会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kq bdn】Còn nhiều chính sách bất cập ảnh hưởng đến doanh nghiệp cần tháo gỡ!

【kq bdn】Còn nhiều chính sách bất cập ảnh hưởng đến doanh nghiệp cần tháo gỡ

时间:2024-12-23 17:19:01 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:334次
Xuất khẩu thủy sản bội thu
Doanh nghiệp thủy sản xanh là hướng chọn lựa tốt nhất để xuất khẩu bền vững
Thủy sản Việt Nam hấp dẫn nhiều khách nước ngoài tại triển lãm thủy sản quốc tế tổ chức cuối tháng 8/2022. 	Ảnh: T.H
Các doanh nghiệp thủy sản kỳ vọng các chính sách sẽ hỗ trợ thuận lợi cho doanh nghiệp. Ảnh: T.H

Theo bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), thành công xuất khẩu trong năm 2022 phải kể đến việc sửa đổi, bổ sung chính sách của cơ quan quản lý chuyên ngành. Trước hết phải nói đến Thông tư 06/2022/TT-BNNPTNT sửa đổi, bổ sung các Thông tư về kiểm dịch thủy sản, trong đó đã bãi bỏ quy định kiểm dịch đối với sản phẩm thủy sản chế biến đông lạnh dùng làm thực phẩm nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu, gia công xuất khẩu sau 7 năm kiến nghị.

Năm 2022 cũng đánh dấu một năm thành công của Hiệp hội trong vận động chính sách liên quan một số nội dung của Dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) 2020. Sau nhiều kiến nghị, ngày 10/1/2022, Chính phủ đã chính thức ban hành Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật BVMT, trong đó trên 70% các kiến nghị của các Hiệp hội đã được Chính phủ tiếp thu, sửa đổi.

Bên cạnh đó, VASEP cùng với nhiều hiệp hội ngành hàng khác đã kiến nghị các vấn đề liên quan đến thu phí sử dụng hạ tầng, dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực cảng biển tại TPHCM và Dự thảo Luật thực hiện Dân chủ ở cơ sở. Kết quả là TPHCM đã giải quyết một phần các kiến nghị của các Hiệp hội (như giảm mức thu phí hạ tầng cảng biển với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu khi mở tờ khai ngoài TPHCM xuống ngang bằng với mức thu phí khi doanh nghiệp mở tờ khai tại TPHCM, giảm mức phí đối với hàng gửi kho ngoại quan, hàng chuyển khẩu) từ ngày 1/8/2022.

Tuy nhiên, trên thực tế hiện nay, các doanh nghiệp thủy sản vẫn còn những vướng mắc tồn tại đã lâu mà VASEP và doanh nghiệp đang tiếp tục kiến nghị các cơ quan thẩm quyền xem xét tháo gỡ, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hợp pháp và hợp lý.

Đó là vướng mắc lớn về quy định ngưỡng phospho (quá nghiêm ngặt) tại QCVN 11-MT:2015 cho nước thải chế biến thuỷ sản cũng như tại Dự thảo QCVN nước thải công nghiệp 2021 và chưa có quy định riêng về tiêu chuẩn nước thải ao nuôi tôm-cá tra thâm canh.

Thứ hai là, bất cập về việc bùn thải thủy sản chưa được phân loại là mã TT-R (làmã chochất thải rắn công nghiệp thông thường)

Thứ ba là, bất cập về quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải.

Vướng mắc về quy định sử dụng muối i-ốt trong chế biến thực phẩm quy định tại Nghị định 09/2016/NĐ-CP đến nay vẫn chưa được sửa đổi và chưa nhận được phản hồi cụ thể từ Bộ Y tế.

Liên quan đến ghi nhãn dinh dưỡng đối với thực phẩm, Bộ Y tế đang lấy ý kiến cho dự thảo, trong đó có nhiều quy định chưa phù hợp với khu vực và quốc tế, chưa phù hợp với nguyên tắc quản lý rủi ro, không phù hợp với Nghị định 111/2021/NĐ-CP, thực tiễn Việt Nam, và thông lệ quốc tế, gây tốn kém, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, Bộ Y tế chưa tiếp thu các góp ý của các Hiệp hội ngành hàng thực phẩm. Đến nay, Bộ chưa đưa ra thêm dự thảo mới nhưng cũng chưa ban hành Thông tư này.

Bên cạnh đó, hai vấn đề đang là gánh nặng chi phí với doanh nghiệp thủy sản, đó là: Quy định mức thu kinh phí công đoàn 2% quỹ lương và quy định tỷ lệ đóng bảo hiểm xã hội cao. Hai vấn đề này đều được VASEP và các Hiệp hội đã nhiều lần có văn bản kiến nghị và trao đổi tại các cuộc họp với Chính phủ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ LĐTB&XH nhưng chưa được xem xét.

Năm 2023 được dự báo là năm khó khăn đối với doanh nghiệp xuất khẩu vì kinh tế thế giới có dấu hiệu suy thoái ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ hàng hóa và thực phẩm. Cộng đồng doanh nghiệp kỳ vọng môi trường kinh doanh trong nước sẽ bớt áp lực hơn với doanh nghiệp, để sức khỏe doanh nghiệp được duy trì ổn định đối phó với lạm phát và các chi phí đầu vào tăng cao và để có đà hồi phục khi thế giới ổn định trở lại.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • 4 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD trong hai tháng đầu năm 2024
  • Giật mình trước giá bán mô hình siêu xe Ferrari, đắt ngang chiếc Hyundai Accent
  • Giá 750 triệu, xe SUV Pháp Peugeot 3008 sau 3 năm sử dụng còn 'chất' đến đâu?
  • Toyota bị kiện vì độc quyền khiến chủ xe phải nạp nhiên liệu của đối tác 'ruột'
  • Giá xăng dầu hôm nay 01/11: Dầu trong nước và thế giới đồng loạt tăng
  • 6 thương hiệu ô tô chỉ tập trung sản xuất xe SUV và bán tải
  • Những điều bất thường báo hiệu ô tô của bạn sắp mất phanh
  • Nóng trên đường: Những pha xử lý ẩu, 'không biết lượng sức mình' của tài xế
推荐内容
  • Khoảng 9.324ha diện tích sản xuất có nguy cơ bị ảnh hưởng do lũ
  • SMV hợp tác cùng PTM phát triển thương hiệu MG tại Việt Nam
  • VinFast tung loạt ưu đãi đặc quyền cho khách mua VF 7 trong tháng 8
  • Gã đàn ông hung hăng đập vỡ kính ô tô, hai mẹ con trong xe khóc lóc van xin
  • Giá vàng hôm nay 26/9: Vàng nhẫn neo ở đỉnh kỷ lục 83 triệu đồng
  • 10 mẫu SUV điện chạy nhanh nhất thế giới, nhiều xe đã có ở Việt Nam