【tỷ lệ châu a】M&A tại Việt Nam: Sân chơi không dành riêng cho doanh nghiệp ngoại
Thương vụ M&A tại Việt Nam vẫn “trúng mùa” bất chấp dịch | |
Nhà đầu tư trong nước đóng vai trò quan trọng trong M&A bất động sản | |
Bùng nổ M&A sau đại dịch |
Thị trường M&A năm 2021 ghi nhận nhiều thương vụ đình đám của các nhà đâu tư trong nước. Ảnh: ST |
Tăng trưởng bất chấp dịch
Năm 2021, mặc dù chịu tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19, nhưng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bao gồm cả dòng vốn đầu tư thông qua M&A, vẫn có sự tăng trưởng.
Tính đến cuối tháng 11/2021, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 26,46 tỷ USD, tăng 0,1% so với cùng kỳ năm 2020; trong đó, đầu tư thông qua góp vốn, mua cổ phần đạt gần 4,4 tỷ USD.
Trong hơn một thập kỷ qua, M&A đã trở thành một kênh huy động vốn hiệu quả, góp phần đa dạng hóa các kênh thu hút vốn cho nền kinh tế Việt Nam, thúc đẩy quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cấu trúc nền kinh tế, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Cũng trong thời gian đó, thị trường M&A Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với hàng ngàn thương vụ được thực hiện thành công, đạt tổng giá trị hơn 50 tỷ USD. |
Theo số liệu của KPMG Việt Nam (công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp tại Việt Nam), trong 10 tháng năm 2021, thị trường M&A đã thu hút hơn 8,8 tỷ USD, tăng 17,9% so với năm 2020 và 13,7% so với năm trước dịch 2019. Đi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thị trường M&A tại Việt Nam thể hiện sự ổn định cao, thậm chí tăng trưởng mạnh trong năm 2021.
Việt Nam cũng đã và đang có nhiều nỗ lực để vượt qua những thách thức và nắm bắt những cơ hội để trở thành điểm dừng chân của làn sóng đầu tư mới của khu vực khi có xu hướng tái chuyển dịch dòng vốn toàn cầu.
Ông Warrick Cleine, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc KPMG Việt Nam và Campuchia cho biết, môi trường M&A Việt Nam khá thú vị và hấp dẫn. Các thương vụ M&A đang rất được quan tâm, với những thương vụ có giá trị lên tới hàng trăm triệu USD. M&A đã trở thành một phần quan trọng trong bức tranh kinh tế Việt Nam. Nhiều quốc gia Bắc Á tin tưởng vào tiềm năng tăng trưởng của Việt Nam, đó là tín hiệu rất tốt. Tuy nhiên, nhà đầu tư có xu hướng tìm đến các đối tác mà họ có thể tin tưởng. Do đó, trong M&A, doanh nghiệp càng minh bạch thông tin, đối tác và các nhà đầu tư càng thuận lợi trong việc thẩm định, rà soát và định giá doanh nghiệp, tránh các rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt là về mặt pháp lý.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết, khi nền kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển nhờ các quy định và chính sách hỗ trợ của Chính phủ, bước sang năm 2022, mặc dù vẫn có những rủi ro nhất định trong bối cảnh Covid-19 và tác động của nó đến kinh tế vĩ mô, thị trường Việt Nam vẫn được kỳ vọng sẽ duy trì đà tăng trưởng tốt với nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư trong nước.
Trong tương lai, M&A sẽ tạo ra nhiều tập đoàn của Việt Nam với quy mô có thể sánh ngang với các tập đoàn lớn trong khu vực. Trong thời kỳ Covid-19, người mua trong nước có những lợi thế nhất định trong việc thực hiện các thương vụ M&A. Ngoài ra, hành lang pháp lý cho các hoạt động đầu tư, kinh doanh cũng không ngừng được hoàn thiện. Nhiều luật đã được sửa đổi nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi, thông thoáng cho các hoạt động này trong năm 2022.
Sự trỗi dậy của nhà đầu tư nội
Đáng chú ý, trong hai năm trở lại đây dù bị tác động của dịch Covid-19 nhưng cục diện trên thị trường M&A chứng kiến DN nội thể hiện được lợi thế về tốc độ và sự linh hoạt để tiến hành các thương vụ mới. Cụ thể, năm 2018 chỉ có 18% DN Việt Nam là bên mua nhưng giai đoạn 2019 – 2020, DN Việt Nam tham gia đã tăng lên đến 30% trong tổng giá trị giao dịch; trong đó, thực hiện M&A tại Việt Nam là 70% và 30% tại nước ngoài. Trong 10 tháng năm 2021 đã có 1,6 tỷ USD được thực hiện bởi các nhà đầu tư trong nước. Trong đó, 1,13 tỷ USD, với 11 thương vụ được thực hiện bởi 5 công ty hàng đầu của Việt Nam, như: Vingroup, Masan, NovaLand, Hoà Phát, Vinamilk. Điều này cho thấy, sự vươn lên của DN Việt và sân chơi M&A không còn dành riêng cho doanh nghiệp ngoại.
Những thương vụ M&A điển hình trong năm 2021 có thể kể đến như Công ty CP Vinhomes công bố mua khu đô thị Đại An quy mô 300 ha tại tỉnh Hưng Yên, Công ty CP Đầu tư Nam Long hoàn tất mua lại 100% dự án tại Đồng Nai từ Keppel Land, đồng thời nhận chuyển nhượng dự án Waterfront Đồng Nai.
Hay những thương vụ cũng rất đáng chú ý khác là Danh Khôi mua lại 100% vốn từ một doanh nghiệp Nhật Bản để trở thành chủ đầu tư Dự án Sun Frontier (Đà Nẵng), Trường Hải mua lại chuỗi bán lẻ E-Mart Việt Nam, Becamex IDC và Central Retail Vietnam bắt tay phát triển Trung tâm thương mại GO! tại Bình Dương.
Bên cạnh việc gia tăng quỹ đất để “chờ thời”, các doanh nghiệp nội cũng đang chuyển hướng M&A sang phân khúc bất động sản công nghiệp với hàng loạt thương vụ đáng chú ý. Savills Việt Nam cho biết, Công ty cổ phần Tập đoàn KCN Việt Nam đã mua lại quỹ đất rộng 250 ha với vốn đầu tư 300 triệu USD và đặt mục tiêu phát triển các nhà máy và kho cho thuê phân khúc cao cấp, danh mục đầu tư trải dài toàn quốc từ Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương đến Đồng Nai và Long An.
Một thương vụ khác là Vingroup đang đẩy mạnh sở hữu mảng bất động sản công nghiệp khi nắm trong tay 2 khu công nghiệp tại Hải Phòng, gồm Nam Tràng Cát (200 ha) và Thủy Nguyên (319 ha). Đặc biệt, tập đoàn này cũng đã thành lập Vinhomes IZ - công ty con phụ trách bất động sản công nghiệp.
Tuy nhiên, theo bà Nguyễn Thị Vân Khanh, Giám đốc cấp cao JLL Việt Nam, thâu tóm hay hợp tác là hai mảng của M&A. Các doanh nghiệp nội có thể coi M&A như giải pháp để nâng cao nội lực, tăng sức cạnh tranh. Song, không nên xem M&A chỉ là một “game thu gom tài sản”, mà quan trọng là tạo nên cấu trúc liên kết. Chỉ khi tham gia được vào chuỗi giá trị thì doanh nghiệp Việt mới gia tăng được sức mạnh và trở thành mắt xích của chuỗi cung ứng toàn cầu.
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Sửa quy định về hoạt động thanh tra ngành công thương
- ·Ngày Tết, ở nhà chỉ còn... ông bà?
- ·Hội thi tuyên truyền lưu động toàn quốc: Lễ bế mạc sẽ tổ chức tại Bình Dương
- ·Kinh nghiệm vay mua nhà cuối năm
- ·Giả khách Tây sẽ bị 'chém đẹp' như thế nào trên phố cổ Hà Nội?
- ·Nhà giàu trên núi
- ·Nhà có nhiều, đời người chỉ có một!
- ·Góc khuất ở chung cư
- ·Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng
- ·Những đặc điểm chỉ gia đình hạnh phúc mới có
- ·Cảnh báo: Hành khách đi máy bay thể bị xử lý hình sự từ dịch vụ Khai báo y tế online
- ·Khai mạc Liên hoan các nhóm “Tuyên truyền măng non” TP. Thuận An
- ·Sôi nổi các hoạt động vui chơi, giải trí trong dịp nghỉ lễ
- ·Nghề ướp trà sen Quảng An (Tây Hồ) trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
- ·Tăng lần thứ 2 liên tiếp, xăng RON95
- ·Huyện Bắc Tân Uyên: Sôi nổi hội thi thiếu nhi kể chuyện sách
- ·TP.Thủ Dầu Một:Hoàn thành đợt 1 chiến dịch tiêm vắc xin ngừa sởi và rubella
- ·Những chiến sĩ nhỏ Điện Biên xuất sắc
- ·Mục tiêu cắt giảm thực chất 50% mặt hàng thuộc diện kiểm tra chuyên ngành
- ·Tưng bừng ngày hội thiếu nhi