【vòng loại europa league】Quy tắc xuất xứ trong CPTPP khác FTA khác như thế nào?
Thực hiện CPTPP: Việt Nam sẽ xóa bỏ thuế quan như thế nào? | |
Hiểu kỹ quy định để tận dụng ưu đãi từ CPTPP | |
Chuẩn bị ban hành Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi thực hiện CPTPP |
Quy tắc xuất xứ hàng hoá CPTPP có nhiều điểm mới so với các FTA khác. Nguồn: Internet |
Theo đó, so với các Hiệp định thương mại tự do (FTA) Việt Nam đã ký kết và tham gia, Quy tắc xuất xứ hàng hóa CPTPP có một số điểm mới sau: Quy tắc xuất xứ bộ hàng hóa; Quy tắc xuất xứ hàng tân trang, tái chế tạo.
Công thức tính RVC (hàm lượng giá trị khu vực): Ngoài công thức tính RVC gián tiếp và RVC trực tiếp, có thêm công thức tính RVC theo trị giá tập trung và công thức tính RVC theo chi phí tịnh (chỉ áp dụng với ô tô và phụ tùng ô tô).
Danh mục Quy tắc cụ thể mặt hàng (PSR) được quy định chi tiết theo công đoạn sản xuất cụ thể. Do đặc thù cấu trúc danh mục PSR thuộc CPTPP, Thông tư gồm 3 danh mục PSR: Danh mục PSR đối với mặt hàng dệt may, danh mục PSR đối với xe và các bộ phận, phụ kiện và danh mục PSR đối với các mặt hàng còn lại.
Bên cạnh đó, De Minimis trong CPTPP quy định tỷ lệ “linh hoạt” cho phép nguyên liệu không có xuất xứ không đáp ứng quy tắc “Chuyển đổi mã số hàng hóa” ở mức tối đa 10% so với trị giá của hàng hóa. Riêng đối với hàng dệt may, tỷ lệ “linh hoạt” này ở mức tối đa 10% trọng lượng của hàng hóa hoặc 10% trọng lượng của loại sợi hoặc vải quyết định phân loại mã số hàng hóa.
Mẫu C/O cấp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bao gồm các thông tin tối thiểu theo quy định tại Hiệp định CPTPP cũng được ban hành kèm theo Thông tư.
Về cơ chế chứng nhận xuất xứ hàng hóa, hàng xuất khẩu từ Việt Nam áp dụng cơ chế C/O do cơ quan, tổ chức được Bộ Công Thương ủy quyền cấp. Thời gian chuyển tiếp thực hiện cơ chế nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa được thực hiện từ 5-10 năm theo hướng dẫn của Bộ Công Thương. Cơ chế nhà nhập khẩu Việt Nam tự chứng nhận xuất xứ thực hiện sau 5 năm kể từ ngày CPTPP có hiệu lực.
Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa của Việt Nam thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 8/3/2018 và các quy định khác có liên quan.
Thông tư số 03/2019/TT-BCT có hiệu lực kể từ ngày 8/3/2019.
Đối với hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu trước ngày Thông tư này có hiệu lực, cơ quan, tổ chức cấp C/O xem xét cấp C/O mẫu CPTPP để được hưởng ưu đãi thuế quan theo quy định của Hiệp định và theo quy định của nước thành viên nhập khẩu.
(责任编辑:La liga)
- ·Xả trạm thu phí Cai Lậy, trạm thu phí Cai Lậy
- ·Sun Property ký hợp tác với Tập đoàn giáo dục tư nhân NPX Point Avenue
- ·Loại quả siêu thực phẩm tràn chợ Hà Nội, giá siêu rẻ vẫn ế
- ·Cục Hải quan Hải Phòng thu thuế xuất nhập khẩu tăng gần 11%
- ·Xin giúp đỡ học sinh giỏi bị bệnh hiểm nghèo
- ·Đà Nẵng: Công nhận địa điểm kiểm tra hàng hóa tại nơi sản xuất
- ·Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Cơ hội nhiều, nhưng...
- ·Bó hoa sầu riêng tiền triệu gây sốt “chợ mạng” có gì đặc biệt?
- ·Con còn cơ hội sống nhưng bố mẹ nghèo bất lực
- ·Đồng hành phát triển
- ·Mẹ mất tích, các con bị cậu tranh nhà
- ·Hải quan Lào Cai cần nỗ lực hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách 1.735 tỷ đồng
- ·Giảm thời gian thông quan, tăng hiệu quả quản lý
- ·Hà Nội tăng cường thu hồi nợ đọng thuế
- ·Cha chết, mẹ khờ con bệnh nặng
- ·Tặng Huân chương Lao động cho 3 tập thể và 13 cá nhân thuộc Tổng cục Hải quan
- ·Thái Bình: Tuyên dương nhiều tổ chức, cá nhân nộp thuế tiêu biểu
- ·Thành lập Chi cục Kiểm tra sau thông quan
- ·Ngày lễ, công nhân chỉ muốn đi làm để hưởng lương
- ·Thừa Thiên Huế: Bùng phát 4 điểm cháy rừng, uy hiếp hệ thống lưới điện 500kV