会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【tin bong da y】Quảng Ninh khởi động 4 dự án 280.000 tỷ đồng; Kiên Giang gọi đầu tư 55 dự án!

【tin bong da y】Quảng Ninh khởi động 4 dự án 280.000 tỷ đồng; Kiên Giang gọi đầu tư 55 dự án

时间:2024-12-23 14:45:45 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:583次

Đó là những thông tin về đầu tưđáng chú ý trong tuần qua.

Cà Mau có 5 nhóm cảng biển ưu tiên phát triển giai đoạn 2021-2030,ảngNinhkhởiđộngdựántỷđồngKiênGianggọiđầutưdựátin bong da y tầm nhìn 2050

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1579/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Trong đó, Cà Mau có 5 nhóm cảng biển được ưu tiên phát triển giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, bao gồm: Bến cảng Hòn Khoai (tại đảo Hòn Khoai, huyện Ngọc Hiển); Cảng Năm Căn (huyện Năm Căn) và Cảng Sông Đốc (huyện Trần Văn Thời).

Cà Mau đang thu hút mời gọi đầu tư vào Dự ánCảng biển Hòn Khoai

Theo đó, Khu cảng biển Cà Mau gồm: Bến cảng Hòn Khoai (đảo Hòn Khoai) là bến cảng tổng hợp tiềm năng phát triển có điều kiện phụ thuộc vào nhu cầu và năng lực của nhà đầu tư.

Khu bến Năm Căn phạm vi quy hoạch: Vùng đất và vùng nước bên phải luồng Năm Căn (trên sông Cửa Lớn, đoạn từ thị trấn Năm Căn ra phía cửa Bồ Đề). Có thể tiếp nhận cỡ tàu có trọng tải đến 5.000 tấn; có bến cảng tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng, khí và bến khách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Cà Mau.

Khu bến Sông Đốc tiếp nhận tàu có trọng tải đến 3.000 tấn, phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Sông Đốc; có bến cảng tổng hợp, hàng rời, hàng lỏng, khí và bến khách.

Cà Mau còn có thể phát triển thêm các bến cảng phụ trợ khác theo nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh như: Bến cảng ngoài khơi cửa Sông Đốc; bến cảng khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) và kho nổi tại khu vực biển Tây phục vụ Trung tâm điện khí LNG Cà Mau phù hợp với quy hoạch phát triển điện lực; các bến phao, khu neo đậu chuyển tải và tránh, trú bão.

Theo quy hoạch hệ thống cảng biển, Chính phủ phân chia thành 5 nhóm để ưu tiên phát triển. Trong đó, Cà Mau là 1 trong 12 địa phương khu vực ĐBSCL nằm trong nhóm cảng biển số 5. Mục tiêu đến năm 2030, hàng hoá dự kiến lưu thông từ 64 - 80 triệu tấn (hàng container từ 0,6 – 0,8 triệu TEU); hành khách từ 6,1 – 6,2 triệu lượt khách. Đến năm 2050 của nhóm cảng biển này, sẽ đáp ứng nhu cầu thông qua hàng hoá với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 5,5 – 6,1%/ năm, hành khách tăng trưởng bình quân khoảng từ 1,1 – 1,25%/ năm. Mục tiêu phát triển thành cảng cửa ngõ khu vực ĐBSCL.

Quảng Ninh khởi động 4 dự án có vốn hơn 280.000 tỷ đồng vào cuối tháng 10

Theo UBND Quảng Ninh, tỉnh đang rà soát tiến độ triển khai các thủ tục pháp lý để chuẩn bị khởi công, khởi động 4 dự án trọng điểm có tổng vốn 283.000 tỷ đồng vào cuối tháng 10/2021.

Bốn Dự án này bao gồm: Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh; Sân golf 27 lỗ tại TX Đông Triều; Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh và Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1). Đến nay, các dự án đã đủ điều kiện sẵn sàng đưa vào khởi công, khởi động.

Phối cảnh dự án Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh.

Trong đó, Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh được là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất, trên 230.000 tỷ đồng. Dự án có quy hoạch trên một phần diện tích đất thuộc TP. Hạ Long và TX. Quảng Yên, tiếp giáp với tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn. Khu đô thị phức hợp Hạ Long Xanh được kỳ vọng sẽ tạo diện mạo đô thị mới, là sản phẩm du lịch độc đáo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo, khai thác được tiềm năng, thế mạnh giáp biển nơi dự án được xây dựng.

Cùng khởi công trong tháng 10/2021 với Khu đô thị Hạ Long Xanh là dự án Sân golf 27 lỗ tại TX. Đông Triều. Dự án Sân golf được quy hoạch trên diện tích 130ha, có khả năng phục vụ khoảng 800 khách/ngày. Trong đó, diện tích quy hoạch sân golf rộng 128,72ha, còn lại là hạ tầng giao thông. Sân golf sẽ có các công trình lưu trú thấp tầng, khu khách sạn cao tầng, sân tập golf, hạ tầng cây xanh, cảnh quan, khu vui chơi giải trí, không gian nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp…

Dự án Điện khí LNG Quảng Ninh sẽ được khởi động đầu tư trong tháng 10. Dự án này có quy mô 1.500 MW, với tổng chi phí thực hiện dự kiến là 47.350 tỷ đồng, triển khai trên diện tích 55,89 ha (bao gồm 13,38 ha mặt nước). Thời hạn hoạt động dự án là 50 năm, kể từ khi được giao/cho thuê đất. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh đã phát hành thông báo mời quan tâm tới dự án này. Hiện tại, vẫn đang trong quá trình lựa chọn nhà đầu tư. Theo kế hoạch được tỉnh Quảng Ninh đưa ra, dự án sẽ được hoàn thành và đưa vào khai thác trong quý III/2027. Để hỗ trợ nhà đầu tư, TP. Cẩm Phả đã tiến hành kiểm đếm, lên phương án đền bù, giải phóng mặt bằng… 

Dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh (giai đoạn 1) cũng sẽ được khởi động đầu tư các hạng mục hạ tầng kỹ thuật trong tháng 10. Khi hoàn thành sẽ hình thành đầu mối xuất nhập khẩu hàng hóa đường biển tại khu vực Cửa khẩu Móng Cái, là tiền đề để hình thành mạng lưới cơ sở hạ tầng logistics gắn liền với chuỗi dịch vụ hậu cần cảng: Vận tải - kho bãi - cảng biển với mô hình vận tải đa phương thức, nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho hàng hóa xuất nhập khẩu qua Cửa khẩu Móng Cái. 

Trước đó, đầu tháng 9, Bộ Giao thông Vận tải đã bổ sung bến cảng tổng hợp Vạn Ninh vào quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Dự kiến dự án có tổng vốn đầu tư 2.248,5 tỷ đồng, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải lên tới 20.000 DWT này sẽ được đưa vào khai thác trong quý IV/2023. Ông Hồ Quang Huy, Chủ tịch UBND TP. Móng Cái cho biết, hiện nay mặt bằng của dự án đã có sẵn, không cần phải thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, rất thuận lợi cho việc triển khai xây dựng.

Tại cuộc họp kiểm tra tiến độ các dự án này (25/9), theo báo cáo của lãnh đạo các sở, ngành, địa phương, nhà đầu tư đều quyết tâm khởi công, khởi động 4 dự án vào cuối tháng 10/2021.

Kết luận cuộc họp này, ông Nguyễn Tường Văn, Chủ tịch UBND tỉnh đã nhấn mạnh: Quảng Ninh đang triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng năm 2021 đạt hai con số. Trong bối cảnh diễn biến dịch bệnh, ngành du lịch bị tác động nặng nề, việc đẩy mạnh lĩnh vực xây dựng, đầu tư là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo thêm việc làm, thu nhập, nâng cao đời sống cho người lao động; bù đắp cho ngành, lĩnh vực bị ảnh hưởng…

Vì thế, việc khởi công, khởi động 4 dự án động lực, trọng điểm trong tháng 10/2021 sẽ mang ý nghĩa quan trọng, thiết thực, không chỉ chào mừng kỷ niệm 58 năm Ngày Thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963-2021), mà còn là minh chứng rõ nét cho những nỗ lực của Quảng Ninh trong thực hiện "mục tiêu kép", vừa đảm bảo phòng, chống dịch, vừa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn cùng các “ông lớn” của Mỹ đầu tư 45 dự án tại Việt Nam

IPPG vừa ký kết các bản thỏa thuận hợp tác đầu tư với 3 đối tác Mỹ để xúc tiến hình thành các trung tâm tài chínhvà nhiều dự án khác tại Việt Nam.

Vừa kết thúc chuyến đi Mỹ về, ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Liên Thái Bình Dương (IPPG) đã chia sẻ việc thông tin với báo chí về việc ông đại diện cho IPPG ký kết các bản thỏa thuận hợp tác đầu tư với 3 đối tác Mỹ.

Các bản thỏa thuận hợp tác đầu tư được IPPG ký kết với 3 đối tác để xúc tiến thực hiện 45 dự án trọng điểm mà doanh nghiệpnày đang nghiên cứu triển khai tại Việt Nam.

Các đối tác tham gia ký kết gồm có: Ông Howard W. Lutnick, Chủ tịch, kiêm Giám đốc điều hành Công ty tài chính Cantor Fitzgerald, L.P. Đây là là công ty dịch vụ tài chính hàng đầu của Mỹ được thành lập vào năm 1945, công ty đã hiện diện tại 30 quốc gia, có mạng lưới hơn 5.000 khách hàng, tổ chức. Cantor kinh doanh trong lĩnh vực đầu tư vốn, giao dịch chứng khoán, môi giới đầu tư và tài trợ cho vay bất động sản, đầu tư, tư vấn và quản lý tài sản, công nghệ…

Thứ hai là ông William P. Weidner, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Weidner Resort - Gaming Asset Mangement. Đây là công ty chuyên về đầu tư quản lý các Dự án dịch vụ nghỉ dưỡng và casino hàng đầu ở Mỹ có trụ sở tại Las Vegas (Mỹ). Công ty từng đầu tư các dự án nghỉ dưỡng phức hợp, đẳng cấp thế giới như Marina Bay Sands ở Singapore, Venetians ở Las Vegas, Macao, Manila Philippines và Bahamas…

Thứ ba là ông Paul Steelman, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Công ty Steelman Partners. Đây là công ty kiến trúc quốc tế hàng đầu của Mỹ trong ngành thiết kế quyhoạch các dự án nghỉ dưỡng phức hợp, đã hoàn thành hơn 4.000 dự án vui chơi giải trí và nghỉ dưỡng Casinoở nhiều quốc gia như Singapore, Nga, Thụy Sĩ, Úc, Ý…

Hồi đầu tháng 8, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư các dự án trọng điểm của công ty IPPG.

Cụ thể, các dự án được chia làm 5 lĩnh vực đầu tư:

Thứ nhất, đầu tư trung tâm tài chính quy mô quốc tế và khu vực tại TP HCM và TP Đà Nẵng. Bản thảo Đề án này đã được nhà đầu tư Mỹ - Công ty Cantor Fitzgerald gửi văn bản đồng thuận ngày 21/7.

Thứ hai, đầu tư các khu phi thuế quan. IPPG đã được tỉnh Kiên Giang lựa chọn là nhà đầu tư cho dự án Phi thuế quan Phú Quốc (thông qua đấu thầu).

IPPG đang xúc tiến làm quy hoạch tại Khu kinh tế Vân Phong - Khánh Hòa, TP Đà Nẵng, tỉnh Quảng Ninh, TP. Cần Thơ để hoàn thành các thủ tục để có thể sớm đưa mô hình kinh doanh này tại Việt Nam.

Thứ 3, đầu tư phát triển các thành phố sân bay. IPPG đã làm việc với TP. Phú Quốc (Kiên Giang), TP. Cam Ranh (Khánh Hòa), huyện Long Thành (Đồng Nai), TP. Cần Thơ, sân bay Nội Bài (Hà Nội) đề xuất cụ thể ý tưởng quy hoạch, làm việc với các đối tác và các thủ tục pháp lý cần thiết để đầu tư phát triển các thành phố sân bay tại đây.

Thứ tư, đầu tư phát triển các khu đô thị thông minh, nghỉ dưỡng và sức khỏe cộng đồng.

Thứ 5, thành lập hãng hàng không vận chuyển hàng hóa IPP Air Cargo và hệ thống kho hàng phân phối trung tâm hậu cần Bellazio Logistics.

Được biết hiện 3 tỉnh thành là Đà Nẵng, Phú Quốc và Khánh hoà đã rất mặn mà với các dự án được đề xuất. Trong khi 5 tỉnh thành còn lại, IPPG cũng đã có đề án, nhưng vì dịch bệnh nên chậm lại.

Với năng lực và kinh nghiệm của IPPG trong lĩnh vực hàng không và với thế mạnh sở hữu hệ thống phân phối 108 thương hiệu quốc tế tại Việt Nam..., ông Johnathan Hạnh Nguyễn cam kết có thể thực hiện được các kế hoạch đầu tư các dự án nêu trên và hỗ trợ vốn đầu tư công cho các tỉnh thành với dự kiến tổng vốn đầu tư lên tới hàng trăm tỷ USD.

Quảng Nam điều chuyển gần 1.000 tỷ vốn đầu tư công từ các dự án chậm giải ngân

Tỉnh Quảng Nam đã điều chuyển vốn đầu tư đối với nhiều dự án, khi kết quả giải ngân vốn đầu tư công trong 9 tháng năm 2021 thấp hơn so với cùng kỳ.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, ông Lê Trí Thanh vừa ký báo cáo gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện, giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 9 tháng năm 2021, ước cả năm 2021 và điều chỉnh kế hoạch vốn ngân sách trung ương năm 202.

Tỉnh Quảng Nam đang triển khai nhiều dự án từ ngân sách.

Theo đó, Tổng vốn đầu tư công năm 2021 trên toàn tỉnh Quảng Nam (không bao gồm các Dự án do trung ương quản lý) sau khi điều chỉnh là 7.181,860 tỷ đồng. Trong đó, kế hoạch vốn năm 2021 là hơn 4.889 tỷ đồng, kế hoạch vốn năm 2020 kéo dài hơn 2.291tỷ đồng. Đến nay, kế hoạch vốn năm 2021 đã phân bổ  hơn 4.753 tỷ đồng, đạt 97,2%; trong đó, vốn ngân sách trung ương 1.493 tỷ đồng, đạt 100% và vốn ngân sách tỉnh 3.259 tỷ đồng, đạt 90,0%.

Tính đến ngày 24/9/2021, tổng vốn đầu tư công năm 2021 các dự án do địa phương quản lý giải ngân hơn 3.479 tỷ đồng, đạt 45,8% so với kế hoạch vốn giao đầu năm; đạt 48,5% so với tổng kế hoạch vốn sau khi điều chỉnh; đạt 60,5% nếu chưa tính 1.430 tỷ đồng tiền thu sử dụng đất chưa phát sinh số thu. Trong đó, vốn ngân sách trung ương giải ngân hơn 1.112 tỷ đồng, đạt 53,3%; vốn ngân sách địa phương 2.367 tỷ đồng, đạt 46,5%. Phân theo kế hoạch vốn thì kế hoạch vốn năm 2021 giải ngân đạt 2.314 tỷ đồng, đạt 47,3%; kế hoạch vốn năm 2020 kéo dài giải ngân là 1.165 tỷ đồng, đạt 50,8%.

Trong 9 tháng năm 2021, kế hoạch vốn ngân sách trung ương từ nguồn dự phòng NSTW năm 2020 để triển khai thực hiện các dự án khắc phụ thiệt hại do thiên tai theo Quyết định số 118/QĐ-TTG ngày 27/12/2020 của Thủ tướng Chính phủ giải  ngân có tỷ lệ giải ngân cao nhất, đạt 58,7%; vốn nước ngoài có tỷ lệ giải ngân thấp, đạt 16,% … 

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, kết quả giải ngân vốn đầu tư công trong 9 tháng năm 2021 thấp hơn so với cùng kỳ năm 2020. Nguyên khách quan là các dự án ODA đang trong giai đoạn chờ nhà tài trợ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, như dự án Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An và lựa chọn nhà thầu thực hiện thẩm định giá, cơ quan thẩm định dự toán. Tình hình dịch bệnh Covid 19 tiếp tục diễn biến rất phức tạp trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, các dự án chuyển tiếp gặp vướng mắc về công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, công tác quản lý hiện trạng, thỏa thuận áp giá đền bù, xác nhận nguồn gốc sử dụng đất.

Từ ngày 01/7 đến 27/9, căn cứ kết quả giải ngân của các dự án, tỉnh Quảng Nam đã điều chuyển hơn 960 tỷ đồng vốn đầu tư năm 2021. Trong đó vốn ngân sách trung ương 212,15 tỷ đồng (vốn trong nước 82,15 tỷ đồng; vốn nước ngoài NSTW cấp phát 130 tỷ đồng), vốn ngân sách tỉnh 748,8 tỷ đồng (vốn trong nước 230 tỷ đồng, vốn nước ngoài tỉnh vay lại 518,8 tỷ đồng). Riêng đối với kế hoạch vốn nước ngoài tỉnh vay lại năm 2021 (nguồn bội chi), Quảng Nam đã điều chỉnh giảm là 518,8 tỷ đồng để đảm bảo phù hợp với tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn năm 2021.

Kế hoạch đầu tư công trung hạn nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ giao chi tiết cho tỉnh Quảng Nam tại Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021 là 7.337,693 tỷ đồng, gồm: Vốn trong nước 5.676.969 triệu đồng, trong đó thu hồi ứng trước ngân sách trung ương 252,357 tỷ đồng; vốn nước ngoài 1.660,7 tỷ đồng. Trong kế hoạch năm 2021, UBND tỉnh đã bố trí thu hồi 181 tỷ đồng và vừa thực hiện thủ tục hoàn trả 71,350 tỷ đồng còn lại. Như vậy, Quảng Nam đã hoàn tất việc hoàn trả kế hoạch vốn ngân sách trung ương ứng trước, theo đó, tỷ lệ giải ngân kế hoạch được cải thiện.

Để hạn chế những tồn tại, vướng mắc về công tác giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 -2025, đối với những công trình khởi công mới năm 2022, các dự án sử dụng ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 đã được HĐND tỉnh Quảng Nam thống nhất chủ trương đầu tư và giao chủ đầu tư thực hiện dự án; đồng thời, đã đề nghị các dự án mới thuộc giai đoạn 2021 – 2025 phải hoàn thành tất cả các thủ tục đầu tư trong năm 2021, để đầu năm 2022, chính thức triển khai thực hiện dự án. 

Tỉnh Quảng Nam dự kiến đến cuối tháng 10/2021 giải ngân 5.242 tỷ đồng, đạt 73%; đến cuối tháng 11/2021, giải ngân 6.087 tỷ đồng, đạt 84,8%; đến cuối tháng 12/2021, giải ngân 6.852,5 tỷ đồng, đạt 95,4%; đến hết ngày 31/01/2022, giải ngân 7.068 tỷ đồng, đạt 98,4%.

Để đạt mục tiêu này, tỉnh Quảng Nam sẽ kiên quyết điều chuyển, cắt giảm kế hoạch vốn đầu tư công. Nguồn vốn cắt giảm sẽ điều chuyển bổ sung cho các dự án có khả năng giải ngân cao, có nhu cầu bổ sung vốn và các dự án ngân sách tỉnh đang nợ khối lượng xây dựng cơ bản đến hết quý II/2021 hơn 452 tỷ đồng. Trong đó, bố trí cho các dự án đã quyết toán hoàn thành và các dự án có nhu cầu thanh toán nợ khối lượng và giải phóng mặt bằng theo đề nghị của các chủ đầu.

Tỉnh Quảng Nam, đề nghị Thủ tướng Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương xúc tiến làm việc với các nhà tài trợ nước ngoài để hoàn thiện việc phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đối với dự án Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An và xúc tiến nội dung lựa chọn nhà thầuthực hiện thẩm định giá thiết bị y tế, cơ quan thẩm định dự toán đối với dự án Nâng cao năng lực ngành Y tế.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 1, Điều 5 Luật Đầu tư công không tách riêng việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với dự án nhóm B và C, nên rất khó khăn, vướng mắc về công tác GPMB, không có mặt bằng sạch đế triển khai thực hiện dự án, dẫn đến không giải ngân được nguồn vốn đầu tư. Do đó, Quảng Nam đề nghị Trung ương mở rộng phạm vi đối với việc cho phép UBND cấp tỉnh quyết định việc tách riêng công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư, GPMB đối với một số dự án nhóm B và C.

Quảng Nam cũng đề xuất, trong trường hợp các dự án sử dụng ngân sách Trung ương vì lý do bất khả kháng không thể giải ngân hết kế hoạch vốn năm 2021, kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ quan tâm, cho chủ trương được kéo dài giải ngân kế hoạch vốn năm 2021 sang năm 2022.

GDP quý III tăng trưởng âm 6,17%, 9 tháng tăng 1,42%

Đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay. Tuy vậy tính chung 9 tháng, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 1,42%.

Đợt dịch bệnh Covid-19 thứ 4 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới kinh tế Việt Nam, khiến tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2021 ước tính giảm 6,17% so với cùng kỳ năm trước.

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố ít phút. “Đây là mức giảm sâu nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay”, Tổng cục Thống kê đã cho biết như vậy.

Thực tế, chuyện GDP tăng trưởng âm trong quý III không quá gây bất ngờ, mà gần như đã được dự báo trước, khi mà 3 tháng qua nhiều địa phương trong cả nước phải thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, sản xuất đình trệ.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, trong quý III, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,04%; khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 5,02%; khu vực dịch vụ giảm 9,28%.

Về sử dụng GDP quý III/2021, tiêu dùngcuối cùng giảm 2,83% so với cùng kỳ năm trước; tích lũy tài sản tăng 1,61%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 2,51%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 10,75%.

Với mức tăng trưởng âm trong quý III như vậy, theo Tổng cục Thống kê, GDP 9 tháng năm 2021 chỉ tăng 1,42% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng trưởng rất thấp của kinh tế Việt Nam, và sẽ ảnh hưởng rất lớn tới việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng trong năm nay.

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,74%, đóng góp 23,52%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 3,57%, đóng góp 98,53%; khu vực dịch vụ giảm 0,69%, làm giảm 22,05%.

Các số liệu trên cho thấy, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng vai trò là bệ đỡ của nền kinh tế trong đại dịch, năng suất lúa tăng cao, chăn nuôi tăng trưởng ổn định, kim ngạch xuất khẩu một số nông sản 9 tháng năm 2021 đạt khá so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, ngành nông nghiệp tăng 3,32%, đóng góp 0,31 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành lâm nghiệp tăng 3,3%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm; ngành thủy sản tăng 0,66%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm.

Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 6,05%, đóng góp 1,53 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. 

Theo Tổng cục Thống kê, dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động thương mại và dịch vụ.

Việc một số ngành dịch vụ có tăng trưởng âm đã làm giảm mức tăng chung của khu vực dịch vụ và toàn bộ nền kinh tế.

Cụ thể, ngành bán buôn, bán lẻ giảm 3,1% so với cùng kỳ năm trước, làm giảm 0,3 điểm phần trăm trong tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế; ngành vận tải kho bãi giảm 7,79%, làm giảm 0,47 điểm phần trăm; ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống giảm 23,18%, làm giảm 0,57 điểm phần trăm.

Ngược lại, ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội đạt tốc độ tăng cao nhất với mức tăng 21,15%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm; hoạt động tài chínhngân hàng và bảo hiểm tăng 8,37%, đóng góp 0,45 điểm phần trăm; ngành thông tin và truyền thông tăng 5,24%, đóng góp 0,32 điểm phần trăm.

Về cơ cấu nền kinh tế 9 tháng năm 2021, Tổng cục Thống kê cho biết, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 12,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,03%; khu vực dịch vụ chiếm 40,19%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,99%.

Về sử dụng GDP 9 tháng năm 2021, theo Tổng cục Thống kê, tiêu dùng cuối cùng tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2020; tích lũy tài sản tăng 4,27%; xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 14,21%; nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 18,46%.

Thủ tướng giao các địa phương đầu tư các dự án của đường Vành đai 4 Tp.HCM

UBND Tp.HCM và UBND các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An sẽ trực tiếp làm cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án của vành đai 4 Tp.HCM qua địa bàn.

Hôm qua (29/9), Thủ tướng Chính phủ đã có công văn số 1263/TTg – CN gửi Bộ GTVT; UBND Tp.HCM; UBND các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu về việc giao các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai các Dự án của đường vành đai 4 Tp.HCM.

Đường vành đai 4 TP.HCM giao cắt với quốc lộ 13 tại P.Thới Hòa, thị xã Bến Cát, Bình Dương (Ảnh: Nguyễn Công Thành)

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ GTVT về việc giao các địa phương làm cơ quan có thẩm quyền triển khai các dự án của đường Vành đai 4 Tp.HCM, cụ thể:

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn Phú Mỹ - Bàu Cạn, chiều dài khoảng 18 km.

UBND tỉnh Đồng Nai là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn Bàu Cạn - cầu Thủ Biên (không bao gồm cầu Thủ Biên), chiều dài khoảng 45 km.

UBND tỉnh Bình Dương là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn cầu Thủ Biên - Sông Sài Gòn (gồm cầu Thủ Biên và không bao gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài khoảng 49 km.

UBND Tp.HCM là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn), chiều dài khoảng 17 km.

UBND tỉnh Long An là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đoạn kênh Thầy Cai - Hiệp Phước (gồm cả đoạn qua khu vực Hiệp Phước thuộc địa phận Tp.HCM), chiều dài khoảng 71 km.

Thủ tướng giao UBND Tp. HCM và UBND các tỉnh: Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện các dự án theo đúng quy định.

“Đối với các dự án nói trên, Bộ GTVT sẽ thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành đối với các dự án do các địa phương là cơ quan có thẩm quyền nêu trên; đồng thời có trách nhiệm tổ chức điều phối triển khai thực hiện các dự án trên toàn tuyến theo chỉ đạo của Thủ tướng; đồng thời kịp thời phối hợp, hướng dẫn các địa phương liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện, bảo đảm đồng bộ, hiệu quả và theo đúng quy định pháp luật”, công văn số 1263 nêu rõ.

Được biết, từ tháng 5/2021 đến nay, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng đã chủ trì các buổi làm việc với lãnh đạo Tp.HCM, các địa phương và bộ, ngành liên quan, trong đó đã giao “Bộ GTVT chủ trì, phối hợpvới các địa phương liên quan xác định các dự án thành phần qua từng địa phương để giao cho các địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền triển khai thựchiện theo phương thức đối tác công tư PPP”.

Lãnh đạo Chính phủ cũng đồng thời giao Bộ GTVT “chủ trì, phối hợp với các địa phương liên quan lập phương án phân chia các dự án thành phần, theo hướng triển khai tối đa theo phương thức PPP; hướng dẫn và đôn đốc các địa phương lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi các dự án theo hình thức PPP.

Thực hiện các chỉ đạo nói trên,Bộ GTVT đã chỉ đạo Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận, Tư vấn nghiên cứu, đề xuất và đã có văn bản đề nghị các địa phương thống nhất phạm vi các dự án thành phần để giao các tỉnh, thành phố là cơ quan có thẩm quyền thực hiện dự án đường vành đai 4 Tp.HCM.

Bộ GTVT cho biết là đến thời điểm này các địa phương đã có văn bản thống nhất là cơ quan có thẩm quyền triển khai thực hiện đầu tư các dự án thành phần đường vành đai 4 Tp.HCM theo phạm vi đề xuất của Bộ GTVT.

Bài toán mở cửa kinh tế để giữ tăng trưởng và dòng vốn FDI

Tốc độ mở cửa sẽ quyết định triển vọng tăng trưởng kinh tế và thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam, song điều này cần phải được tính toán cẩn thận.

Ông Khoon Goh, Trưởng bộ phận Nghiên cứu châu Á, ngân hàng ANZ cho biết, Chính phủ Việt Nam đang phải đối mặt với lựa chọn khó khăn giữa việc bảo vệ người dân và phát triển kinh tế. Các lệnh giãn cách xã hội có hiệu quả trong việc ngăn chặn đại dịch, nhưng gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng về kinh tế. Nếu Chính phủ không có sự hỗ trợ hào phóng cho các doanh nghiệp và người lao động, thì tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế có thể là quá lớn.

Việt Nam đã thu hút 22,15 tỷ USD vốn FDI trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước.

“Mở cửa kinh tế cũng tiềm ẩn nguy cơ về bùng phát bệnh dịch, gây quá tải cho hệ thống y tế, ảnh hưởng đến nhiều hoạt động khi cả doanh nghiệp và người dân trở nên thận trọng. Việc giãn cách kéo dài hoặc mở cửa quá sớm đều có thể dẫn đến thiệt hại lâu dài đối với tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế”, ông Goh lưu ý.

Mặc dù vậy, ông Goh vẫn tin vào triển vọng thu hút FDI, khi Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) và tham gia sâu hơn chuỗi cung ứng ngành điện tử thế giới. Đại dịch làm gián đoạn việc dịch chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam, nhưng xu hướng dịch chuyển sẽ tiếp diễn bởi Việt Nam có nhiều yếu tố thuận lợi như khả năng tiếp cận thị trường lớn hơn và lực lượng lao động chất lượng cao.

Chuyên gia Fitch Ratings khu vực châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ với phóng viên Báo Đầu tư rằng, các hạn chế do đợt dịch bệnh lần thứ tư có thể ảnh hưởng đến tình hình kinh tế - xã hội quý III/2021 và có thể kéo dài nếu dịch không được kiểm soát. Dưới tác động này, dự báo tăng trưởng GDP ban đầu của Fitch Ratings đối với Việt Nam ở mức 6% có thể không còn khả thi.

“Tuy nhiên, chúng tôi kỳ vọng mức tăng trưởng GDP của Việt Nam trong giai đoạn 2020-2021 vẫn là tốt nhất trong số các quốc gia ở ASEAN được Fitch Ratings xếp hạng. Một số động lực tăng trưởng của Việt Nam đã bị ảnh hưởng trong đại dịch cũng có thể được bù đắp vào các quý tiếp theo, khi hoạt động sản xuất và xã hội chuyển sang ‘bình thường mới’”, chuyên gia của Fitch Ratings nhận định.

Chuyên gia Fitch Ratings kỳ vọng, dòng vốn FDI sẽ tiếp tục chảy mạnh khi Việt Nam vẫn được hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại đang diễn ra, cũng như việc tham gia các FTA như Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện Khu vực (RCEP).

Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Việt Nam đã thu hút 22,15 tỷ USD vốn FDI trong 9 tháng đầu năm 2021, tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Đây là kết quả khá bất ngờ, bởi thu hút FDI 8 tháng đầu năm đạt 19,12 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, 9 tháng đầu năm, Việt Nam thu hút được 1.212 Dự án FDI mới, với tổng vốn đăng ký 12,5 tỷ USD, tăng 20,6% so với cùng kỳ năm ngoái; 678 lượt dự án điều chỉnh vốn với tổng vốn tăng thêm đạt 6,4 tỷ USD, tăng 25,6% so với cùng kỳ. Vốn góp, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong 9 tháng có 2.830 lượt, tổng vốn đạt gần 3,2 tỷ USD, giảm 43,8% so với cùng kỳ năm trước.

Các nhà đầu tư Hàn Quốc - vốn hiểu rất rõ Việt Nam, đang tiếp tục hoạt động đầu tư vào Việt Nam. Samsung dự kiến mở rộng nhà máy điện thoại trong 6 tháng cuối năm nay nhằm tăng sản lượng điện thoại màn hình gập 47%, lên 25 triệu chiếc. Trong khi đó, LG Display vừa được duyệt một khoản đầu tư bổ sung 1,4 tỷ USD cho nhà máy ở Hải Phòng.

Ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam nhận định, khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa trở lại, các khó khăn của chuỗi cung ứng sẽ sớm được giải quyết, đơn hàng sẽ lại đổ về và FDI cũng phục hồi phong độ. “Bất chấp tình cảnh hiện tại, Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn các nhà đầu tư trong trung hạn. Các điều kiện nền tảng vững mạnh của Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư gạt bỏ những biến động ngắn hạn do Covid-19”, ông Tim Evans nhận định.

Quảng Nam sẽ chi 250 tỷ đồng hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Trong giai đoạn 2021-2025, dự kiến tỉnh Quảng Nam chi khoảng 250 tỷ đồng từ ngân sách để thực hiện chương trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật Cụm công nghiệp.

Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Nam chuẩn bị thông qua Nghị quyết về Chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2021-2025

Tỉnh Quảng Nam sẽ hỗ trợ kinh phí từ ngân sách để phát triển cụm công nghiệp.

Theo đó, để được hỗ trợ thì Dự án Cụm công nghiệp (CCN) phải nằm trong quy hoạch (phương án) phát triển CCN trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt hoặc cho phép bổ sung trong từng thời kỳ; CCN đã có quyết định thành lập; CCN đã được phê duyệt chủ trương đầu tư… 

Nguyên tắc hỗ trợ cho CCN là có diện tích từ 5ha trở lên tại địa bàn 9 huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. CCN thực hiện di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong các làng nghề, khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh; CCN đầu tư mới trên địa bàn tỉnh do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật.

Đối với các CCN đầu tư mới thì chỉ giao cho doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật. Trường hợp không lựa chọn được doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật các CCN tại 9 huyện miền núi thì mới giao cho đơn vị sự nghiệp cấp huyện làm chủ đầu tư. Hỗ trợ mỗi huyện miền núi tối đa 02 CCN và chỉ hỗ trợ CCN thứ hai sau khi CCN thứ nhất lấp đầy trên 50% diện tích đất công nghiệp.  Hỗ trợ mỗi huyện, thị xã, thành phố khu vực đồng bằng 1 CCN phục vụ di dời (nếu có).

Đối với CCN do doanh nghiệp làm chủ đầu tư hạ tầng kỹ thuật, dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Nam quy định: Đối với các CCN tại 9 huyện miền núi ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua ngân sách cấp huyện 100% kinh phí giải phóng mặt bằng; mức hỗ trợ tối đa 20 tỷ đồng/CCN.  Đối với các CCN tại 9 huyện đồng bằng, ngân sách tỉnh hỗ trợ thông qua ngân sách cấp huyện 50% kinh phí giải phóng mặt bằng; mức hỗ trợ tối đa 10 tỷ đồng/CCN. 

Đối với hỗ trợ CCN do đơn vị sự nghiệp cấp huyện làm chủ đầu tư thì sẽ hỗ trợ 100% kinh phí giải phóng mặt bằng; 50% tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật và san lấp mặt bằng; mức hỗ trợ tối đa: 25 tỷ đồng/CCN. Riêng đối với CCN thực hiện di dời doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong các làng nghề, khu dân cư, đô thị trên địa bàn tỉnh thì hỗ trợ 100% kinh phí giải phóng mặt bằng; 70% tổng mức đầu tư hạ tầng kỹ thuật và san lấp mặt bằng; mức hỗ trợ tối đa: 30 tỷ đồng/CCN. 

Theo dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh Quảng Nam, dự kiến tổng mức vốn hỗ trợ từ ngân sách tỉnh để thực hiện chương trình đầu tư hạ tầng kỹ thuật CCN trong giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 250 tỷ đồng, mỗi năm bố trí khoảng 50 tỷ đồng. Hằng năm, tùy thuộc vào điều kiện, khả năng cân đối ngân sách của tỉnh, đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo rà soát, tổng hợp vào dự toán ngân sách, trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, bố trí thêm để thực hiện chương trình.

Trình Quốc hội quyết định đầu tư cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025, vốn 124.619 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 bao gồm 12 dự án thành phần, có tổng mức đầu tư khoảng 124.619 tỷ đồng.

Theo thông tin của baodautu, thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể vừa ký Tờ trình số 334/TTr – CP trình Quốc hội xem xét Quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Theo Đề xuất của Chính phủ, Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 có địa điểm từ Bãi Vọt (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị); từ Quảng Ngãi đến Nha Trang (Khánh Hòa); từ Cần Thơ đến Cà Mau với tổng chiều dài 729 km.

Dự án được chia thành 12 dự án thành phận vận hành độc lập, đầu tư giai đoạn phân kỳ (quy mô 4 làn xe) theo phương thức PPP.  Sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án khoảng 154.527 tỷ đồng, trong đó vốn Nhà nước khoảng 73.495 tỷ đồng.

Trong giai đoạn 2021 – 2025, Chính phủ đề xuất đầu tư 9 dự án thành phần theo hình thức PPP, chiều dài 552 km, gồm các đoạn từ Bãi Vọt đến Vũng Áng, từ Cam Lộ đến Nha Trang, từ Cần Thơ đến Cà Mau; tách công tác GPMB, tái định cư 3 dự án thành phần từ Vũng Áng đến Cam Lộ với chiều dài 177 km thành các dự án độc lập, triển khai theo hình thức đầu tư công, sử dụng toàn bộ ngân sách Nhà nước. Đối với cấu phần xây dựng 3 dự án thành phần từ Vũng Áng (Hà Tĩnh) đến Cam Lộ (Quảng Trị) sẽ triển khai đầu tư khi cân đối được nguồn vốn Nhà nước.

Theo tính toán của Chính phủ, sơ bộ nhu cầu sử dụng đất của Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 là khoảng 5.481 ha, trong đó đất trồng lúa 2 vụ khoảng 1.532 ha, rừng phòng hộ 110 ha, rừng sản xuất khoảng 1.436 ha.

Chính phủ kiến nghị tiến hành giải phóng mặt bằng tất cả các dự án theo quy mô 6 làn xe, các dự án thành phần trên đoạn Cần Thơ – Cà Mau theo quy mô 4 làn xe như quy hoạch đã được phê duyệt.

Về tiến độ thực hiện, Chính phủ đề xuất tiến hành chuẩn bị đầu tư, thực hiện Dự án từ năm 2021 và cơ bản hoàn thành vào năm 2025; các dự án thành phần trên đoạn Vũng Áng đến Cam Lộ hoàn thành trước năm 2030.

Cũng tại Tờ trình số 334, Chính phủ kiến nghị Quốc hội chấp thuận một số cơ chế triển khai Dự án, trong đó một số đoạn tuyến cao tốc quy hoạch đi trùng với đường Hồ Chí Minh đã đầu tư phân kỳ giai đoạn được phép triển khai theo phương thức PPP và thu phí trực tiếp từ người sử dụng dịch vụ để hoàn vốn; không tính giá trị phần đường đã đầu tư phân kỳ giai đoạn 1 trong phần vốn Nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình.

Chính phủ kiến nghị Quốc hội giao Chính phủ chủ động cân đối nguồn vốn phù hợp, căn cứ quy mô của từ dự án thành phần, tổ chức triển khai các thủ tục đầu tư đối với cấu phần xây dựng 3 dự án thành phần đoạn Vũng Áng – Bùng, Bùng – Vạn Ninh, Vạn Ninh – Cam Lộ theo quy định của pháp luật đầu tư công, pháp luật về đầu tư PPP, đáp ứng mục tiêu sớm hoàn thành toàn tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông; được quyết định mức vốn, tỷ lệ vốn Nhà nước tham gia đối vơi từng dự án thành phần theo điều kiện cụ thể của từng dự án trước khi phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, bảo đảm tổng mức vốn Nhà nước tham gia Dự án không vượt quá mức vốn Nhà nước được Quốc hội thông qua; báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện tại kỳ họp gần nhất.

Bên cạnh đó, Chính phủ sẽ Báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc chuyển đổi hinh thức đầu tư trong trường hợp triển khai các dự án thành phần theo phương thức PPP không thành công.

Trước đó, vào tuần thứ 2 của tháng 9/2021, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư, Chủ tịch Hội đồng thẩm định Nhà nước đã ký Báo cáo số 6111/BC – HĐTĐNN kết quả thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025.

Báo cáo số 6111 cho biết, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 sau khi tiếp thu, giải trình, hoàn thiện theo ý kiến của các thành viên Hội đồng đã có đầy đủ các nội dung cơ bản theo quy định của Luật PPP.

Sau khi biểu quyết bằng văn bản, có 12/14 thành viên Hội đồng (đạt trên 2/3 số thành viên) đồng ý thông qua Báo cáo kết quả thẩm định, trong đó có 6/14 thành viên Hội đồng có ý kiến thêm.

“Với kết quả bỏ phiếu nêu trên, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025 đã đạt điều kiện thông qua”, Báo cáo số 6111 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng nêu rõ.

Theo Bộ GTVT, trong số 2.063 km nằm trong quy hoạch tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông từ cửa khẩu Hữu Nghị đến Cà Mau dài 2.063 km, tính đến tháng 7/2021, Bộ GTVT đã đưa vào khai thác 478 km, đang đầu tư 829 km, còn lại 756 km chưa đầu tư.

Dù chưa thể đóng mạch toàn tuyến nhưng với 552 km dự kiến đầu tư trong giai đoạn 2021 – 2025, tuyến cao tốc Bắc – Nam phía Đông vẫn sẽ là mang lại động lực phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng cho 31 tỉnh, thành phố dọc tuyến đường.

Đà Nẵng kiến nghị chuyển hơn 268 tỷ vốn đầu tư công sang năm 2022

Vì những lý do khách quan, TP. Nẵng đề nghị Chính phủ cho phép kéo dài giải ngân các dự án năm 2021 không giải ngân hết sang năm 2022, với tổng số vốn là hơn 268 tỷ đồng.

Theo báo cáo của UBND TP.Đà Nẵng, kế hoạch vốn đầu tư công năm 2021 của địa phương được Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ giao là 6.935,11 tỷ đồng và HĐND thành phố giao là 9.530,036 tỷ đồng. Tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công năm 2021 điều chỉnh đến ngày 30/9/2021 ước đạt 3.500 tỷ đồng, đạt 50,5% kế hoạch được Trung ương giao.

Dịch bệnh kéo dài khiến nhiều dự án trên địa bàn TP.Đà Nẵng gặp khó khăn trong thi công.

Trong đó, ngân sách trung ương ước giải ngân 500 tỷ đồng, bằng 29,5% kế hoạch giao; Ngân sách địa phương giải ngân 3.000 tỷ đồng, bằng 57,2% kế hoạch trung ương giao. Tỷ lệ giải ngân của thành phố đạt mức tương đương với mức bình quân chung các địa phương của cả nước là 49%.

Tuy nhiên, riêng đối với ngân sách Trung ương (NSTW), đặc biệt là các Dự án liên vùng là các dự án đặc thù gặp nhiều khó khăn. Như Dự án đầu tư xây dựng công trình nút giao thông khác mức tại nút giao thông ngã ba Huế, TP. Đà Nẵng theo hình thức hợp đồng BT, kế hoạch vốn năm 2021 là 727 tỷ đồng nhưng giải ngân đến là 0 đồng do đang thực hiện thủ tục điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án.

Dự án đầu tư xây dựng Bến cảng Liên Chiểu – Phần cơ sở hạ tầng dùng chung, kế hoạch vốn là 2021 là 200 tỷ đồng, tuy nhiên dự án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chủ trương đầu tư tại Quyết định số 435/QĐ-TTg ngày 25/3/2021 và được giao kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách nhà nước giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 1535/QĐ-TTg ngày 15/9/2021. Theo UBND TP.Đà Nẵng, thời gian còn lại trong năm 2021 là không đủ để triển khai các thủ tục chuẩn bị đầu tư, cộng thêm ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên dự kiến không thể giải ngân nguồn vốn này trong năm 2021. UBND thành phố Đà Nẵng kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ tài chính báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân số vốn cho dự án này sang năm 2022.

Nếu loại trừ các dự án liên vùng với các khó khăn đặc thù khó giải ngân nêu trên, thì ước tỷ lệ giải ngân vốn NSTW đến hết tháng 9 của TP. Đà Nẵng đạt 71,20%, là tỷ lệ đạt mức cao so với bình quân cả nước.

Nguyên nhân giải ngân vốn đầu tư công thấp tại TP. Đà Nẵng được đưa ra là do từ cuối tháng 7 do diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng với biến chủng Delta lây lan rất nhanh, UBND thành phố đã thực hiện cách ly toàn xã hội trên phạm vi toàn thành phố; thực hiện giải pháp yêu cầu “ai ở đâu ở yên đó” và tạm ngưng các hoạt động trên địa bàn thành phố.

Do đó, trong tháng 8/2021 và nửa đầu tháng 9/2021, hầu hết các hoạt động thi công công trình trên địa bàn thành phố phải tạm ngưng làm ảnh hưởng lớn đến công tác giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, quy trình, thủ tục đầu tư phải qua nhiều khâu, nhiều bước, lấy ý kiến của nhiều cơ quan, đơn vị làm kéo dài thời gian hoàn thành thủ tục đầu tư ...

Về giải pháp, đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công trong 3 tháng cuối năm 2021, TP.Đà Nẵng yêu cầu Hội đồng giải phóng mặt bằng các quận, huyện tập trung đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa đảm bảo tiến độ. Cắt giảm kế hoạch vốn các dự án không thể giải ngân và chủ động đề xuất dự kiến cắt giảm kế hoạch vốn đối với các dự án mới chưa cấp bách chưa bàn giao mặt bằng, chưa lựa chọn nhà thầu xây lắp, nhằm đảm bảo tỷ lệ giải ngân của từng đơn vị, dự án đến ngày 31/01/2022 đạt 95-100% kế hoạch đã giao.

Chính quyền Thành phố cũng sẽ kiên quyết điều chuyển, cắt giảm kế hoạch vốn đã giao đối với các công trình, dự án chậm hoặc khó có khả năng giải ngân, tỷ lệ giải ngân thấp để bổ sung cho các công trình, dự án có nhu cầu hoặc đưa vào dự phòng theo quy định.

Để giải ngân đạt mục tiêu đề ra, TP.Đà Nẵng đã kiến nghị với Trung ương nhiều nội dung. Theo UBND TP.Đà Nẵng, Thành phố nói riêng và cả nước nói chung triển khai kế hoạch đầu tư công năm 2021 trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát mạnh và diễn biến phức tạp, một số công trình, dự án phải tạm dừng thi công nhằm đảm bảo mục tiêu phòng chống dịch bệnh, đồng thời do vướng mắc về thủ tục, công tác giải phóng mặt bằng..., trong đó có các dự án được đầu tư từ nguồn ngân sách trung ương. Vì vậy, UBND thành phố Đà Nẵng kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân các dự án năm 2021 không giải ngân hết sang năm 2022 theo quy định với tổng số vốn là 268,571 tỷ đồng.

Các dự án cụ thể được đề nghị là Tuyến đường cấp bách chiến lược quốc phòng phục vụ quân sự và dân sinh quận Liên Chiểu, kết nối khu vực phòng thủ đèo Hải Vân - Bán đảo Sơn Trà với Khu căn cứ hậu phương, với số vốn hơn 29 tỷ đồng; Kè chống sạt lỡ khẩn cấp bờ sông Yên; Đầu tư xây dựng Bến Cảng Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng - Phần cơ sở hạ tầng dùng chung; Đường giao thông nội thị quận Cẩm Lệ; Các tuyến đường ngang nối Quốc lộ 14B và các xã thuộc huyện Hòa Vang. 

Ngoài ra, UBND thành phố Đà Nẵng kính đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn nước ngoài nguồn NSTW của năm 2020 sang năm 2022 là hơn 54 tỷ đồng của Tiểu dự án 2 Bảo vệ, nâng cao khả năng chứa tàu thuyền tránh bão của âu thuyền Thọ Quang và khả năng thoát nước lũ, giảm ngập úng qua hệ thống thoát nước và hồ điều hòa của thành phố Đà Nẵng. Điều chỉnh giảm nguồn vốn ODA cấp phát từ NSTW năm 2021 của  thành phố Đà Nẵng thành 330 tỷ đồng (giảm 140 tỷ đồng).

Cầu Thủ Thiêm 2 dự kiến sẽ được hoàn thành vào dịp 30/4/2022

Khối lượng thi công tại công trình cầu Thủ Thiêm 2 hiện đạt hơn 85%. Dự kiến đến ngày 10/10/2021 sẽ hoàn thành lắp cáp dây văng nhịp chính, ngày 30/4/2022 sẽ hoàn thành công trình.

Sáng 30/9, ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành uỷ TP.HCM, ông Phan Văn Mãi, Chủ tịch UBND TP.HCM, cũng nhiều lãnh đạo UBND Thành phố đã khảo sát tiến độ xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 và hạ tầng các khu đất thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Ông Nguyễn Văn Nên, Bí thư Thành ủy TP.HCM tặng quà động viên cho các công nhân thi công cầu Thủ Thiêm 2. (Ảnh: Lê Toàn)

Tại Dự án cầu Thủ Thiêm 2, lãnh đạo TP.HCM ghi nhận nỗ lực của nhà đầu tư, các nhà thầu, đội ngũ cán bộ kỹ sư, công nhân đã không quản ngại khó khăn, bám trụ công trường để thi công “xuyên dịch”. Đồng thời yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu huy động thêm thiết bị, nhân lực để thi công, phấn đấu hoàn thành đưa vào khai thác đúng dịp 30/4/2022.

Đại diện Công ty Đại Quang Minh (Chủ đầu tư) cho biết, do ảnh hưởng của dịch bệnh, cộng đồng doanh nghiệp nói chung và nhà đầu tư nói riêng cũng gặp rất nhiều khó khăn, đứt gãy chuỗi cung ứng và giao nhận vận chuyển dẫn đến mất cân đối và thiếu hụt tài chính.

Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn cố gắng bố trí đầy đủ tài chính, vật tư, nhiên liệu để thi công, đảm bảo dự án triển khai theo tiến độ đề ra. Đây là sự nỗ lực rất lớn của nhà đầu tư, tư vấn và nhà thầu thi công cũng như quan tâm hỗ trợ của UBND thành phố, các Sở ngành.

Đến nay khối lượng thi công ước đạt khoảng hơn 85%. Đặc biệt, phần cầu chính với kết cấu nhịp dây văng đã cơ bản hoàn thành công tác căng kéo cáp, thi công kết cấu dầm (hiện đang thực hiện công đoạn cuối: thi công bản mặt cầu, cân chỉnh cáp,...). Dự kiến đến ngày 10/10/2021 sẽ hoàn tất công tác cáp dây văng nhịp chính; Ngày 30/4/2022: Hoàn thành công trình, đưa vào khai thác sử dụng.

Được biết, cầu Thủ Thiêm 2 có tổng chiều dài khoảng 1,4 km. Trong đó, trong đó phần cầu dài 886 m với 6 làn xe; thiết kế dây văng với trụ tháp chính cao 113 m. Dự án thực hiện theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao) với tổng mức đầu tư hơn 4.260 tỷ đồng.

Sau khi hoàn thành, cầu Thủ Thiêm 2 sẽ nối quận 1 với TP.Thủ Đức, kết nối giao thông giữa trung tâm đô thị TP.HCM với Khu đô thị mới Thủ Thiêm, góp phần giảm ùn tắc giao thông trên địa bàn TP.HCM, thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế - xã hội TP.Thủ Đức nói riêng và TP.HCM nói chung.

Sáng cùng ngày ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM, cũng báo cáo về tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Theo ông Phúc, việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho 9 lô đất thuộc khu chức năng số 1 trong Khu đô thị mới Thủ Thiêm góp phần nâng cao giá trị sử dụng của khu đất này. Khi đó TP có thể mời gọi đầu tư, đấu giá mang về nguồn thu cho TP.

Ngoài ra khu đất nếu được hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật sẽ giúp kết nối đồng bộ với cầu Thủ Thiêm 2 sau khi hoàn thành, tạo sự kết nối giữa các dự án giao thông trong khu vực.

"Dự kiến giữa tháng 10 chúng tôi sẽ hoàn thành hệ thống hạ tầng kỹ thuật của 6 lô đất này, sau đó có thể đấu giátạo nguồn thu sớm nhất cho thành phố. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm 6 tuyến đường bao quanh với chiều dài khoảng 1,4km kết hợp với các hạ tầng như điện nước, chiếu sáng, cây xanh…", ông Phúc khẳng định.

Quảng Ngãi tiếp tục gia hạn thời gian thực hiện Thuỷ điện Trà Khúc 1

12 năm từ khi bắt đầu dự án nhưng Nhà máy thuỷ điện Trà Khúc 1 (Quảng Ngãi) vẫn chưa tiến hành xây dựng, thay vì hoàn thành năm 2022, dự án tiếp tục được Quảng Ngãi cho gia hạn.

UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư (lần 1) và chấp nhận nhà đầu tư (lần 1) đối với Dự án thuỷ điện Trà Khúc 1 và gia hạn hoàn thành vào năm 2023 (so với quyết định trước đây là năm 2022).

Theo đó, chấp thuận nội dung điều chỉnh về điện lượng trung bình hàng năm là 138,32 triệu KW/h (tăng so với điện lượng trung bình chứng nhận đầu từ cũ là 124 triệu kWh/1 năm) và điều chỉnh mực nước hạ lưu thấp nhất 34,35m. Đồng thời, cho điều chỉnh thời gian thực hiện dự án với các mốc đề xuất: từ tháng 7/2017 đến tháng 4/2019 chuẩn bị thủ tục đầu tư; Từ tháng 5/2019 đến tháng 11/2020 bồi thường, giải phóng mặt bằng và chuẩn bị thủ tục liên quan đến dự án; Từ tháng 12/2020 đến tháng 6/2023 triển khai thi công thực địa, hoàn thành và đưa vào khai thác. Ngoài ra, quyết định cũng đồng ý cho điều chỉnh tổng công suất thiết kế từ 30MW lên 36MW.

Với lần gia hạn lần này, quyết định cũng nêu rõ: “trường hợp nhà đầu tư không thực hiện đúng các nội dung liên quan đến dự án và các nội dung được chấp thuận, điều chỉnh nêu trên, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND tỉnh xử lý theo quy định”.

Thủy điện Trà Khúc 1 nằm trên sông Trà Khúc thuộc địa giới xã Sơn Giang và Sơn Cao (huyện Sơn Hà), cách thị trấn Di Lăng 10km về phía tây. Dự án có cao trình mực nước dâng bình thường là 49,5m, chiều cao cao nhất của đập dâng tính từ đáy lòng sông khoảng 16,5m, diện tích chiếm đất khoảng 259ha. Trong đó, đất lòng sông và đáy sông chiếm 92%, không có hộ dân nào phải tái định cư. Tổng mức đầu tư dự án gần 1.000 tỉ đồng. 

Thủy điện Trà Khúc 1 là dạng thủy điện lòng sông, nhà máy ngay sau đập nên không tạo ra các đoạn sông chết. Công trình xả nước lũ qua đỉnh đập bằng 31 van tự lật, khi lũ lớn sẽ vừa xả lũ phía trên đỉnh van tự lật và thoát nhanh phía dưới van làm hạ nhanh mực nước và tăng lưu lượng xả so với tràn tự do. Dự án còn có 5 cửa xả sâu (gần sát đáy, bằng van thép đứng), đáp ứng việc thoát lũ hiệu quả cho dự án.

Liên quan đến dự án này, tháng 4/2021, người dân đã phản ứng với việc san ủi mặt bằng khi chủ đầu tư chưa hoàn thành việc thỏa thuận đền bù. Việc xảy ra tại xã Sơn Giang, huyện Sơn Hà, hàng trăm gốc cây keo, cau, xoài và một số cây sưa bị đốn hạ tận gốc và đốt cháy nham nhở. Tại thời điểm xảy ra sự việc, ông Trần Như Trà, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và phát triển quỹ đất huyện Sơn Hà, cho biết dự án thuỷ điện Trà Khúc 1 hiện vẫn chưa hoàn thiện phương án đền bù giải toả.

Theo ông Trà, chủ đầu tư ký kết hợp đồng thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng dự án vào năm 2018. Tổng diện tích đất phải thu hồi là 43 ha. Tuy vậy, việc giải phóng mặt bằng trong những năm qua chưa tiến hành.

Kiên Giang kêu gọi đầu tư 55 dự án trong giai đoạn 2021 - 2025

Ngày 29/9, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lâm Minh Thành đã ký Quyết định phê duyệt danh mục các dự án kêu gọi đầu tư trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, giai đoạn 2021 - 2025.

Cổng Tam quan thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang

Theo đó, có tổng số 55 Dự án kêu gọi đầu tư được phân theo nhóm và lĩnh vực gồm: Danh mục dự án đầu tư có sử dụng đất với 3 dự án khu dân cư, khu đô thị mới là: Khu đô thị mới phía Đông trung tâm hành chính huyện Giồng Riềng có tổng vốn đầu tư 400 tỷ đồng; khu đô thị mới phía Tây trung tâm hành chính huyện Giồng Riềng có tổng vốn đầu tư 235 tỷ đồng; khu dân cư Nam An Hòa (TP. Rạch Giá) có tổng vốn đầu tư 658 tỷ đồng.

Dự án đầu tư theo hình thức xã hội hóa có 7 dự án. Trong đó, có 5 dự án thuộc lĩnh vực văn hóa và thể dục thể thao, 1 dự án cấp nước nông thôn, 1 dự án thuộc lĩnh vực môi trường (xử lý rác thải).

Danh mục dự án kêu gọi đầu tư có 45 dự án. Trong đó, lĩnh vực du lịch 1 dự án, thương mại 6 dự án, môi trường 2 dự án, nước đô thị và nông thôn 2 dự án, sản xuất công nghiệp 16 dự án, hạ tầng kỹ thuật khu, cụm công nghiệp và bến xe 7 dự án, nhà ở và phát triển đô thị 6 dự án, giáo dục và đào tạo 3 dự án, văn hóa và thể thao 1 dự án, lĩnh vực khác 1 dự án.

Một số dự án kêu gọi đầu tư tiêu biểu như: Dự án mở rộng hồ chứa nước ngọt dự trữ TP. Rạch Giá (giai đoạn 1), qui mô 25 ha, tổng vốn đầu tư 246 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh khu thương mại dịch vụ thuộc tổ hợp khu công nghiệp Xẻo Rô (huyện An Biên), diện tích 71,28 ha, tổng vốn đầu tư 1.280 tỷ đồng; dự án nhà máy sản xuất lắp ráp hàng điện tử, máy tính công suất 500.000 sản phẩm/năm (KCN Thạnh Lộc - giai đoạn 1), diện tích 5 ha, tổng vốn đầu tư 230 tỷ đồng; nhà máy sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm công suất 300 triệu tấn sản phẩm/năm (KCN Thạnh Lộc - giai đoạn 2), diện tích 2 ha, tổng vốn đầu tư 300 tỷ đồng; dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN Xẻo Rô (huyện An Biên), qui mô trên 120 ha, tổng vốn đầu tư 3.610 tỷ đồng; dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật KCN Thạnh Lộc (giai đoạn 2 - huyện Châu Thành), qui mô 100 ha, tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng; dự án khu bến xe, khu dân cư, chợ đầu mối rau củ quả (TP. Rạch Giá), qui mô 29 ha, tổng vốn đầu tư 450 tỷ đồng; dự án đầu tư xây dựng khu ở công nhân và tái định cư Thạnh Lộc (huyện Châu Thành) qui mô 60,43 ha, tổng vốn đầu tư 3.695 tỷ đồng…

Bộ Giao thông Vận tải bổ sung 137 tỷ đồng nâng cấp Quốc lộ 8A ở Hà Tĩnh

Bộ Giao thông Vận tải vừa bổ sung kế hoạch lựa chọn nhà thầu Dự án Đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 8A đoạn Km37 - Km85+300, tỉnh Hà Tĩnh.

Mới đây, đoạn Km37 - Km85+300 của Dự án được bổ sung thêm nguồn vốn và được Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

Hàng loạt phương tiện xếp hàng dài trên đường lên cửa khẩu quốc tế Cầu Treo, là nỗi ám ảnh khi lưu thông trên tuyến đường này

Cụ thể, gói thầu XL7 Xây dựng đoạn Km52+3,4 - Km59+00 (dự toán 137,7 tỷ đồng) hiện đang trong thời gian mời thầu thông qua đấu thầu rộng rãi qua mạng, dự kiến mở thầu ngày 16/10/2021.

Quý I/2022 sẽ đấu thầu rộng rãi qua mạng 3 gói thầu xây lắp chính số hiệu XL08 - XL10, với tổng dự toán gần 500 tỷ đồng.

Trước tình hình đó, năm 2010, Bộ Giao thông Vận tải đã phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 8A đoạn Km 37 đến Km 85+ 500, với tổng mức đầu tư hơn 1.662 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, đến năm 2015 công trình sẽ được hoàn thành. Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, Bộ Giao thông Vận tải đã hai lần điều chỉnh thời gian thực hiện dự án, với mốc hoàn thành vào tháng 12/2017.

Sau 10 năm thi công, tổng mức đầu tư cơ bản không thay đổi do đã dự phòng điều chỉnh thiết kế và trượt giá.

Dự án đã và đang triển khai 17 gói thầu, trong đó có 5 gói thầu xây lắp gồm: XL1, XL2, XL3, XL4, XL1A.

Do khó khăn về nguồn vốn nên dự án phải kéo dài thời gian thực hiện. Nguồn vốn đã cấp là 293 tỷ đồng, đến năm 2020, dự án được bố trí thêm 145 tỷ đồng, sử dụng để thanh quyết toán các gói thầu XL2, XL4 và thi công phần khối lượng còn lại gói thầu XL1, XL3 và XL1A.

Mới đây, đoạn Km37 - Km85+300 của dự án được bổ sung thêm nguồn vốn và được Bộ Giao thông Vận tải vừa phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu. Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm chủ đầu tư, giao Ban Quản lý dự án 4 làm bên mời thầu.

Quốc lộ 8A có chiều dài hơn 80 km, từ Quốc lộ 1 tại ngã ba Bãi Vọt, thị xã Hồng Lĩnh, đi qua huyện Ðức Thọ, huyện Hương Sơn tới Cửa khẩu quốc tế Cầu Treo và sang nước bạn Lào.

Năm 1999, tuyến đường được phê duyệt dự án nâng cấp, mở rộng và được xem là một trong những con đường đẹp nhất Việt Nam vào thời điểm đó, góp phần bảo đảm giao thông đi lại an toàn, thông suốt, giao thương buôn bán cho nhân dân trong khu vực và thúc đẩy giao lưu, hợp tác phát triển kinh tế giữa Việt Nam với các nước.

Tuy nhiên, sau 10 năm khai thác với mật độ xe tải trọng lớn lưu thông dày đặc và hứng chịu tác động của thiên tai, lũ lụt, tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng, phát sinh hàng loạt điểm sụt lún trên mặt đường cũng như các mái ta-luy.

Quốc lộ 8A không chỉ là tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh Hà Tĩnh mà còn là tuyến đường có ý nghĩa quan trọng trong việc giao thương với nước bạn Lào cũng như một số nước trong khu vực. Dự án được giao cho Tổng cục Ðường bộ Việt Nam quản lý quản lý, làm chủ đầu tư. 

Nghệ An điều chỉnh, mở rộng khu kinh tế Đông Nam lên đến 80.000 ha

Đề án phát triển khu kinh tế Đông Nam - động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025 vừa được Ban thường vụ Tỉnh ủy tỉnh này thông qua.

Trong đó, năm 2021 hoàn thành điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế (KKT) Đông Nam đến năm 2040; xây dựng phương án phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế tích hợp trong Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó mở rộng KKT Đông Nam lên khoảng 80.000 ha.

Một trong những nội dung trọng tâm của Đề án là phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn liền với xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Cửa Lò, Đông Hồi.

Theo Văn phòng Tỉnh ủy Nghệ An, tại phiên họp thường kỳ tháng 9 vừa diễn ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An thông qua những nội dung quan trọng tại Đề án phát triển KKT Đông Nam - động lực tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030.

Cụ thể, Nghệ An sẽ điều chỉnh ranh giới KKT Đông Nam lên 80.000 ha, bao gồm 70.000 ha đất liền và 10.000 ha mặt nước biển; trong đó, diện tích khu công nghiệp khoảng 15.000 ha và đổi tên thành Khu kinh tế Nghệ An.

Đề án đã xây dựng các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu để hiện thực hóa mục tiêu đề ra với lộ trình rất cụ thể. Trong đó, năm 2021 hoàn thành điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung xây dựng KKT Đông Nam đến năm 2040; xây dựng phương án phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế tích hợp trong Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó mở rộng KKT Đông Nam lên khoảng 80.000 ha.

Năm 2022, Nghệ An sẽ chính thức mở rộng ranh giới KKT Đông Nam về phía Tây theo trục đường N5 nối Hòa Sơn - Đô Lương, trục đường N2 nối Quốc lộ 7A, trục Quốc lộ 48D nối thị xã Hoàng Mai với huyện Nghĩa Đàn, tuyến Quốc lộ 1A (đoạn tránh thành phố Vinh) và khu vực ven biển để phát triển cảng biển, du lịch nghỉ dưỡng. Đồng thời, trình Thủ tướng Chính phủ đổi tên thành KKT Nghệ An.

Nghệ An cũng sẽ trình Chính phủ bổ sung KKT Đông Nam Nghệ An vào nhóm các khu kinh tế ven biển trọng điểm của cả nước để có thêm nguồn lực đầu tư phát triển từ ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021-2025.

Với Đề án trên, mục tiêu của Nghệ An là xây dựng và phát triển KKT Đông Nam thành khu vực phát triển kinh tế năng động, có sức hấp dẫn và cạnh tranh cao trong khu vực Bắc Trung Bộ, trọng tâm phát triển kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp đồng bộ, hiện đại gắn liền với xây dựng và khai thác có hiệu quả cảng biển Cửa Lò, Đông Hồi. 

Thông qua KKT Đông Nam, Nghệ An hướng tới tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gia tăng giá trị sản xuất, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết nhiều việc làm và đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và biến đổi khí hậu.

KKT Đông Nam Nghệ An được thành lập vào tháng 6/2007, hiện có tổng diện tích hơn 20.776 ha, nằm trên địa bàn 6 huyện, thành phố của tỉnh Nghệ An.

Tính đến tháng 7/2021, KKT Đông Nam có 257 Dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư hơn 70.189 tỷ đồng, tương đương 3,03 tỷ USD; trong đó có 52 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 1,09 tỷ USD, chiếm 75% nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh này.

Bên cạnh những kết quả đạt được, mô hình phát triển của Khu kinh tế Đông Nam đã bắt đầu bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, quy hoạch chưa theo sát được nhu cầu đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Theo ông Lê Tiến Trị, Trưởng Ban Quản lý KKT Đông Nam, theo thời gian, quy hoạch chung KKT Đông Nam đã bộc lộ nhiều điểm bất cập như thiếu quỹ đất phát triển khu công nghiệp, khu phi thuế quan không còn phù hợp; một số khu chức năng khác khó triển khai do sự gia tăng dân cư hiện hữu trong vùng quy hoạch, thiếu quy hoạch mỏ đất san lấp hạ tầng khu công nghiệp.

Ngoài ra, một số khu công nghiệp ngoài KKT Đông Nam đã quy hoạch gần 10 năm nhưng chưa có nhà đầu tư hạ tầng hoặc không có nguồn vốn ngân sách nhà nước đầu tư. Công tác quản lý, giám sát, kiểm tra thực hiện quy hoạch xây dựng chưa được triển khai thường xuyên và phối hợp đồng bộ, kịp thời với các cơ quan, địa phương liên quan, vẫn còn tình trạng dự án triển khai vi phạm về quy hoạch trật tự xây dựng.

Bình Định dành 54 ha lập khu công viên phần mềm Quang Trung

Thành lập công viên phần mềm Quang Trung, Bình Định quyết tâm phát triển công nghệ thông tin, tạo hạ tầng cho ứng dụng và thúc đẩy, phát triển công nghệ thông tin.

UBND tỉnh Bình Định đã ban hành quyết định phê duyệt đề án thành lập khu công viên phần mềm Quang Trung – Bình Định tại khu vực 2 phường Ghềnh Ránh, TP. Quy Nhơn, với diện tích khoảng 54ha.

Cơ cấu sử dụng đất khu công viên phần mềm Quang Trung – Bình Định gồm: đất công viên phần mềm hơn 10,2 ha; đất công viên khoa học hơn 8,7 ha; đất Dự án đô thị khoa học hơn 8ha; đất giao thông cây xanh và nhà máy xử lý nước thải khoảng 21,8 ha; đất xây dựng và cho thuê khu nhà ở chuyên gia khoảng 5,4 ha.

Theo UBND tỉnh Bình Định, mục tiêu của dự án sẽ hình thành trung tâm về công nghệ thông tin, tạo hạ tầng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin, thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp công nghệ thông tin; hình thành trung tâm nghiên cứu - phát triển sản phẩm công nghệ thông tin, phục vụ cho việc đào tạo, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ thông tin.

Dự án cũng sẽ tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động đầu tư nhằm thu hút vốn, công nghệ trong và ngoài nước, góp phần xây dựng ngành công nghiệp công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế trọng điểm, quan trọng của Bình Định.

Khu công viên phần mềm Quang Trung – Bình Định cũng được kỳ vọng tạo môi trường làm việc đạt tiêu chuẩn quốc tế thu hút lao động chất lượng cao, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam; tạo ra các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin có khả năng thay thế sản phẩm nhập khẩu, góp phần thúc đẩy phát triển các lĩnh vực như: viễn thông, tài chínhngân hàng, hải quan hàng không thương mại điện tử và các dịch vụ công cộng, giáo dục đào tạo, y tế, an ninh, quốc phòng...

Hoạt động cụ thể của khu công viên phần mềm Quang Trung – Bình Định là trở thành đơn vị cung cấp hạ tầng, dịch vụ và các điều kiện cần thiết để các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong khu thực hiện các hoạt động nghiên cứu - phát triển, ứng dụng, chuyển giao về công nghệ thông tin.

Nơi đây cũng sẽ trở thành nơi sản xuất và kinh doanh sản phẩm công nghệ thông tin, cung ứng dịch vụ công nghệ thông tin; đào tạo nhân lực công nghệ thông tin; xúc tiến thương mại công nghệ thông tin; tổ chức hội chợ, triển lãm, trình diễn sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin.

Ngoài ra, khu công viên phần mềm Quang Trung – Bình Định cũng sẽ là nơi xúc tiến đầu tư trong nước và ngoài nước để thúc đẩy hoạt động công nghệ thông tin...

Quảng Trị: Hoàn thành đóng điện đường dây 220 kV Đông Hà - Lao Bảo

Ngày 1/10, Ban Quản lý dự án các công trình điện miền Trung phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đóng điện thành công đường dây 220 kV Đông Hà - Lao Bảo.

Toàn cảnh Trạm biến áp 220 kV Lao Bảo

Công trình thuộc Dự án trạm biến áp (TBA) 220 kV Lao Bảo và đường dây 220 kV Đông Hà - Lao Bảo, do Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (EVNNPT) làm chủ đầu tư, Ban quản lý dự án các công trình điện miền Trung quản lý điều hành, Công ty Truyền tải điện 2 tiếp nhận vận hành.

Dự án đường dây 220 kV Đông Hà - Lao Bảo có quy mô xây dựng mới đường dây 220 kV mạch kép dài khoảng 47,3 km với 124 vị trí cột, đi qua các huyện Triệu Phong, Cam Lộ, ĐaKrông, Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Điểm đầu là cột cổng 220 kV tại TBA 220 kV Đông Hà, điểm cuối, cột cổng 220 kV tại TBA 220 kV Lao Bảo.

Trước đó, vào ngày 13/9, máy biến áp AT1 (220 kV-250 MVA) của TBA 220 kV Lao Bảo đã được đóng điện thành công, qua đó hoàn thành toàn bộ công trình TBA với tổng công suất 500 MVA.

Đây là những công trình có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm giải tỏa công suất 16 nhà máy điện gió (tổng công suất 626 MW) vào vận hành thương mại trước ngày 1/11/2021 (mốc tiến độ theo Quyết định 39/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ), để các nhà máy điện gió vận hành hiệu quả, phát huy tối đa công suất.

Cùng với đó, dự án góp phần truyền tải công suất các nhà máy thủy điện phía tây tỉnh Quảng Trị lên hệ thống điện quốc gia; góp phần bảo đảm cung cấp điện cho địa phương này.

Công trình được khởi công ngày 19/6/2020 và hoàn thành đúng tiến độ.

Quảng Trị bổ sung 65 điểm mỏ đất làm vật liệu san lấp đến năm 2030

UBND tỉnh Quảng Trị quy hoạch bổ sung 65 điểm mỏ đất làm vật liệu san lấp vào quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản đến năm 2030.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, ông vừa ký quyết định về việc phê duyệt bổ sung quy hoạch mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn giai đoạn 2021- 2030 trên địa bàn 9 huyện, thị và thành phố.

Dự án khu du lịch – dịch vụ Gio Hải, Gio Linh thuộc Tập đoàn T&T Group đang được thi công giai đoạn san lấp.

Theo UBND tỉnh Quảng Trị, với dự báo tổng nhu cầu sử dụng đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh giai đoạn từ nay đến năm 2030 là 55 triệu m3.

Theo đó, Quảng Trị quy hoạch bổ sung tổng diện tích khoanh định là 927,69 ha và tổng tài nguyên dự báo là 49,47 triệu m3. Trong đó, đất do địa phương quản lý 136,95 ha (tài nguyên đất san lấp dự báo 8,395 triệu m3), đất do hộ gia đình quản lý 790,74 ha (tài nguyên đất san lấp dự báo 41,071 triệu m3), đất có rừng, cây lâu năm (trồng keo, cao su) là 883,34 ha, đất không có rừng là 44,35 ha.

Tích hợp 17 điểm mỏ đã được phê duyệt quy hoạch điểm mỏ đất làm vật liệu san lấp trên địa bàn tỉnh giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 tại Quyết định số 2242/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh với diện tích 343,42 ha, trữ lượng dự kiến 18,77 triệu m3.

Việc bổ sung các điểm mỏ đất này vào quy hoạch sửu dụng làm vật liệu xây dựng không có huyện Cồn Cỏ.

Cụ thể, tại huyện Vĩnh Linh 2 mỏ với tổng diện tích 35,8 ha, tổng tài nguyên dự báo 1,5 triệu m3. Huyện Gio Linh 4 mỏ với tổng diện tích 47,4 ha, tổng tài nguyên dự báo triệu 3,2 m3.

Huyện Triệu Phong 2 mỏ với tổng diện tích 121,32 ha, tổng tài nguyên dự báo 2,36 triệu m3. Huyện Hải Lăng 3 mỏ với tổng diện tích 62,4 ha, tổng tài nguyên dự báo 5,5 triệu m3.

Huyện Cam Lộ 3 mỏ với tổng diện tích 22,5 ha, tổng tài nguyên dự báo 2,41 triệu m3. Huyện Đakrông 2 mỏ với tổng diện tích 50,8 ha, tổng tài nguyên dự báo 3,6 triệu m3. Huyện Hướng Hóa 1 mỏ với tổng diện tích 3,2 ha, tổng tài nguyên dự báo 0,195 triệu m3.

Quy hoạch mới đến năm 2030 đối với 48 điểm mỏ đất làm vật liệu san lấp với tổng diện tích 584,27 ha, tài nguyên dự báo khoảng 30,7 triệu m3.

Cụ thể, huyện Vĩnh Linh gồm 14 mỏ với tổng diện tích 106,33 ha, tổng tài nguyên dự báo 5,845 triệu m3. Huyện Gio Linh 14 mỏ với tổng diện tích 142,95 ha, tổng tài nguyên dự báo 6,595 triệu m3. TP Đông Hà 1 mỏ với tổng diện tích 23,75 ha, tổng tài nguyên dự báo 0,95 triệu m3.

Huyện Triệu Phong 3 mỏ với tổng diện tích 49 ha, tổng tài nguyên dự báo 1,95 triệu m3. Thị xã Quảng Trị 8 mỏ với tổng diện tích 171,39 ha, tổng tài nguyên dự báo 6,641 triệu m3. Huyện Hải Lăng 2 mỏ với tổng diện tích 51,4 ha, tổng tài nguyên dự báo 4,0 triệu m3.

Huyện Cam Lộ 4 mỏ với tổng diện tích 30,35 ha, tổng tài nguyên dự báo 3,02 triệu m3. Huyện Hướng Hóa 2 mỏ với tổng diện tích 9,1 ha, tổng tài nguyên dự báo 1,7 triệu m3.

Về lộ trình thăm dò, đánh giá, cấp phép mỏ đất làm vật liệu san lấp giai đoạn 2021- 2030, đối với giai đoạn đến năm 2025, dự phép cấp phép thăm dò, đánh giá trữ lượng, đưa vào khai thác với diện tích khoảng 417,5 ha, trữ lượng dự kiến 22,26 triệu m3; đối với giai đoạn 2026- 2030, dự phép cấp phép thăm dò, đánh giá trữ lượng, đưa vào khai thác với diện tích khoảng 510,2 ha, trữ lượng dự kiến 27,21 triệu m3.

Nhiều băn khoăn về việc đầu tư 8.168 tỷ đồng mở rộng tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình

Bộ Tài chính đánh giá kiến nghị mua lại Dự án BOT Hòa Lạc - Hòa Bình để mở rộng lên quy mô 6 làn xe, theo phương thức PPP là chưa có cơ sở.

Bộ tài chính vừa có công văn số 11026/BTC –ĐT gửi Văn phòng Chính phủ về việc giao địa phương đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo phương thức PPP có sử dụng ngân sách Nhà nước.

Một đoạn tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình 2 làn xe hiện hữu.

Theo Bộ Tài chính, Dự án giai đoạn I không thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương mà thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ GTVT được khai thác, vận hành từ tháng 10/2018.

Do đó, UBND tỉnh Hoà Bình đề xuất Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển cho địa phương là Cơ quan có thẩm quyền đối với Dự án giai đoạn I để tạo điều kiện thuận lợi và thống nhất về đầu mối Cơ quan có thẩm quyền khi triển khai Dự án mở rộng. 

Việc chuyển Cơ quan có thẩm quyền từ Bộ GTVT về UBND tỉnh Hoà Bình sẽ phải điều chỉnh lại chủ thể hợp đồng BOT Dự án giai đoạn I ký giữa Bộ GTVT và nhà đầu tư.  Theo quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư số 64/2020/QH14 (Luật PPP), việc sửa đổi hợp đồng dự án PPP phải quy định trong hợp đồng và được các bên xem xét trong trường hợp điều chỉnh một trong các bên ký kết hợp đồng. 

“Vì vậy, đề nghị Văn phòng Chính phủ báo cáo Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp với nhà đầu tư và các bên có liên quan căn cứ các quy định tại hợp đồng dự án và quy định tại Luật PPP, có ý kiến cụ thể về phương án đề xuất giao UBND tỉnh Hoà Bình là cơ quan có thẩm quyền đối với Dự án giai đoạn I đảm bảo hiệu quả, hài hoà lợi ích các bên, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định”, ông Tạ Anh Tuấn, Thứ trưởng Bộ Tài chính nêu quan điểm.

Về kiến nghị cơ chế mua lại phần vốn BOT Dự án giai đoạn I, Bộ Tài chính cho rằng Dự án giai đoạn I đang được Nnà đầu tư vận hành, khai thác theo hợp đồng đã ký, đồng thời nội dung kiến nghị của UBND tỉnh Hoà Bình chưa làm rõ cơ sở pháp lý, tính khả thi về nguồn vốn khi thực hiện phương án mua lại phần vốn BOT Dự án giai đoạn I. Do đó, không có cơ sở pháp lý để xem xét đối với đề xuất nêu trên của UBND tỉnh Hoà Bình. 

Trước đó, vào đầu thang 9/2021, UBND tỉnh Hòa Bình đã có Tờ trình số 163/TTr – UBND đề nghị Thủ tướng Chính phủ về việc giao địa phương đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức PPP có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

Theo UBND tỉnh Hòa Bình, tại Danh mục dự án đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 – 2025 đã được Quốc hội thông qua, Dự án đầu tư mở rộng tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình không nằm trong danh mục dự án thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách Trung ương do Bộ GTVT quản lý. Do đó, việc sử dụng vốn ngân sách Trung ương giao Bộ GTVT quản lý để tham gia thực hiện dự án PPP là không khả thi.

Trong khi đó, với tầm quan trọng và tính cấp thiết của Dự án, UBND tỉnh Hòa Bình dự kiến sử dụng nguồn ngân sách địa phương để tham gia thực hiện công trình.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1, Điều 38, Luật Ngân sách nhà nước, nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương chỉ đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý. Ngoài ra, cũng theo quy định tại khoản 9, Điều 9 của Luật này, nguyên tắc quản lý nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách là không được dùng ngân sách của cấp này để chi cho nhiệm vụ của cấp  khác.

Bên cạnh đó, hiện tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình thuộc Dự án BOT đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình hiện được Thủ tướng giao Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền quản lý, do đó không sử dụng ngân sách địa phương để đầu tư, mở rộng dự án được.

Với những lý do nói trên, UBND tỉnh Hòa Bình đề nghị Thủ tướng giao UBND tỉnh Hòa Bình là cơ quan có thẩm quyền đối với Dự án đầu tư xây dựng đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp QL6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình nhằm tạo điều kiện tỉnh Hòa Bình có căn cứ mua lại Dự án để tiếp tục  đầu tư mở rộng tuyến đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức PPP có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

UBND tỉnh Hòa Bình đánh giá, phương án thực hiện dự án PPP sử dụng ngân sách nhà nước với tỷ lệ tối đa 50% sẽ gây áp lực lên phương án tài chính của nhà đầu tư, kéo dài thời gian thu phí, làm tăng tổng mức đầu tư (do tăng chi phí huy động vốn của nhà đầu tư) và làm giảm tính khả thi của dự án.

Do đó, sau khi được Quốc hội thông qua các cơ chế đặc thù cho đầu tư hệ thống đường cao tốc, UBND tỉnh Hòa Bình muốn Thủ tướng cho phép áp dụng cơ chế đặc thù được sử dụng phần vốn góp từ ngân sách nhà nước chiếm hơn 50% tổng mức đầu tư của dự án (tối đa 70%) nhằm tăng tính khả thi của phương án tài chính, đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án.

Theo đề xuất của UBND tỉnh Hòa Bình, Dự án đầu tư mở rộng đường Hòa Lạc - Hòa Bình theo hình thức PPP có dài toàn tuyến khoảng 23,4km, trong đó đoạn đi qua địa phận thành phố Hà Nội dài khoảng 6,37km; địa phận tỉnh Hòa Bình dài khoảng 16,67km.

Dự án sẽ mở rộng tuyến đường hiện hữu từ 2 làn xe với 6 làn xe (có dự trữ quỹ đất hai bên đường để xây dựng hệ thống đường bên quy mô 4 làn xe - mỗi bên 2 làn và xây dựng đường sắt liên vùng trong tương lai), với tổng chiều rộng nền đường hoàn thiện khoảng từ 80m - 110m.

Tổng mức đầu tư Dự án vào khoảng 8.168,544 tỷ đồng (đã bao gồm lãi vay là 392,248 tỷ đồng); phần vốn thực hiện của nhà đầu tư, doanh nghiệp PPP là 3.888, 148 tỷ đồng (chưa bao gồm lãi vay); phần vốn thực hiện dự án từ ngân sách nhà nước là 3.888.148 tỷ đồng.

Thời gian thu hồi vốn của Dự án dự kiến khoảng 24 năm, thời gian thực hiện đầu tư xây dựng là từ năm 2022 – 2027.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Tổng Bí thư: Tranh thủ thời cơ, thực hiện thắng lợi mục tiêu năm 2023
  • Đông Khăm Xạng: Biểu tượng của tình đoàn kết, hữu nghị sắt son Việt
  • Loại quả 'chống già' thường có trong thực đơn của Vera Wang
  • Lock&Lock F2C Long Hậu giảm đến 50% cho 30.000 sản phẩm
  • Dự đám cưới của người yêu cũ
  • Ca sĩ Thu Minh U50 đi hát không phải để mưu sinh
  • Thaco mở rộng thị trường xuất khẩu
  • Mụn bọc và cách khắc phục
推荐内容
  • Chung tay xây nhịp cầu Nhân ái
  • Chứng khoán Mỹ không thay đổi nhiều khi tính theo tuần
  • Lần đầu tiên trong 1 năm ngân hàng trung ương Trung Quốc hạ lãi suất
  • Lễ Hạ nguyên
  • Em trót lỡ với đồng nghiệp...
  • Quảng Nam không đồng ý khai quật mộ cổ nghi của nữ sĩ Hồ Xuân Hương