【giải liga mx, mexico】Sau Iraq và Syria, IS mở rộng ảnh hưởng tại Libya
Vì sao và bằng cách nào phương Tây phải giải quyết mối đe dọa này trước khi quá trễ theo như tuyên bố của Paris và qua các nỗ lực vận động chính trị đang diễn ra tại Rome?
Nội bộ Libya rối loạn kể từ cuộc chính biến lật đổ chính quyền của nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi. Liên minh Hồi giáo vũ trang "Bình minh Libya" chiếm thủ đô Tripoli và thành lập một Chính phủ tại đây, trong khi Chính phủ và Quốc hội được quốc tế công nhận phải dời đến thành phố Tobruk ở miền Đông. Hệ quả là IS lợi dụng khoảng trống chính trị và quân sự để bành trướng. Theo LHQ, nhóm IS đang có khoảng từ 2.000-3.000 tay súng hoạt động tại Libya, kiểm soát một dải đất 250km dọc theo bờ Địa Trung Hải. Đa số chúng đến từ Iraq, số còn lại đến từ Maroc, Tunisia hay Algeria.
Theo Bộ Quốc phòng Pháp, IS bắt đầu tiến sâu vào nội địa với mục tiêu đánh chiếm các mỏ dầu. Nguy cơ IS tuyên bố thành lập chính quyền ở Libya sẽ là cơn ác mộng đối với phương Tây. Bốn năm sau khi chế độ Gaddafi sụp đổ, Libya gần như một “đất nước vô Chính phủ”, trở thành sào huyệt mới cho tổ chức thánh chiến IS khi Iraq và Syria không còn là nơi an toàn.
Theo một chuyên gia về người di cư, Liên minh châu Âu phải gấp rút ngăn chặn làn sóng người di cư vượt biển từ Libya tràn vào châu Âu từ hai năm nay. Nếu Libya rơi vào tay IS, không chỉ an ninh của châu Âu bị đe dọa, mà còn ảnh hưởng tới tình hình an ninh các nước trong khu vực như Ai Cập, Algeria, Tunisia và các nước Bắc Phi khác. Năm 2013, với kho vũ khí của quân đội Libya tan rã để lại, phe thánh chiến ở Mali đã tiến sát thủ đô Bamako trước khi bị quân đội Pháp đẩy lùi.
Viễn cảnh tổ chức khủng bố này kiểm soát Libya buộc cộng đồng quốc tế phải hành động, gây sức ép với hai phe đối địch tại Libya chấp nhận một giải pháp chính trị. Pháp cho rằng nhiệm vụ chiến đấu chống IS là của quân đội Libya. Để có thể làm được điều đó, hai phe phái đối địch phải hoà giải, thành lập Chính phủ thống nhất. Cuối cùng, qua nỗ lực của LHQ, Chính phủ Libya được quốc tế công nhận ở Tobrouk và Chính phủ ở Tripoli đã đồng ý hoà giải.
Hội nghị Rome do Mỹ và Italy tổ chức, diễn ra từ ngày 13-12, bàn về việc thành lập một Chính phủ liên hiệp ở Libya được LHQ công nhận. Đây là bước đi đầu tiên, song là cần thiết để chấm dứt tình trạng hỗn loạn hiện nay tại Libya.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Được cho đất nhưng vẫn không phải... của mình
- ·PAN đặt mục tiêu vốn hóa ‘tỷ đô’ trước năm 2022
- ·Vụ truy thu 125 tỷ đồng thuế: Kiến nghị xác minh C/O
- ·HID bị nhắc nhở vi phạm toàn thị trường
- ·Bệnh tim 10 năm, mẹ nghèo khắc khoải chờ cơ hội cuối cùng
- ·Đo thời gian giải phóng hàng là cần thiết
- ·Giao thông Long An bán hết 100% cổ phiếu đấu giá
- ·Thêm cơ hội thu hút nhà đầu tư Nga vào Việt Nam
- ·Con nằm viện nhi dài ngày, cha vay từng đồng chữa bệnh
- ·Bộ bản thảo tài liệu nghiên cứu về Hán Nôm chờ hỗ trợ xuất bản
- ·Bà lão 85 tuổi gồng mình “gánh” sự sống cho con cháu
- ·Hòa mình vào văn hóa,di sản
- ·Lợi ích của VNACCS/VCIS qua góc nhìn doanh nghiệp
- ·Sáng tác 12 tác phẩm mới về đất và người A Lưới
- ·Khách trúng số 112 tỷ đồng hành cùng VietNamNet 'thắp lửa yêu thương'
- ·PTB: Lợi nhuận quý I tăng 22% so với cùng kỳ
- ·Tin chuyển nhượng 27/4: MU thưởng Ten Hag, Lewandowski đến Barca
- ·Công ty Than Miền Trung bị phạt 50 triệu đồng
- ·Có được bồi thường nhà trên đất nông nghiệp?
- ·Hướng dẫn giám sát hàng hóa xuất khẩu tại cảng Hải Phòng