【tỷ số 2 in】Tình hình Biển Đông mới nhất: UAV Trung Quốc có thể thay đổi cục diện ở Biển Đông
Báo Vietnam+ dẫn theo đài TNHK đưa tin,ìnhhìnhBiểnĐôngmớinhấtUAVTrungQuốccóthểthayđổicụcdiệnởBiểnĐôtỷ số 2 in Trung Quốc đang nhanh chóng trở thành một đối thủ hàng đầu trong cuộc đua quốc tế về sản xuất máy bay không người lái, thứ vũ khí được cảnh báo có thể giúp Bắc Kinh thay đổi cục diện chiến sự ở Trung Đông và cả tình hình Biển Đông. Thực tế sản phẩm của Trung Quốc hiện đang đóng vai trò chủ chốt ở những khu vực có tranh chấp là Iraq, Syria, Pakistan và Triều Tiên.
Máy bay không người lái của Trung Quốc có thể thay đổi cục diện chiến sự Trung Quốc và cả tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh defensenews
Theo các nhà quan sát quân sự, máy bay không người lái, còn gọi là UAV của Trung Quốc đã được các đơn vị an ninh Iraq dùng để chống lại các lực lượng Nhà nước Hồi giáo (khủng bố IS) tự xưng, gây ra nhiều thương vong hồi giữa tháng 12/2015. Ông Michael Boyle, một chuyên gia về UAV và học giả cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chính sách Đối ngoại ở Mỹ, bình luận: “Nhiều nhà sản xuất UAV Trung Quốc đang bán những chiếc UAV nhỏ có khả năng trinh sát chiến trường và một số giờ đây có thể mang hỏa tiễn.”
Ông Boyle cho rằng tiềm năng xuất khẩu UAV Trung Quốc rất lớn vì Quốc hội Mỹ đặt ra quy định kiểm soát xuất khẩu ngặt nghèo đối với UAV Mỹ. Hiện Trung Quốc có thể chỉ đứng sau quy mô sản xuất của Mỹ. Theo ông, UAV Trung Quốc sẽ có một thị trường tấp nập người mua là các nước ở châu Á, Trung Đông, Nam Mỹ và châu Phi, những nơi không được mua công nghệ Mỹ.
Các chuyên gia còn nhận định UAV sẽ ảnh hưởng đến sự giằng co chính trị và giữa các nước ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, với khả năng Nhật Bản sẽ triển khai các UAV Hawk do Mỹ sản xuất. Trung Quốc cũng có thể triển khai UAV để bảo vệ các dự án đầu tư của họ ở các vùng gặp rắc rối hoặc bị khủng bố tấn công ở châu Á và châu Phi.
Ông Boyle nêu rõ: “Khu vực bên trên các đảo có tranh chấp ở Biển Đông và Biển Hoa Đông đang ngày càng trở thành một khu vực chính yếu đối với cuộc cạnh tranh về UAV. Chúng có nhiều lợi thế: UAV có thể xác định các thay đổi trên bề mặt các đảo và cung cấp các bằng chứng hình ảnh về sự củng cố quân sự.”
Trong một diễn biến khác liên quan đến tình hình Biển Đông hiện nay trên báo VnExpress, Mỹ dự định chi 66 triệu USD để xây các cơ sở quân sự tại Philippines theo thỏa thuận tăng cường hợp tác quốc phòng hai nước ký kết năm 2014 trong bối cảnh tranh chấp Biển Đông đang gia tăng căng thẳng.
Mỹ dự kiến xây 5 cơ sở quân sự tại Philippines trong bối cảnh tình hình Biển Đông hiện nay. Ảnh AFP
Trước đó Philippines và Mỹ ký Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng (EDCA) vào năm 2014 nhằm củng cố khả năng phòng vệ cho Manila. Tòa án Tối cao Philippines tháng trước phán quyết EDCA hợp hiến, mở đường cho sự hiện diện lớn hơn của các lực lượng quân sự Mỹ trên quốc đảo.
Được biết kế hoạch xây các cơ sở quân sự được Đại sứ Mỹ tại Philippines Philip Goldberg thông báo ngày 3/2 trong Diễn đàn Pandesal, tổ chức ở thành phố Querzon. "Chúng tôi có 66 triệu USD trong quỹ quân sự nước ngoài dành cho Philippines", UPI dẫn lời ông Goldberg nói, lưu ý kế hoạch không bao gồm xây mới căn cứ quân sự bởi EDCA không cho phép.
Theo kế hoạch, những cơ sở mới được xây theo EDCA phải thuộc quyền sở hữu của Philippines. Kế hoạch hiện tại tập trung vào phát triển hoạt động tuần tra trên biển bằng cách thiết lập Trung tâm Quan sát Bờ biển Quốc gia. Đồng thời Mỹ cũng để ngỏ khả năng tuần tra chung với Philippines trên Biển Đông.
Phát biểu về vấn đề này, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin ngày 4/2 xác nhận Mỹ sẽ xây 5 cơ sở quân sự tại một số khu vực theo EDCA, Manila Times đưa tin. "Những khu vực đã đồng ý" là Palawan, Lumbia ở thành phố Cagay an de Oro, Fort Magsaysay ở Nueva Ecija, căn cứ không quân Basa ở Pampanga và Cebu.
Ông Gazmin tiết lộ quá trình thảo luận các dự án mới "đi được nửa chặng đường" và chưa biết sẽ bắt đầu xây công trình nào đầu tiên. Tuy nhiên kế hoạch xuất hiện vào thời điểm EDCA vẫn đang bị chỉ trích. Trước đó PressTV từng đưa tin hàng chục người biểu tình Philippines đã đổ ra các con phố ở Manila kêu gọi chấm dứt EDCA bởi họ cho rằng nó đe dọa chủ quyền quốc đảo.
Nguyễn Yên (T/h)
Hiểm họa liên cầu khuẩn khi ăn tiết canh lợn liên hoan tất niên
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Công ty cổ phần Sơn Tổng hợp Hà Nội dính ‘án phạt’ 350 triệu đồng
- ·Sau 4 năm lên chuyên nghiệp, VLXD Bình Dương lại rớt hạng
- ·Hoàn thiện hành lang pháp lý trong lĩnh vực phòng, chống mua bán người
- ·Phát triển đội ngũ công chứng viên chất lượng, hiệu quả
- ·Khi giá cả sản phẩm không còn là yếu tố quyết định
- ·Sôi động Giải chạy đường dài “Ultra Road Bình Dương 2023
- ·VCK giải U23 châu Á 2024: Việt Nam cùng bảng với Uzbekistan, Kuwait và Malaysia
- ·Bộ GTVT: Không có chuyện nhà thầu yếu lọt vào Dự án cao tốc Bắc
- ·Bphone 3 liệu có phải 'canh bạc lớn' cuối cùng của đại gia Quảng 'nổ'?
- ·Đề nghị xem xét, bố trí khu vực tuyển sinh cho phù hợp hơn
- ·Nóng: giá xăng dầu tăng mạnh từ 17h chiều nay
- ·Lần đầu tổ chức chạy xuyên biên giới Việt
- ·Hoàn thiện cơ sở pháp lý về phòng không nhân dân
- ·Bao Phương Vinh sẵn sàng cho giải World Cup Billiards carom cuối cùng trong năm 2023
- ·Ưu đãi chồng ưu đãi khi đặt trước Galaxy Note 10/10+ tại VinPro và Viễn thông A
- ·Quy định mới về giám định trong hoạt động thanh tra
- ·Quảng Bình: Tổ chức khởi công 3 Dự án hạ tầng quan trọng
- ·Becamex Bình Định: “Đầu tàu” thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- ·Doanh nghiệp siêu nhỏ và hộ kinh doanh cá thể là 'động cơ chạy chính' cho nền kinh tế?
- ·Đầu tư 11.090 tỷ đồng xây 37 km cao tốc Khánh Hòa