【lịch liên đoàn anh】Kinh nghiệm thoái vốn đầu tư
Thành lập Ủy ban thoái vốn
Ở Pháp có thể thoái vốn tại các DN mà Nhà nước nắm giữ trực tiếp trên 20% vốn. Chính phủ ban hành các quy định về: Thẩm định giá trị DN và xác định giá trị phần vốn góp; các thỏa thuận về mặt pháp lý,ệmthoáivốnđầutưlịch liên đoàn anh tài chính và các điều kiện thanh toán; các điều kiện đảm bảo về lợi ích quốc gia và các vấn đề về thuế trong giao dịch.
Chính phủ ban hành Nghị định về thoái vốn ở các DN trong danh sách chỉ định, các DN thỏa mãn điều kiện (tổng số nhân viên của công ty mẹ và công ty con mà công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn, lớn hơn 1.000 người và doanh thu lớn hơn 150 triệu Euro ở kỳ kế toán gần nhất), sau đó Bộ trưởng Kinh tế Pháp sẽ ban hành các quyết định thực hiện nghiệp vụ thoái vốn.
Ủy ban thoái vốn được thành lập theo Nghị định của Chính phủ gồm 9 thành viên nhiệm kỳ 5 năm, không thuộc thành phần nhân sự cấp cao của DN thoái vốn và phía đối tác. Ủy ban này sẽ xác định giá trị DN được sẽ thoái vốn và tham mưu cho Bộ trưởng về kinh tế trong lựa chọn đối tác. Ủy ban chịu sự chỉ đạo của Bộ trưởng về kinh tế và Bộ trưởng sẽ quyết định giá trị của DN với điều kiện không được thấp hơn so với ý kiến đề xuất của Ủy ban trong thời hạn 30 ngày, đồng thời quyết định đối tác bán vốn.
Bán phần vốn- hầu hết phải được Chính phủ thông qua
Tại Thụy Điển, Chính phủ rút vốn hoặc giảm tỷ lệ sở hữu tùy thuộc vào tình hình kinh tế từng thời kỳ. Ví dụ năm 2011, Chính phủ giảm tỷ lệ sở hữu tại 3 DN là Nordea, SAS và Bilprovningen thông qua việc bán cổ phần nhằm tự do hóa cạnh tranh đối với các DN cùng ngành, đồng thời dùng tiền này để bù đắp các khoản nợ công.
Bộ Ngân khố Ba Lan là cơ quan xây dựng kế hoạch tư nhân hóa hoặc bán bớt vốn Nhà nước tại DN. Kế hoạch này được Hội đồng Bộ trưởng phê duyệt và có sự thông qua của Chính phủ theo từng giai đoạn. Kế hoạch tư nhân hóa bao gồm mục tiêu tư nhân hóa và danh sách các ngành nghề và DN sẽ tiến hành tư nhân hóa hoặc bán cổ phần.
Kế hoạch tư nhân hóa giai đoạn 2008- 2011 có 802 DN được tư nhân hóa, 26 DN không tiếp tục tiến hành hoặc không thực hiện tư nhân hóa, 23 DN hoãn việc thực hiện tư nhân hóa vì các lý do về thực trạng pháp lý.
Kế hoạch, năm 2012- 2013, Ba Lan sẽ thực hiện tư nhân hóa đối với 279 DN thuộc sự kiểm soát của Bộ Ngân khố, 15 DN thuộc Bộ Quốc phòng, 4 DN thuộc Bộ Kinh tế và 2 DN thuộc Bộ Giao thông, Xây dựng và Hàng hải. Bộ Ngân khố Ba Lan dự kiến bán phần vốn tại 85% số DN dưới sự kiểm soát của mình. Sự tham gia của Bộ Ngân khố tại các DN khác vẫn được duy trì- có cổ phần/vốn góp chi phối hoặc cổ phần/vốn góp đảm bảo quyền quản trị DN (gồm các DN thuộc các lĩnh vực như năng lượng, tài chính và quốc phòng).
Tại Singapore, đối với các DN Temasek đầu tư (Temasek – linked – companies - TLCs) mà Temasek có cổ phần hơn 50% thì việc thoái vốn phải được Báo cáo Bộ Tài chính và có sự thông qua của Chính phủ. Chính phủ sẽ quyết định tiếp tục nắm giữ (100%) hay duy trì cổ phần đa số/đáng kể (lớn hơn 50%) đối với các TLCs mang tính chiến lược và cốt lõi/cơ bản đối với Singapore như hàng không, cảng biển, mạng lưới điện, hoặc những DN có hoạt động chiến lược và có tiềm năng toàn cầu/khu vực.
Trong khi đó, với các DN công có cổ phần nhỏ hơn 50%, Chính phủ quyết định giảm cổ phần/thoái vốn (có kiểm soát) đối với những DN không còn liên quan đến các mục tiêu của Chính phủ hay Temasek. Ví dụ: Khi thị trường điện của Singapore phát triển, Chính phủ đã quyết định giảm vốn tại các công ty sản xuất điện như Power Seraya, Power Senoko và Tuas Power…
Uỷ ban Quản lý DNNN Philippines có nhiệm vụ xác định hình thức hoạt động của DNNN trong thời gian kế tiếp, trong đó bao gồm quyết định giải thể, phá sản, thoái vốn và tái cơ cấu đối với từng DNNN. Các quyết định này phải được Tổng thống thông qua và báo cáo Quốc hội. Kế hoạch thoái vốn/ tư nhân hoá hàng năm của Indonesia cũng phải được sự phê chuẩn của Tổng thống.
Tại Việt Nam, nhằm đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu DNNN, Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết cho phép các tập đoàn, tổng công ty, DNNN được thoái vốn đầu tư dưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ sách sau khi đã trừ đi khoản dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính theo quy định và trên cơ sở phương án thoái vốn đã được chủ sở hữu xem xét, quyết định. Việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tại các công ty cổ phần chưa niêm yết có giá trị tính theo mệnh giá từ 10 tỷ đồng trở lên, doanh nghiệp được lựa chọn thuê tổ chức tài chính trung gian (các công ty chứng khoán) bán đấu giá, hoặc tự tổ chức đấu giá tại doanh nghiệp. Trường hợp đấu giá không thành công doanh nghiệp báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định bán thỏa thuận. Đây được xem làm một cú "hích" quan trọng tháo gỡ về chính sách để đẩy nhanh việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các DNNN. Hiện Bộ Tài chính đang khẩn trương dự thảo Quyết định để có thể thực hiện có kết quả Nghị quyết này. |
Minh Anh
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Làm rõ việc 2 phóng viên báo Gia đình Việt Nam bị hành hung khi điều tra sai phạm
- ·Exhibitions showcase historic Paris Peace Accords
- ·PM inspects Tuyên Quang
- ·Foreign ministry asked to optimise opportunities for national development
- ·Thủ tướng đặt 5 bài toán lớn cho ‘tổng tham mưu’ về kinh tế
- ·Legislators support issuance of national master plan for 2021
- ·Việt Nam calls for the promotion of multilateralism at Voice of Global South Summit
- ·President receives delegates ahead of the 50th anniversary of Paris Peace Accords
- ·Tổng thống Putin sẵn sàng cho lễ nhậm chức tại điện Kremlin
- ·Condolences to Senegal over Kaffrine bus crash
- ·Chuyển đổi Thời báo Doanh nhân thành Tạp chí Doanh nhân và Pháp lý
- ·PM inspects Tuyên Quang
- ·UNDP pledges to support Việt Nam in green energy transition
- ·Meeting reviews Việt Nam’s participation in ASEAN in 2022
- ·Những ô tô cũ chính hãng giá 200 triệu đồng đang rao bán tại Việt Nam
- ·Action plan issued to accelerate national anti
- ·Birthplace information added to new Vietnamese passports
- ·Việt Nam supports expansion of UN Security Council
- ·Quảng Ninh: Đang vận chuyển 200 gói ma túy thì bị bắt giữ
- ·Paris Peace Accords: 50 years on