【soi kèo everton vs man city】Hết lo nguyên liệu, dệt may tăng tốc sản xuất
Doanh nghiệp dệt may TPHCM kiến nghị tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng dịch Covid -19 | |
Doanh nghiệp dệt may cần có chính sách hỗ trợ cụ thể và tức thời | |
Doanh thu của TNG tăng 240% nhờ sản xuất khẩu trang | |
Vinatex cung ứng 8,5 triệu khẩu trang ra thị trường |
Dự báo dịch Covid-19 sẽ gây khó khăn cho đơn hàng dệt may và cả đơn giá hàng hóa trong 6 tháng cuối năm 2020. Ảnh: Nguyễn Thanh. |
Lần đầu tiên XK giảm trong 2 tháng
Theo Bộ Công Thương, trong 2 tháng đầu năm nay, ngành dệt chỉ tăng trưởng 8,5% (tăng thấp hơn 1,8 điểm phần trăm); ngành may chịu tác động khá lớn khi 2 tháng chỉ tăng 0,2%, trong khi cùng kỳ năm 2019 tăng 10,6%. Tương tự như ngành da giày, ngành dệt may Việt Nam phải NK số lượng lớn nguyên liệu dệt may từ thị trường Trung Quốc để phục vụ sản x8iuất, XK. Nếu dịch Covid-19 kéo dài sẽ khiến DN gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nguyên vật liệu đầu vào, tăng chi phí sản xuất khi phải NK nguyên liệu giá cao hơn hàng Trung Quốc. |
Theo thông tin mới nhất từ Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex): Dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng nhất định đến kim ngạch XK của dệt may. Cụ thể 2 tháng đầu năm, XK dệt may đạt 5,3 tỷ USD, giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, đáng chú ý là XK sợi chỉ đạt 512 triệu USD, giảm tới 16% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm khá sâu do các nhà máy tại Trung Quốc dệt vải từ sợi NK từ Việt Nam mở cửa chậm từ 10-15 ngày do dịch Covid-19.
Đại diện Vinatex nhấn mạnh: Với ảnh hưởng của dịch Covid-19, lần đầu tiên kim ngạch XK 2 tháng đầu năm của dệt may Việt Nam bị giảm. Bình quân các năm trước (2015-2019), lượng kim ngạch XK 2 tháng đầu năm đều tăng 10%. Cá biệt năm 2018, kim ngạch XK của dệt may Việt Nam thậm chí tăng đến 20%.
Suốt từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc làm gián đoạn giao thương biên giới Việt-Trung, điều khiến nhiều DN dệt may lo lắng là đứt quãng nguồn nguyên phụ liệu. Tuy nhiên, đến nay khó khăn này đã tạm được giải quyết.
Ông Cao Hữu Hiếu, Phó Tổng giám đốc Vinatex chia sẻ, đến trung tuần tháng 3, nguyên vật liệu ngành dệt may đã cung ứng trở lại tương đối đủ nên các nhà máy đã có đủ nguyên liệu cơ bản cho sản xuất trong tháng 3 và tháng 4. "Trao đổi với Công ty May 10 và một số đơn vị trực thuộc tập đoàn cho thấy, nguyên phụ liệu hiện vay về tương đối ổn. Các đơn vị đang phải tính câu chuyện gia tăng sản xuất, đẩy đầu ra lên. Trước đây, khi lo ngại thiếu nguyên phụ liệu các DN đã phải đàm phán với phía đối tác, giãn các đơn hàng thì nay phải tính toán tăng tốc để bù đắp lại", ông Hiếu nói.
Có đơn hàng như cạnh tranh giá
Nhắc về câu chuyện dịch bệnh Covid-19 chưa biết khi nào mới có thể được kiểm soát, liệu các đơn hàng XK của DN dệt may thời gian tới có bị ảnh hưởng, ông Hiếu phân tích: Rủi ro hiện nay là kinh tế thế giới bị suy giảm do dịch Covid-19 nên tổng cầu thế giới giảm, sẽ gây khó khăn cho đơn hàng và cả đơn giá hàng hóa trong 6 tháng cuối năm 2020. "Đơn hàng cho những tháng tới rất khó nói. Trong năm 2019 và 2020, DN dệt may đối diện nhiều khó khăn đến từ nhà NK, đặc biệt là sức ép làm giá. Đơn hàng có nhưng vấn đề giá cả như thế nào. Hiện nay, các nước như Bangladesh, Srilanka được đánh giá là các nước có thu nhập cho người lao động dệt may thấp hơn Việt Nam", ông Hiếu nói.
Mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành Chỉ thị với những giải pháp cấp bách, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện nhiệm vụ "kép" vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế, xã hội. Cụ thể, Chính phủ sẽ tung gói tín dụng 250.000 tỷ đồng, gói tài khóa 30.000 tỷ và hàng loạt biện pháp khác để giúp doanh nghiệp vượt qua Covid-19. Đề cập tới nội dung này, ông Cao Hữu Hiếu bày tỏ, một trong những vấn đề DN dệt may mong muốn tháo gỡ là chuyện giờ làm thêm của người lao động. Để phục vụ "chiến dịch" khẩu trang, nhiều đơn vị của Vinatex phải làm thêm nhiều giờ, thậm chí làm cả thứ Bảy, Chủ nhật. Theo đúng quy định, số giờ làm thêm trong năm của người lao động chắc chắn bị vượt, kiến nghị có cách tính toán hợp lý để không ảnh hưởng tới XK dệt may.
Từ góc độ của DN cụ thể tham gia "chiến dịch" sản xuất khẩu trang, ông Trần Việt, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt Kim Đông Xuân cho biết thêm: Sản phẩm của Dệt kim Đông Xuân có 90% là XK đi Nhật Bản. Khi DN tham gia sản xuất khẩu trang, Đông Xuân đã thông báo với Vinatex và Tập đoàn đã phải có công văn gửi khách hàng Nhật Bản để xin giãn giao hàng, dành năng lực sản xuất khẩu trang. Để vừa đáp ứng đơn hàng XK ở mức nhất định, vừa đảm bảo tham gia sản xuất khẩu trang phục vụ thị trường nội địa, người lao động của Đông Xuân đã phải nỗ lực rất nhiều, làm song song.
Ngoài vấn đề giờ làm thêm, ông Hiếu nhấn mạnh: "Câu chuyện về ưu đãi thuế, khi có hướng dẫn cụ thể chúng tôi sẽ tiếp cận ngay. Ngoài ra, DN mong muốn có sự hỗ trợ sát sườn về nguồn vốn, có chế tài riêng cho ngành dệt may thuận lợi tiếp cận vốn đầu tư, vốn ngắn hạn, dài hạn của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhiều khi hướng dẫn có nhưng tiếp cận được là cả quá trình".
Lưu ý DN NK nguyên liệu sản xuất màng lọc kháng khuẩn Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ, khi dịch Covid-19 mới xuất hiện, một số DN Việt Nam chuyển hướng NK nguyên liệu sản xuất khẩu trang kháng khuẩn từ Trung Quốc sang Ấn Độ, tuy nhiên, thời gian gần đây dịch Covid-19 cũng diễn biến phức tạp tại Ấn Độ nên Chính phủ nước này tuyên bố đình chỉ tất cả các loại thị thực, trừ những người mang hộ chiếu ngoại giao, công vụ, tổ chức quốc tế và những người có thị thực làm việc hoặc dự án… nhằm ngăn chặn dịch Covid- 19 đang lây lan. Hiện tại, nguồn nguyên liệu thô để sản xuất màng lọc kháng khuẩn (Meltblown/ Spunbond…) tại Ấn Độ tương đối khan hiếm, do đó, các DN Việt Nam cần lưu ý và thận trọng đối với một số trường hợp quảng cáo trên các trang mua bán trực tuyến về việc có khả năng cung cấp sản phẩm và yêu cầu thanh toán trước 100% giá trị đơn hàng. Trước khi ký kết hợp đồng mua bán DN yêu cầu đối tác cung cấp thông tin chi tiết về nhà máy, giấy kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm, giấy chứng nhận màng lọc đạt chuẩn, giấy chứng nhận ISO, GMP… hạn chế thanh toán đặt cọc trước cho đối tác, nên áp dụng hình thức thanh toán bằng thư tín dụng (L/C). Tiếp tục miễn, giảm phí dịch vụ chuyển tiền ngân hàng Từ nay đến hết năm 2020, Công ty CP Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) và Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC) tiếp tục triển khai thực hiện chương trình giảm phí dịch vụ lần 2 năm 2020. Theo đó, NAPAS sẽ giảm 50% đối với phí dịch vụ chuyển tiền nhanh liên ngân hàng cho các giao dịch có giá trị từ 500.001 đồng đến 2 triệu đồng (giảm từ 1.800 đồng/giao dịch xuống còn 900 đồng/giao dịch, thời gian áp dụng từ nay đến hết ngày 31/12); CIC thực hiện chiết khấu 50% tổng số tiền khai thác sử dụng thông tin tín dụng của tổ chức tín dụng từ tháng 3/2020 đến tháng 12/2020. M.H |
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Bảo hiểm xe máy thu 1.077 tỉ đồng, chi bồi thường 27 tỉ đồng
- ·PM receives Vice Chairman of NPC Standing Committee
- ·Điện Biên Phủ Victory a pride of Indochina trilateral alliance: Cambodian expert
- ·Paris court to issue ruling on AO lawsuit this August
- ·Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo năng lực cung ứng, bảo quản vaccine COVID
- ·PM Chính urges institutional reforms for Red River Delta development
- ·Việt Nam had not received sufficient information on Funan Techo canal project to assess impacts
- ·Second working day of PCC ninth plenum spent on Party building report
- ·Tổng cục Hải quan chỉ đạo xử lý tái xuất phế liệu
- ·Science and technology are the foundation for Việt Nam to surpass: PM
- ·Nửa đầu tháng 3 xuất siêu đạt 1,81 tỷ USD
- ·President Hồ Chí Minh lays foundation for Việt Nam
- ·Việt Nam, UK top diplomats discuss UK's CPTPP membership, economic cooperation, South China Sea
- ·Deputy PM requests listing of administrative reform limitations before May 15
- ·Tạo điều kiện cho khẩu trang vải xuất ngoại
- ·Việt Nam had not received sufficient information on Funan Techo canal project to assess impacts
- ·National Assembly to start election process for NA Chairman and President
- ·Việt Nam, EU eye to further deepen bilateral relations
- ·Tuyệt đối không tiếp tay, bao che cho những hành vi buôn lậu và gian lận thương mại
- ·Party chief’s personnel instructions win support from Cà Mau officials