【thứ hạng của dnipro-1】Thanh tra thuế đối với Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi
Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi. Ảnh TL |
Theo quyết định thanh tra, Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi sẽ bị thanh tra thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập cá nhân (không bao gồm nội dung thanh tra giá giao dịch liên kết) tại văn phòng công ty và các đơn vị trực thuộc.
Trong đó gồm các đơn vị: Nhà máy sữa đậu nành Việt Nam Vinasoy, Nhà máy sữa đậu nành Vinasoy Bình Dương, Nhà máy điện sinh khối An Khê, Nhà máy bia Dung Quất. Thời kỳ thanh tra là năm 2019 và năm 2020.
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn bị thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, kiểm tra công tác khám bệnh, chữa bệnh, thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội tại trạm y tế. Thời kỳ là từ ngày 1/1/2022 đến 31/12/2022.
Đoàn thanh tra có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 117 Luật Quản lý thuế, Điều 22 Luật Bảo hiểm xã hội. Thời hạn thanh tra là 20 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra.
Về kết quả kinh doanh, năm 2022, doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của năm 2022 đạt 8.318 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ. Trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế, công ty đạt 1.286 tỷ đồng, tăng 33 tỷ đồng so với năm 2021.
Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi tiền thân là Công ty Đường Quảng Ngãi thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, được thành lập trên cơ sở cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, theo Quyết định số 2610/QĐ/BNN-ĐMDN ngày 30/9/2005. Ngành nghề kinh doanh chính gồm: công nghiệp chế biến đường, mật, thực phẩm, đồ uống, bao bì; khai thác, sản xuất chế biến và kinh doanh nước khoáng.
Đường Quảng Ngãi đang sở hữu các thương hiệu sữa đậu nành Fami, Vinasoy và mới nhất là dòng sữa chua uống từ thực vật đầu tiên Veyo. Lợi thế của QNS trong mảng này không chỉ vùng nguyên liệu mà còn nắm ngân hàng gen đậu nành với hơn 1.533 giống tính đến cuối năm 2022.
Báo cáo của Kantar Worldpanel cho biết, Vinasoy hiện nằm trong top 10 nhà sản xuất được chọn mua nhiều nhất ở nông thôn Việt Nam; đồng thời thương hiệu Fami giữ vị trí số 2 ở khu vực nông thôn và vị trí thứ 7 ở khu vực thành thị trong ngành hàng sữa và sản phẩm thay thế sữa.
Theo lịch sử giao dịch cổ phiếu QNS trên UpCom, hiện tại cổ phiếu này có khối lượng giao dịch bình quân khoảng 95 nghìn cổ phiếu/phiên, với mức giá dao động trong biên độ hẹp, xoay quanh mức 38.500 đồng/cổ phiếu suốt trong 3 phiên giao dịch gần nhất từ 6 - 8/3. |
(责任编辑:Thể thao)
- ·Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- ·Văn phòng Đại diện Báo Đầu tư tại Đà Nẵng nhận Bằng khen của UBND TP. Đà Nẵng
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN
- ·Vài ngày sau khi báo lãi quý đầu tiên, Công ty mẹ Shopee tiếp tục cắt giảm nhân sự
- ·Vụ chuyến bay giải cứu: Ông Nguyễn Anh Tuấn khai chạy án vì thương người
- ·Đào Thị Hà lên tiếng về sự hiểu lầm câu chuyện năm xưa với H'Hen Niê
- ·Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Quốc vương Brunei Haji Hassanal Bolkiah
- ·Công ty VNG (VNZ) xin hoãn công bố báo cáo tài chính kiểm toán cho năm tài chính 2022
- ·Tấn công mạng có thể tiếp diễn, website VN cần chủ động
- ·Á hậu Tường San nhờ fan chọn giúp National Costume
- ·Soi kèo góc Perth Glory vs Western United, 17h45 ngày 3/1
- ·Sửa đổi nội quy kỳ họp để nâng cao hiệu quả hoạt động Quốc hội
- ·Lợi nhuận Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam (ABIC) giảm 19%, không đạt kế hoạch năm 2022
- ·Siêu Mẫu Như Vân và khán giả tư vấn trang phục dân tộc cho Kiều Loan
- ·'Nhường chỗ' cho hồ chứa nước Ka Pét, rừng được khai thác và trồng mới thế nào?
- ·Bế mạc và trao giải Hội thi Bí thư chi bộ giỏi năm 2024 cấp tỉnh
- ·TP.Dĩ An: Tiếp tục tập trung giải pháp quyết liệt thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
- ·H'Hen Niê
- ·Luân chuyển dòng tiền nhịp nhàng thúc đẩy quay vòng vốn trên thị trường
- ·ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho Việt Nam ở mức 6,5% trong năm 2022