【kết quả leipzig hôm nay】Còn nghi ngại nhau
Xác định giá trị tài sản còn bất cập
Nhận xét số vốn ngân hàng cho DN vay thực tế có cao hơn trước đây,ònnghingạkết quả leipzig hôm nay do cung lớn hơn cầu, ngân hàng dồi dào nguồn vốn, nhưng Ông Tạ Văn Quả, Giám đốc Công ty Cổ phần dịch vụ Thành Quả cho biết: Trên thực tế, việc tiếp cận vốn vay ngân hàng vẫn rất khó khăn. Khó khăn trước hết phải kể đến là DN phải có tài sản thế chấp và việc xác định giá trị tài sản còn nhiều bất cập. Các ngân hàng thường sợ nợ xấu, rủi ro, vì vậy khi xác định giá trị tài sản thế chấp thì ngân hàng thường đánh giá giá trị tài sản rất thấp.
| ||
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình |
Về khó khăn của DN, ông Chu Văn Bình, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Anh - Anh Mỹ cho biết, hiện nay DN gặp khó khăn khi thị trường, phương án sản xuất kinh doanh, công nghệ DN đã có sẵn, chỉ thiếu mỗi nguồn vốn đổ vào để vận hành, nhưng không dễ dàng để vay được vốn. “Thời gian qua chúng tôi làm thủ tục vay vốn ở Ngân hàng TMCP Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank), Ngân hàng Quân đội (MB), nhưng đến phút cuối lại gặp trục trặc do cơ chế của ngân hàng hiện nay rất khó khăn. Đơn cử, phía MB đã đồng ý cho vay với điều kiện phải có tài sản đảm bảo. Chúng tôi phải nhờ bên thứ 3 để đảm bảo cho khoản vay, nhưng ngân hàng yêu cầu chỉ bên vay mới được sử dụng 100% khoản vay, trong khi bên thứ 3 cũng có nhu cầu sử dụng một phần vốn. Vì vậy, gần đến ngày giải ngân nhưng vẫn phải dừng lại”.
Khẳng định việc vay vốn ngân hàng rất khó, ông Lưu Hải Minh, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần dự án Công nghệ Nhật Hải dẫn chứng: Trước đây hồ sơ vay vốn chỉ có 5 loại giấy tờ, hiện nay có thêm nhiều loại giấy tờ khác mà theo tôi là những loại giấy tờ không có ý nghĩa về mặt pháp lý, về mặt thuận lợi cho công việc kinh doanh, mà chỉ làm cho DN chán, không muốn vay. Ngân hàng mong muốn tăng trưởng tín dụng, nhưng lại quá chặt chẽ, khắt khe khi cho vay.
Phải tìm được tiếng nói chung
Đây cũng chính là nghịch lý đang tồn tại, trong khi ngân hàng đang dư giả vốn, muốn cho vay, nhưng vì phải chịu trách nhiệm với khoản cho vay, hay nói khác đi là nhìn đâu cũng thấy nợ xấu, vì vậy họ ra sức siết chặt tín dụng, dẫn đến bất đồng quan điểm với DN. Mặt khác, Nhà nước muốn ngân hàng cho vay nhưng không có sự bảo lãnh nào thì ngân hàng không dám cho vay. Nhiều ý kiến cho rằng, trong thế giằng co “trên đe dưới búa” ấy, ngân hàng phải giữ phần chắc cho mình, đẩy phần khó về DN.
“Các ngân hàng nước ngoài chỉ cần DN có phương án kinh doanh tốt là đã đủ điều kiện để vay, không nhất thiết phải có tài sản đảm bảo, vì phương án kinh doanh tốt mới là cái cho ra lợi nhuận. Ngân hàng phải thẩm định phương án, cùng DN giám sát dòng tiền và như thế DN mới giữ được vốn, sinh lời và phát triển. Nhưng ngân hàng bây giờ toàn “cầm đằng chuôi”, đẩy DN vào thế yếu”, đại diện Tập đoàn Thiên Anh - Anh Mỹ nhận xét.
Kiến nghị về giải pháp thúc đẩy tín dụng đến với DN, ông Lưu Hải Minh cho rằng “ngân hàng phải phân định được thế nào là DN nên cho vay và DN nào không nên cho vay. Nếu đã xác định được DN nào nên cho vay thì tập trung cho vay, DN nào không nên thì không bao giờ cho vay nữa, đừng để phải đảo nợ, gây ra rủi ro. Đấy mới là cái tốt. Không nên giữ vốn khư khư, vì đến lúc nào đó ứ vốn thì ngân hàng cũng chết mà DN cũng chết. Đồng thời, cần nâng cao vai trò của các Hiệp hội DN. Ở nước ngoài tiếng nói của các Hiệp hội rất được coi trọng, nhưng ở ta thì ngược lại”, ông Minh kiến nghị.
Theo ông Chu Văn Bình, nếu Ngân hàng Nhà nước không đứng ra hỗ trợ thì các DN sẽ chết dần, chất xám và trí tuệ sẽ chảy vào các DN FDI và DN sẽ không còn sức cạnh tranh với DN FDI ngay trên đất nước mình. Ngân hàng và DN không có quan điểm chung, còn nghi ngại nhau thì kinh tế không phát triển được, DN không phát triển được. Hai bên phải dàn xếp để tìm được tiếng nói chung, cùng có lợi và cùng nhau phục hồi phương án của các DN đang vướng mắc, nếu không DN sẽ thui chột mà thôi.
Mới đây, trong phiên trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về vấn đề tiếp cận vốn vay của DN, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho rằng mặc dù có những cơ chế chính sách đưa ra, nhưng quá trình triển khai thực tế còn muôn hình vạn trạng. Hiểu rộng ra, đây cũng là lời giải thích cho việc đâu đó còn có nhiều nơi gây khó khăn cho DN, là nguyên nhân dẫn đến nhiều DN chưa tiếp cận được vốn vay.
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, đến ngày 30-9-2014, tổng phương tiện thanh toán toàn hệ thống tăng 10,73%, huy động vốn tăng 11,01% (trong đó huy động bằng VND tăng 12,37%, huy động bằng ngoại tệ tăng 2,78%) so với cuối năm 2013; thanh khoản của các TCTD tiếp tục được đảm bảo và dư thừa, lãi suất thị trường liên ngân hàng giảm và ổn định ở mức thấp. |
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Lãnh đạo Cục Hàng không: Bamboo Airways vượt lên phủ sóng lớn nhất mạng bay nội địa
- ·Thêm phiên bản Fiesta Trend sedan 1.5L số tự động tại Việt Nam
- ·Phát động cuộc thi viết 'Sức khỏe học đường
- ·Thúc đẩy hợp tác trong giáo dục, đào tạo giữa Việt Nam và Ấn Độ
- ·Gạo ST25 bị đăng ký thương hiệu: Thương vụ Việt Nam tại Mỹ chính thức vào cuộc
- ·Áp suất lốp xe ô tô là gì, bao nhiêu là đủ?
- ·Lộ diện phiên bản xe đa dụng của Honda City
- ·Những lưu ý 'vàng' khi về quê ăn Tết bằng xe máy
- ·Cuba: Rơi máy bay chở hơn 100 hành khách, nghi vấn chỉ 3 người sống sót
- ·202 thí sinh Hà Nội tham dự vòng Chung khảo Olympic tiếng Anh tiểu học
- ·Thủ tướng đồng ý mở lại dịch vụ karaoke, vũ trường
- ·Rút ngay 1 tỷ đặt cọc chỉ vì cuồng sắm xe Tết
- ·Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh công bố điểm thi Đánh giá năng lực đợt 1 năm 2024
- ·Đối thủ Toyota Innova ra mắt phiên bản mới
- ·TW Hội Kinh tế Môi trường VN bổ nhiệm Tổng Biên tập, Phó Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Môi trường
- ·Công nghệ này thay đổi hoàn toàn cách chúng ta lái xe
- ·Hà Nội: 700 học sinh được tuyển thẳng lớp 10 năm học 2024
- ·Xôn xao xe máy cũ 'còn zin' giá trăm triệu đồng
- ·Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng
- ·Lan tỏa văn hóa đọc trong trường học vùng cao