会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【dự đoán liverpool】Doanh nghiệp cần được hỗ trợ xây dựng, bảo hộ thương hiệu!

【dự đoán liverpool】Doanh nghiệp cần được hỗ trợ xây dựng, bảo hộ thương hiệu

时间:2024-12-23 18:01:36 来源:Nhà cái uy tín 作者:World Cup 阅读:534次
Bảo hộ thương hiệu hàng xuất khẩu: Cần “bắt tay” chặt chẽ
Hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng,ệpcầnđượchỗtrợxâydựngbảohộthươnghiệdự đoán liverpool bảo vệ thương hiệu và các tài sản số
Gạo ST25 bị doanh nghiệp Mỹ đăng ký bảo hộ thương hiệu: Gióng lên hồi chuông cảnh báo
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy
Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy

Câu chuyện gạo ST25 bị nhiều DN Mỹ, Australia đăng ký bảo hộ thương hiệu mới đây một lần nữa gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vấn đề xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản. Ông nhìn nhận như thế nào về vai trò, trách nhiệm của các bên liên quan trong trường hợp trên?

Theo quy định pháp luật của Việt Nam, đăng ký bảo hộ thương hiệu gạo ở thị trường XK là trách nhiệm của DN. Cơ quan quản lý nhà nước đóng vai trò hỗ trợ, tư vấn, dẫn dắt DN. Rõ ràng, trong vụ việc gạo ST25, trách nhiệm đầu tiên, lớn nhất là của DN. Đối với thị trường có tiềm năng XK, DN phải bảo hộ thương hiệu ở thị trường đó. Tuy nhiên phải nói thêm rằng, ông Hồ Quang Cua và DN tư nhân Hồ Quang Trí chưa được tư vấn, hướng dẫn thấu đáo nên mới dẫn tới tình trạng để DN ngoại đăng ký bảo hộ thương hiệu. Rõ ràng ở đây có cả trách nhiệm của Nhà nước, cụ thể là của 2 bộ gồm Bộ Công Thương và Bộ NN&PTNT.

Xây dựng thương hiệu là ở 3 cấp, có 3 loại thương hiệu gồm: Thương hiệu tập thể, thương hiệu DN và thương hiệu của quốc gia. Nếu lấy 3 thương hiệu đó áp vào câu chuyện cụ thể của gạo ST25 thấy rằng, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT chưa thực hiện được liên kết ngang với nhau để xây dựng thương hiệu quốc gia sau khi gạo ST25 đã trở nên nổi tiếng. Nói thẳng thắn thì 2 bộ này chưa chủ tâm trong xây dựng thương hiệu gạo quốc gia.

Một số ý kiến cho rằng không chỉ với ngành lúa gạo, hiện nay nhiều ngành hàng, DN nông sản khác cũng chưa nhận thức đủ tầm quan trọng trong xây dựng, bảo hộ thương hiệu. Đây là lý do quan trọng khiến cho công cuộc xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản XK chưa đạt kết quả như mong muốn. Xin ông cho biết quan điểm của mình?

Xin nhắc lại rằng trong câu chuyện của ông Hồ Quang Cua và gạo ST25, không thể nói rằng ông Cua không đủ tiền để đeo đuổi việc bảo hộ thương hiệu ở thị trường XK trọng điểm mà chủ yếu do kiến thức về nhãn hiệu, thương hiệu và chưa được sự tư vấn, hỗ trợ, giúp đỡ đầy đủ của luật sư, Nhà nước.

Tôi chủ yếu đánh giá ở góc độ kiến thức về kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường của DN với các sản phẩm chủ lực. Quan điểm của tôi là về luật của Việt Nam còn hạn chế, bên cạnh đó sự vào cuộc giúp đỡ DN của cơ quan quản lý nhà nước cũng như sự nhận thức, nỗ lực của bản thân DN trong xây dựng, bảo hộ thương hiệu chưa tương xứng.

Đây cũng là câu chuyện đáng lưu ý của nhiều ngành hàng nông sản XK, nhiều DN XK nông sản của Việt Nam chứ không riêng gì mặt hàng gạo. Ví dụ, với mặt hàng hồ tiêu, quý 1/2021, Trung Quốc thu mua tới hơn 11.800 tấn với giá 1.400 USD/tấn. Sau chế biến và xây dựng thương hiệu, họ bán ra với giá 4.800 USD/tấn. Từ trước tới nay các hiệp hội, ngành hàng chỉ chú trọng tới phần giá trị cuối cùng kinh doanh để lấy lãi chứ không quan tâm nhiều đến sản xuất. Rõ ràng, đến thời điểm hiện tại các hiệp hội, ngành hàng phải tập trung hơn giúp các thành viên, giúp phát triển thương hiệu cho các sản phẩm XK chủ lực.

Trong suốt thời gian dài, có đến 80% nông sản Việt XK dưới cái tên của DN nước ngoài. 	Ảnh: Nguyễn Thanh
Trong suốt thời gian dài, có đến 80% nông sản Việt XK dưới cái tên của DN nước ngoài. Ảnh: Nguyễn Thanh

Bộ NN&PTNT đang dự kiến sẽ sử dụng kinh phí trong Chương trình phát triển giống 2021 – 2025 để mua lại quyền sở hữu giống lúa ST24, ST25. Khi giống được Nhà nước quản lý, nhiều cơ quan, tổ chức sẽ được khai thác sử dụng và đảm bảo ổn định hơn về chất lượng, diện tích. Điều này được đánh giá sẽ tạo đà tốt hơn cho bảo hộ thương hiệu gạo ST25 tại thị trường XK. Theo ông, có nên nhân rộng cách làm này với nhiều loại nông sản khác trong tương lai?

Hiện nay, Việt Nam có nhiều mặt hàng nông sản chủ lực để XK. Muốn tăng xây dựng thương hiệu và bảo hộ ở nước ngoài, rõ ràng phải phát triển sản xuất, tối ưu hoá sản phẩm. Trong câu chuyện của gạo ST25, tôi ủng hộ tư duy và cách làm này, điều đó tương tự nhự cách Thái Lan làm với gạo Hom Mali.

Tôi cho rằng nên phát triển cách làm này ở những ngành hàng có điều kiện. Hiện nay đối với các bộ, ngành hãy chọn ra một số sản phẩm trong 10 sản phẩm nông sản XK chủ lực của Việt Nam đang đạt kim ngạch XK trên 1 tỷ USD để làm thử, thành công rồi mới nhân dần lên.

Ông có thể chia sẻ thêm về những giải pháp, chiến lược dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng, bảo hộ thương hiệu cho nông sản XK thời gian tới?

Trước hết, Bộ Công Thương và các tổ chức như Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phải cập nhật các thông lệ quốc tế, đào tạo, tập huấn cho đội ngũ DN để DN am tường, hiểu được về luật của từng nước và thông lệ quốc tế. Trên cơ sở đó, DN mới hoạch định được chiến lược, nếu duy trì kiểu đi từng bước “mưa lúc nào mát mặt lúc ấy” thì không thể xây dựng được thương hiệu.

Thứ hai là phải quay lại vấn đề của sản xuất nông nghiệp. Nếu chỉ tư duy khối lượng mà không tối ưu hoá sản phẩm thì không thể có tư tưởng xây dựng thương hiệu, bởi vậy phải có những chiến lược chuyển từ vùng nguyên liệu sang phát triển sản xuất, phát triển sản xuất sang tối ưu hoá sản phẩm. Vai trò của Nhà nước là phải phát triển sản xuất, chọn ra ngành hàng chủ lực và chọn ra thương hiệu chủ lực trong ngành hàng chủ lực đó để làm từng bước, ví dụ, cá tra, hồ tiêu, gỗ và sản phẩm gỗ…

Thứ ba là phải nhận rõ rằng trong thời kỳ hội nhập, chiến tranh thương mại là chiến tranh giành thương hiệu chứ không phải chuyện của khối lượng và chất lượng ổn định nữa. Thắng lợi trong mở rộng thị trường XK là bằng thương hiệu cho nên trong Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT phải có cơ quan chuyên trách để giúp cho các hiệp hội, ngành hàng và các DN làm việc này.

Giải pháp cuối cùng là phải nâng cao năng lực của các hiệp hội, ngành hàng. Hiệp hội, ngành hàng phải là “bà đỡ” để cho các thành viên tìm đến được nghe tư vấn, được có không gian để thực hiện những ý tưởng. DN muốn xây dựng, bảo hộ thương hiệu nhưng phải đi hỏi 5-7 bộ thì không ăn thua. Hiệp hội hoạt động như Cơ chế 1 cửa, ở đó DN có thể tìm được câu trả lời cho các thắc mắc về xây dựng, bảo hộ thương hiệu như chất lượng, phân tích, đánh giá thị trường,...

Kết hợp đầy đủ các yếu tố nêu trên là giải pháp quan trọng để làm thay đổi, chuyển động vấn đề xây dựng, bảo hộ thương hiệu nông sản Việt Nam.

Xin cảm ơn ông!

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Công văn hồi đáp của cơ quan chức năng đầu tháng 8
  • Cần dựng lại biển cảnh báo
  • Đưa võ thuật vào trường học
  • Nâng bước em đến trường
  • Ưu tiên bảo đảm an ninh lương thực
  • Xã Phú Riềng trao tặng 16 nhà tình thương
  • Tin vắn ngày 10
  • Tin vắn 18
推荐内容
  • Giá heo hơi hôm nay 10/8/2023: Duy trì đà tăng
  • Từ 0 giờ ngày 1
  • Vinamilk 3 năm liền dẫn dầu danh sách thương hiệu công ty giá trị nhất
  • Cây xanh che biển tên đường đã được phát quang
  • Quà Tết có thể “ẩn mình” trong các quan hệ xin
  • Nguy hiểm rình rập từ hố ga mất nắp