời hạn cho các nhà NK.

5 chu ch de xuat khau vung ben
Ảnh: ST

Như bà đã chia sẻ, sự nỗ lực của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước thời gian qua nhằm thúc đẩy XK dù đạt được kết quả nhất định, song chưa như kỳ vọng. Xin bà cho biết, từ góc độ của cơ quan quản lý, để giúp các DN Việt tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, XK hàng hóa bền vững, đâu là giải pháp cần đẩy mạnh thời gian tới?

Muốn thúc đẩy các DN tham gia chuỗi giá trị, XK thành công, vai trò của Nhà nước vô cùng quan trọng. Trên thực tế, DN thành công hay không thành công trong kinh doanh có tới 50% do môi trường kinh doanh mà Nhà nước tạo ra.

Tôi nghĩ, Nhà nước còn phải làm rất nhiều việc. Trước hết là Nhà nước cần tiếp tục gỡ bỏ, cải cách cho đơn giản, thuận tiện hơn các thủ tục, điều kiện kinh doanh. Không thể đưa ra những quy định khắt khe, ràng buộc tất cả DN theo cách tiếp cận "một người có bệnh, bắt cả làng uống thuốc". Tỷ lệ lô hàng phải kiểm tra chuyên ngành ở Việt Nam trước khi thông quan vẫn còn rất cao (khoảng 30%), trong khi các nước thường chỉ chọn mẫu, tỷ lệ mẫu nhỏ dưới 10%, thậm chí dưới 5%. Tình trạng những DN đã làm ăn đàng hoàng, XK thành công nhiều năm cũng vẫn chịu một hệ thống kiểm tra chung là không chấp nhận được.

Hiện nay, logistics là một khâu vô cùng quan trọng, chiếm tới 20% GDP, có nghĩa là chiếm tỷ lệ rất cao trong chi phí của DN. Bởi vậy, điểm thứ hai, Nhà nước cần cải thiện về logistics và hạ tầng để DN giảm bớt chi phí, tiết kiệm thời gian trong phát triển hoạt động. Việt Nam có bờ biển dài nhưng mỗi lô hàng XK đi lại tốn kém thời gian, tiền của hơn rất nhiều so với các nước khác thậm chí có điều kiện địa lý không thuận lợi như Việt Nam.

Thứ ba, hiện nay Chính phủ đang rất khuyến khích DN tham gia ứng dụng công nghệ 4.0. Các chính sách đó phải được cụ thể, thực hiện tới nơi tới chốn để các DN thực sự tiếp cận được chính sách ưu đãi, khuyến khích. Thực tế cho thấy, hiên nay ngay cả những DN đã áp dụng công nghệ rồi vẫn phản ánh, DN khá khó khăn trong tiếp cận những gói ưu đãi hay các chính sách khuyến khích.

Xin cảm ơn bà!

Ông Vũ Bá Phú, Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương): Xúc tiến thương mại sẽ tập trung vào mặt hàng xuất khẩu trọng tâm, trọng điểm

Hiện nay, Bộ Công Thương đang trao đổi, làm việc với các bộ, ngành, hiệp hội cũng như các địa phương nhằm xác định những mặt hàng được coi là có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới. Ngoài ra, các bộ ngành cũng đang nỗ lực xác định xem mặt hàng có lợi thế cạnh tranh đó còn dư địa để gia tăng giá trị XK như thế nào, từng bước chiếm lĩnh những khâu đem lại nhiều giá trị gia tăng trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Khi xác định được, hoạt động xúc tiến thương mại sẽ dành nguồn lực và ưu tiên có trọng tâm, trọng điểm cho những mặt hàng này. Đồng thời, vấn đề là dành nguồn lực một cách có thời hạn chứ không thể hỗ trợ triền miên trong suốt thời gian dài. Ví dụ, ngành dệt may, thủy sản, thép… hiện có tiềm lực khá mạnh so với những ngành khác trong cả nước… Những ngành này không cần sự hỗ trợ từ các chương trình xúc tiến thương mại dưới dạng cụ thể như tổ chức cho vé máy bay, kinh phí thuê gian hàng…, bởi các DN hoàn toàn trả được. Những ngành này tạm coi như những ngành “trưởng thành” của Việt Nam, cần hoạt động hỗ trợ xúc tiến thương mại của Chính phủ trên góc độ truyền thông quốc tế.

Với những ngành, sản phẩm đang ở dạng tiềm năng, xác định được có lợi thế cạnh tranh, là những ngành công nghiệp non trẻ thì sẽ dành nguồn lực để hỗ trợ, thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại truyền thống như hội chợ thương mại, kết nối giao thương để tiếp cận thị trường dễ dàng hơn…

Uyển Như (ghi)



(责任编辑:Nhà cái uy tín)

相关内容
  • Vợ phải nhún nhường mới không 'tan nát cửa nhà'
  • Việt Nam chairs online ASEAN Special Summit on COVID
  • US vows to stand together with Việt Nam in COVID
  • Việt Nam suspends foreign entry, starting March 22
  • Cháu thà chết còn hơn để mẹ và em nhịn đói
  • Việt Nam proposes strategies to help fight COVID
  • PM requests stable production activities
  • ASEAN+3 leaders discuss COVID
推荐内容
  • Sếp lớn bỏ chạy vì không muốn đổ vỏ?
  • ASEAN, US enhance co
  • New policies, penalties come into effect this month
  • Việt Nam voices concerns over terrorism, violence in Africa
  • Chồng mất, vợ bệnh tim nuôi 3 con và cha già 80 tuổi
  • Vietnamese, Lao health officials discuss ways to fight COVID