【lich bong đa anh】Hãng phim truyện Việt Nam và những phận người nửa đời dang dở
Các thế hệ nghệ sĩ hôm qua tụ họp tại Nhà hát Lớn Hà Nội để kỷ niệm 70 năm Điện ảnh cách mạng Việt Nam. Trong số này,ãngphimtruyệnViệtNamvànhữngphậnngườinửađờidangdởlich bong đa anh nhiều nghệ sĩ thế hệ đầu tiên đã mất, nhiều nghệ sĩ kỳ cựu từng gắn bó với nhiều bộ phim điện ảnh lớn từ chối góp mặt. Niềm vui không trọn vẹn khi ngày vui của ngành điện ảnh, nhiều nghệ sĩ đã và đang là người của Hãng phim truyện Việt Nam vẫn nhức nhối câu hỏi về số phận của Hãng vẫn trong cảnh "chết lâm sàng".
VietNamNet ghi lại ý kiến của 2 đạo diễn Bùi Tuấn Dũng và Đinh Tuấn Vũ của Hãng phim truyện Việt Nam. Họ nhiều năm qua vẫn phải bươn chải làm các dự án phim ngoài để duy trì đam mê nghề nghiệp khi Hãng gần như không còn việc để làm.
Đạo diễn Bùi Tuấn Dũng (SN 1972): Vội vàng cổ phần hoá, ai cũng biết sẽ có kết thúc thảm hoạ
Nhìn lại quá khứ, cũng gần thôi, việc vội vàng cổ phần hoá ở Hãng phim truyện Việt Nam ai cũng biết sẽ có kết thúc thảm hoạ. Tuy nhiên, thảm hoạ với ai? Ai sẽ được hưởng lợi hoặc nghĩ đơn giản rằng mình sẽ được hưởng lợi? Bao trùm tất cả vẫn là những phận người nửa đời dang dở. Họ là cán bộ, công nhân viên chức, nghệ sĩ và kỹ thuật viên cả đời gắn bó với ngôi nhà số 4 Thuỵ Khuê này, họ sẽ đi về đâu? Đối diện với những câu hỏi đó chỉ là những nhóm lợi ích, sự vô cảm và ngoảnh mặt.
Bạn thử nghĩ xem, bạn học một nghề đặc biệt để thoả mãn ước mơ. Bạn xin vào một cơ quan cũng đặc biệt như thế, hăng say cống hiến, làm việc chuyên môn đến nửa hoặc 2/3 đời người. Cơ quan gắn bó như gia đình bạn, đồng nghiệp thân thiết như anh em. Rồi một hôm bạn được một tay lạ hoắc từ đâu đó báo là hãy ra đường đi. Bạn bị cắt lương tháng, bảo hiểm xã hội ngưng đóng, bảo hiểm y tế cũng bị cắt. Bạn mất tất cả những gì bạn đã cống hiến. Đó là sức khoẻ, tuổi trẻ, và quan trọng nhất là tình yêu thương với cơ quan, với đồng nghiệp và tình yêu nghề nghiệp mà bạn tôn thờ, trân trọng suốt cả cuộc đời.
Tôi nghĩ những người mưu toan chiếm Hãng đã ngây thơ không tính tới điều này. Nghề của chúng tôi liên quan mật thiết đến nhau. Chúng tôi sống và làm việc cùng nhau liên tục nhiều tháng ròng, cùng nhau vượt qua những khó khăn của công việc mỗi ngày. Chúng tôi là lính chiến, là đồng đội và trên hết, chúng tôi giống như một gia đình. Người ngoài rất khó mà hiểu được. Thứ này nó giống như tình yêu dân tộc, nó ăn vào máu thịt và nó được minh chứng qua nhiều cuộc trường chinh ở xứ mình…
Tôi về Hãng năm 2002, tới nay cũng 21 năm. Hãng tôi ngoài đất vàng ở nhiều nơi thì tài sản quý giá nhất vẫn là con người. Mấy chục năm qua, chúng tôi tự hạch toán và trả lương chứ không phải là một đơn vị được bao cấp như mọi người trước đây vẫn lầm tưởng. Cổ phần hoá ở Hãng phim truyện Việt Nam là tất yếu nhưng tiến trình thế nào để không bị thất thoát tài sản của Nhà nước lại là một vấn đề.
Hình ảnh hoang tàn ở Hãng phim truyện Việt Nam (clip do đạo diễn Bùi Tuấn Dũng quay ngày 15/3)
Chúng tôi chỉ kiếm sống bằng nghề nên việc kiếm tiền trả lương cho anh em ở Hãng, theo tôi là một việc đơn giản. Tuy nhiên, không hiểu sao từ khoảng 2010 trở đi, chúng tôi có rất ít phim làm cho các hãng bên ngoài. Đây là nguồn sống chính của tất cả anh chị em. Ngoài một số phim của tôi và đạo diễn Nguyễn Thanh Vân đưa về thì chỉ lẻ tẻ được một số phim của các đạo diễn khác. Có phim do Hãng tôi tự bỏ tiền sản xuất bỗng thành thảm hoạ do vay tiền doanh nghiệp để làm. Làm xong phim bán mãi không ai mua. Đời sống anh chị em trở nên tồi tệ khiến nhiều vấn đề nảy sinh rồi thì cổ phần hoá, việc dường như được dư luận xã hội lúc đó hiểu, là tất yếu.
Tuy nhiên, sau này thì chúng tôi hiểu, kịch bản này đã được dàn dựng từ lâu với nhiều mưu toan có hệ thống. Tuy nhiên, việc cổ phần hoá được Chính phủ kết luận là có nhiều sai trái và đã bị huỷ bỏ này, đã diễn ra đầy kịch tính và có cái kết thảm hoạ cho cả chính diện, phản diện như bây giờ thì hình như cả biên kịch và đạo diễn phi vụ này đều không tính được.
Mong rằng mọi việc sẽ sớm được giải quyết chứ hôm qua, nghe NSND Trà Giang và nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân nói ở Nhà hát Lớn Hà Nội, tôi đau lòng lắm. Hiện nay, Hãng đang chết lâm sàng, tuy nhiên mọi người vẫn đang làm việc ở các phim trường của các công ty khác. Tôi cũng đang làm phim và các anh chị em vẫn đang đi làm phim với tôi. Hãng phim truyện Việt Nam rồi sẽ trở lại như xưa, như cánh chim đầu đàn thôi. Tôi tin rằng trời cao có mắt, lòng người có nhân.
Đạo diễn Đinh Tuấn Vũ (SN 1989): Phải có câu trả lời cho Hãng, không thể bỏ mặc như bấy lâu nay
Tôi nghĩ với bất cứ người làm điện ảnh nào, 15/3 cũng là một ngày thiêng liêng. Với những người thuộc Hãng phim truyện Việt Nam - số 4 Thuỵ Khuê như tôi, đó còn là một ngày khiến chúng tôi được gợi lại một quá khứ hào hùng của Hãng.
Tôi rất tiếc khi mình không thể tham gia lễ kỷ niệm tại Nhà hát Lớn vì đang bận quay bộ phim mới ở xa. Trong đoàn làm phim của tôi cũng có một số anh em quay phim, kỹ thuật từng làm việc cho Hãng. Chúng tôi vẫn thường ôn lại rất nhiều kỷ niệm thời kỳ vàng son. Và tôi tin nếu những con người của Hãng phim truyện Việt Nam vẫn còn làm phim, còn cống hiến, cái tên đó sẽ không bao giờ biến mất.
Với Hãng phim truyện Việt Nam, tôi nghĩ dùng từ “sống dở chết dở” là chưa chính xác. Bởi vì gần như toàn bộ anh chị em nghệ sĩ, nhân viên đã không nhận lương, không có bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội từ 5 năm nay. Chúng tôi không thể làm gì khác hơn là tìm kiếm cơ hội làm việc bên ngoài và chờ đợi một phép màu cho Hãng của mình.
Phim cuối cùng của Hãng phim truyện Việt Nam là Cuộc đời của Yến do tôi đạo diễn, cũng là bộ phim đầu tiên tôi được nhận vai trò này trong khoảng thời gian công tác tại Hãng. Phim được hoàn thành cách đây gần 8 năm. Nghĩa là trong gần 8 năm qua, Hãng đã gần như “đóng băng”. Đó là một thời gian dài kỷ lục và là nỗi đau của rất nhiều người yêu điện ảnh Việt Nam.
Có rất nhiều cô chú (cả những NSND) trong thời gian qua đã đến tuổi về hưu và họ phải ngậm ngùi chia tay nơi mình đã cống hiến suốt cuộc đời, nơi họ đã đóng góp nhiều tác phẩm sống mãi với thời gian mà không có một chế độ đãi ngộ đúng mức. Hãng phim truyện Việt Nam xứng đáng được nhận câu trả lời chính thức về tương lai chứ không phải bị bỏ mặc như bấy lâu nay.
Hoang lạnh Hãng phim truyện Việt Nam trên đất vàng giữa thủ đô
Hãng phim truyện Việt Nam ở số 4 Thụy Khuê mỗi ngày một xập xệ, không ai quét dọn trông nom, các phòng làm việc đều cửa đóng then cài, ai đi qua cũng ái ngại.(责任编辑:Cúp C2)
- ·Hôm nay, các trường Công an nhân dân sẽ công bố điểm trúng tuyển?
- ·Hình ảnh đặc sắc trong Lễ bế mạc Hội thao nghiệp vụ trên biển lần thứ 10
- ·Giá vàng hôm nay 11/4: Giá vàng trong nước tiếp tục giảm nhẹ
- ·Ngành Hải quan đưa ra nhiều giải pháp thu ngân sách năm 2024
- ·Nữ bệnh nhân thứ 17 nhiễm Covid
- ·Bổ nhiệm tân Cục trưởng Cục Hải quan Bình Dương Nguyễn Trần Hiệu
- ·Ngành Thuế và Hải quan nộp ngân sách hơn 15.300 tỷ đồng qua thanh tra, kiểm tra
- ·Lai Châu tránh khai thác tuỳ tiện, xuất khẩu thô đất hiếm
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu 6 điều cần phải thực hiện để phát triển bền vững
- ·Tập đoàn TKV hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đề ra trong năm 2023
- ·Xây ga ngầm đường sắt cạnh Hồ Gươm: Bộ Giao thông lên tiếng
- ·Doanh nghiệp hưởng lợi lớn khi được công nhận chế độ ưu tiên hải quan
- ·Điểm lại những giải pháp giúp hàng hóa thông suốt khi triển khai Nghị quyết 105
- ·PMI vượt mốc 50, ngành sản xuất Việt Nam tăng trưởng trở lại
- ·Đáp án môn Tiếng Anh mã đề 407 THPT Quốc gia 2018 chính xác nhất
- ·Doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ: Tăng kết nối, thêm thông tin mở rộng thị trường
- ·Thủ tướng cùng Văn phòng Chính phủ ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3
- ·Thị trường 8/3: Hoa tươi bạc triệu ế ẩm, bó 1 bông đắt khách
- ·Bình Định: 500 người bao vây, đòi đánh thương lái vì nghi bắt cóc trẻ em
- ·TP. Hồ Chí Minh: Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác giám sát hải quan