【tỷ lệ cúp c2】Bất thường hoạt động thanh toán của ứng dụng Ecobe
Mới đây,ấtthườnghoạtđộngthanhtoáncủaứngdụtỷ lệ cúp c2 phóng viên VTV đã thông tin về việc cả trăm điểm bán, đại lý ở nhiều tỉnh, thành tố cáo mất tiền tỷ khi thanh toán cước dịch vụ điện, nước, điện thoại... cho người dân qua một ứng dụng có tên là Ecobe. Ứng dụng này được quảng cáo có tính năng như ví điện tử, đại lý thu hộ.
Trong quá trình tìm hiểu, điều khiến nhóm phóng viên bất ngờ là ứng dụng này hoạt động thanh toán công khai, rầm rộ, trong suốt thời gian gần 2 năm nhưng lại theo kiểu "3 không" - không hợp đồng, không bảo lãnh và không giấy phép.
Trước khi bị sập, ứng dụng của công ty cổ phần Ecobe hoạt động công khai suốt 2 năm không khác gì trung gian thanh toán, đại lý thu hộ của các doanh nghiệp cung cấp điện, nước… Ecobe mời gọi các hộ kinh doanh tham gia mạng lưới đại lý của mình bằng cách chiết khấu trực tiếp hàng ngày từ hơn 1% - 3,5% cho mỗi lần nạp tiền của điểm bán hàng, bên cạnh mức chiết khấu theo từng sản phẩm dịch vụ như phổ biến trên thị trường, khiến nhiều điểm bán thấy lợi đổ tiền vào.
Người tham gia làm đại lý bán hàng của ứng dụng Ecobe cho hay: "Hồi tháng 1, tháng 2, mỗi tháng em toàn thanh toán 15 - 17 tỷ đồng. Một mình em thôi, chứ cả công ty phải tới cả trăm tỷ đồng".
Từng có hơn 10 năm kinh nghiệm làm đại lý thu hộ tiền điện tại nhà cho công ty điện lực nhưng phải đến khi mất hàng trăm triệu đồng vào Ecobe, ông Bình - người tham gia làm điểm bán hàng của ứng dụng Ecobe - mới nhận ra đã chủ quan khi không kiểm tra chứng thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành của công ty này. Đây là điều kiện bắt buộc để một đại lý thu hộ hợp pháp hoạt động, phòng trường hợp đại lý mất khả năng thanh toán, ngân hàng bảo lãnh sẽ trả thay.
"Mình phải đặt cọc tiền trong ngân hàng, giống như mở sổ tiết kiệm, kí quỹ nhưng ngân hàng họ sẽ giữ sổ. Ví dụ như mình đi thu mỗi tháng 200 triệu đồng thì họ chỉ giao mình thu 80 - 95% để tránh việc mình lấy tiền đi. Bên Ecobe mình thấy có giấy phép kinh doanh, nhưng tính pháp lý lại chủ quan không kiểm tra", người tham gia làm điểm bán hàng của ứng dụng Ecobe nói.
Trả lời phóng viên VTV, Tổng Công ty Điện lực miền Nam cho biết để có hợp đồng đại lý thu hộ tiền điện, một doanh nghiệp ngoài có chứng thư bảo lãnh của ngân hàng, quan trọng nhất là phải có giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán do Ngân hàng nhà nước cấp. Đến nay có 46 trung gian thanh toán được Ngân hàng Nhà nước cấp phép, nhưng không có cái tên công ty cổ phần Ecobe
"Tổng Công ty Điện lực miền Nam hiện không hợp tác thu hộ với Công ty Cổ phần Ecobe. Các đối tác đang hợp tác thu hộ với Tổng Công ty cũng không có hợp tác với Công ty Cổ phần Ecobe", phản hồi của Tổng Công ty Điện lực Miền Nam.
Luật sư Trần Minh Hải - Giám đốc Công ty Luật Basico cho biết: "Dịch vụ thu hộ thực tế là dịch vụ thanh toán, một dạng dịch vụ rất đặc biệt của lĩnh vực ngân hàng. Tất cả dịch vụ này Ngân hàng Nhà nước có ban hành Thông tư 39, trong đó hướng dẫn rất kĩ lưỡng, xác định tất cả các tổ chức cung cấp dịch vụ này phải được cấp phép của Ngân hàng Nhà nước. Nếu vi phạm quy định này sẽ rất đáng lo ngại".
Ước tính số tiền đang bị giam trong ứng dụng Ecobe ít nhất là gần 6 tỷ đồng. Giải thích với các điểm bán, Giám đốc Công ty Ecobe cho rằng nguyên nhân mất khả năng thanh toán là do dùng tiền này để chi trả hoa hồng.
Ông Lê Văn Quang - Giám đốc Công ty Cổ phần Ecobe cho hay: "Số tiền mà anh em đại lý và điểm bán nạp vào hiện tại Ecobe đang bị âm số tiền đó vì chi phí chi trả cho các khoản hoa hồng "giờ vàng" và lương của anh em sale trong vòng hơn 2 năm qua".
Theo chuyên gia, với việc hoạt động như một trung gian thanh toán thu hộ nhưng lại theo kiểu "3 không" - không hợp đồng đại lý, không có bảo lãnh và không giấy phép, điều này sẽ rất rủi ro cho các điểm bán hàng thanh toán qua ứng dụng này. Bởi công ty có dấu hiệu lấy tiền bên nạp sau trả chiết khấu cho bên nạp trước. Khi không còn đại lý nào nạp nữa thì thiệt hại thuộc về bên nạp sau cùng.
Theo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực ngân hàng, hành vi tổ chức thu hộ trái phép sẽ có mức phạt cao nhất 500 triệu đồng và xem xét xử lý nặng hơn nếu có dấu hiệu hình sự. Rõ ràng quy định thì đã có nhưng câu hỏi lớn cần đặt ra qua vụ việc này: Vì sao trong một lĩnh vực đòi hỏi nhiều quy định khắt khe như thanh toán, một doanh nghiệp bất thường như Ecobe lại có thể công khai xây dựng mạng lưới từ Bắc đến Nam trong suốt 2 năm nay?
(Theo VTV)
'Ví điện tử' thành ví... 'tiền tử'
Gần cả trăm điểm bán, đại lý ở nhiều tỉnh, thành rơi vào cảnh "tiền mất tật mang" khi thanh toán cước cho người dân qua ứng dụng Ecobe, được quảng cáo là ví điện tử.
(责任编辑:La liga)
- ·Hà Nội: Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ phục vụ phát triển kinh tế
- ·Gian lận giao dịch điện tử, thẻ tín dụng gia tăng sau đại dịch
- ·Điện lực Nho Quan (Ninh Bình): Áp dụng mô hình quản lý hiệu quả
- ·Khách bức xúc vì bị ép đặt phòng khách sạn phải kèm ăn
- ·Phân khúc hàng không chung đầy tiềm năng mà Sun Air nhắm đến là gì, các đối thủ là ai?
- ·PC Thừa Thiên Huế chủ động trong việc chống quá tải mùa nắng nóng
- ·Không vay tiền vẫn bị công ty tài chính 'khủng bố' điện thoại đòi nợ
- ·Khu công nghiệp sinh thái: Hướng phát triển công nghiệp bền vững ở Việt Nam
- ·Có nên đăng ký 4G Viettel gói cước ST90K hay không?
- ·Ngành Thuế: Chủ động hội nhập, đẩy mạnh hiện đại hóa công tác quản lý thuế
- ·Công bố các tiêu chuẩn xếp hạng đại học của Việt Nam
- ·Dân văn phòng 'đòi bỏ nghề' đi giúp việc nhà, lương tháng 20 triệu
- ·TP. Hồ Chí Minh: 3 ngày làm thủ tục thông quan 677 container hàng quá cảnh
- ·Tinh gọn bộ máy: Cuộc cách mạng thay đổi về chất
- ·Tháo gỡ vướng mắc, khó khăn lĩnh vực tài nguyên và môi trường tại thị xã Kiến Tường
- ·4 lý do khiến điều hoà Funiki chinh phục mọi gia đình
- ·Cục Hải quan An Giang: Cam kết đồng hành tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
- ·Hơn 57.422 tỷ đồng hoàn thuế bằng phương thức điện tử
- ·Thành lập Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
- ·10 dấu ấn nhiệm kỳ 2019