【kết quả bóng đã】Vũ Kim Hạnh, 'mẹ đỡ đầu' hàng Việt
Ở tuổi ngoại lục tuần,ũKimHạnhmẹđỡđầuhàngViệkết quả bóng đã bà vẫn hằng ngày trăn trở cho tương lai hàng Việt trong thương mại toàn cầu.
Từ xây thương hiệu cho hàng Việt
Bà Hạnh nhớ lại, năm 1996, Viêt Nam gia nhâp khối ASEAN, những người làm báo cùng với bà lúc đó trăn trở, hàng hóa Việt Nam sẽ phải cạnh tranh với hàng ngoại nhập ngay trên sân nhà, vậy hàng Việt sẽ cạnh tranh bằng gì? Bạn đọc của Sài Gòn Tiếp Thị lúc đó thúc giục, hãy chỉ dẫn cho họ lựa chọn được hàng Việt Nam tốt, đáng tin cậy. Chất lượng sản phẩm bấy giờ là chìa khóa vàng cho sự chọn lựa. Từ yêu cầu của người tiêu dùng – “ủng hộ hàng Việt Nam là ủng hộ hàng nào”, lần đầu tiên báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức các cuộc thi góp ý và bỏ phiếu bình chọn cho hàng Việt qua hình thức cắt phiếu in trên báo.
Từ việc cắt phiếu in trên báo, tờ báo tiến tới việc điều tra xã hội học để đảm bảo tính khoa học và khách quan hơn. Sau khi kết thúc bình chọn và điều tra xã hội học, yêu cầu đặt ra là cần công bố kết quả để người tiêu dùng nhận diện và ủng hộ các nhãn hàng. Vì thế, năm 1997, lần đầu tiên Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao được tổ chức tại TP. HCM.
Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, những người khởi xướng chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao nhận ra rằng cần phải đưa hàng Việt đi ra thế giới, để trực tiếp giới thiệu, cạnh tranh cũng như học hỏi các thương hiệu nước ngoài.
Năm 2002, lần đầu tiên đoàn doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tham gia hội chợ tại Côn Minh (Trung Quốc) và tự tổ chức hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao đầu tiên tại Campuchia. Năm 2003, liên đoàn mở thêm hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao tại Lào và đến năm 2004 thì tiến hành lập văn phòng đại diện tại Campuchia, Côn Minh.
Sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO (2007), bên cạnh những cơ hội, các doanh nghiệp trong nước cũng đứng trước hàng loạt những thách thức mang tính sống còn, trong đó thách thức lớn nhất là sản phẩm sản xuất trong nước phải đối mặt với mức độ cạnh tranh khốc liệt với sản phẩm các doanh nghiệp nước ngoài.
Lúc này định hướng và sứ mệnh của chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao càng trở nên có ý nghĩa và cấp thiết hơn bao giờ hết. Hàng loạt hoạt động được đẩy mạnh: xây dựng thương hiệu, hỗ trợ phát triển mạng lưới bán lẻ, xúc tiến thương mại ASEAN + 1, xây dựng bản đồ phân phối, xây dựng sản phẩm mới, triển khai chương trình đổi mới sáng tạo sản phẩm…
Trên hành trình phát triển 26 năm, Hàng Việt Nam chất lượng cao ngày càng gần gũi với doanh nghiệp, uy tín cộng đồng ngày càng lớn, nhiều doanh nghiệp đồng hành cùng chương trình từ những ngày đầu thì nay đã đứng top đầu của nền kinh tế hoặc ngành hàng như Vinamilk, PNJ, Dược Hậu Giang, Hóa Mỹ Phẩm Thorakao, Mỹ Hảo, vải Thái Tuấn, Thời trang An Phước, Việt Tiến...
Tiến đến hội nhập quốc tế
Nói với Tạp chí Đầu tư Tài chính, bà Vũ Kim Hạnh nhìn nhận hiện nay là thời kỳ của hội nhập và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Dù cho doanh nghiệp có xác định chỉ bán nội địa, không xuất khẩu thì thị trường ngày càng mở của Việt Nam đã tiếp nhận tất cả thương hiệu quốc tế từ cao cấp nhất đến bình dân nhất. Bởi vậy, hàng Việt Nam bán trên thị trường nội địa cũng chịu sức ép cạnh tranh không kém xuất khẩu.
Bà Hạnh nhấn mạnh giá trị quan trọng nhất chinh phục thị trường hiện nay là sự chấp nhận của người tiêu dùng dưới góc độ “đáng tiền. Người tiêu dùng bỏ tiền ra mua sản phẩm phải thấy sản phẩm đó xứng đáng đồng tiền họ bỏ ra, từ chất lượng đến đẳng cấp, phải xứng tầm con người cá nhân của họ, trong đó nổi bật vị thế xã hội, tính thức thời, có sang trọng, có nhân văn…
Theo bà Hạnh, hiện khá nhiều nhà sản xuất Việt Nam chưa có thông tin đầy đủ về nhu cầu và xu hướng của thị trường thế giới. Họ cứ thấy mặt hàng gì bán chạy là chạy theo sản xuất, gây lãng phí tài nguyên. Số lượng các nhà sản xuất Việt Nam hiểu rõ và đón đầu xu hướng tiêu dùng, am hiểu hành vi tiêu dùng đã ít, mà trong số này, số chọn cách cạnh tranh bằng hạ chất lượng, giảm giá kèm giảm giá trị… gây tổn hại cho toàn thị trường lại khá nhiều.
Trong khi đó, ở Việt Nam, các cơ quan xúc tiến, hiệp hội, chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn, thực sự gắn bó và được doanh nghiệp tin cậy không nhiều. Do vậy, nhà sản xuất kinh doanh rất khó khăn trong việc tìm được đội ngũ hỗ trợ có tâm và đủ tầm . Chính ở chỗ này, theo bà Hạnh, các hội, chuyên gia cần tư vấn định hướng hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp; cần chung tay, cùng đóng góp, càng có đông bạn đồng hành thì doanh nghiệp Việt, sản phẩm Việt hội nhập càng nhanh, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao.
Tương lai cạnh tranh
Chính phủ Việt Nam hiện đang đưa đất nước tiến sâu vào quá trình toàn cầu hóa, nền kinh tế đã mở hết sức, trao đổi hàng hóa đa phương. Cạnh tranh ngay trên sân nhà nay đã hiển nhiên là cuộc cạnh tranh quốc tế, do đó hàng Việt phải tính đường “cạnh tranh quốc tế” ngay khi ra tới cửa xưởng sản xuất.
Từ năm 2016, chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao nhận ra “tiêu chuẩn cứng” là những tiêu chí cần thiết, không thể thiếu trong cạnh tranh nên đã lập ra tiếp một chương trình song hành với “Hàng Việt Nam chất lượng cao do người tiêu dùng bình chọn” là “Hàng Việt Nam chất lượng cao - Chuẩn hội nhập” như hai yếu tố căn cơ nhất. Hàng Việt Nam có đủ hai sức mạnh này là đủ điều kiện bước vào sân chơi thị trường thế giới.
Trên cơ sở đó, chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao đã tìm mọi cách thuyết phục doanh nghiệp về tính cần thiết tuân thủ tiêu chuẩn (Việt Nam và quốc tế) tức là theo đuổi kỷ luật về quy trình trong sản xuất- chế biến- phân phối. Động cơ chính là nhà sản xuất Việt Nam phải theo đuổi tiêu chuẩn người tiêu dùng thế giới. Thành công của Vinamilk, Vĩnh Hoàn…. có thể xem là điển hình cho việc tiên phong theo đuổi các chuẩn thế giới sẽ giúp doanh nghiệp thành công thế nào.
Cuối năm 2016, chương trình chính thức xây dựng bộ tiêu chí “Hàng Việt Nam chất lượng cao – Chuẩn hội nhập”; mở rộng thị trường cho sản phẩm Việt “số hóa và chuẩn hóa” và sản phẩm xanh-sạch-hữu cơ đối với nông sản.
Hơn 1/4 thế kỷ đồng hành cùng hàng Việt, điều bà Hạnh, cũng như những người làm tham gia chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao mong mỏi chính là thúc đẩy các doanh nghiệp hướng đến chuyên nghiệp hóa từ khâu quản lý sản xuất đến cung ứng, phát triển và quảng bá thương hiệu, theo đuổi cảm nhận và trải nghiệm của người dùng, hiểu và đáp ứng nhu cầu tiềm ẩn, đón đầu công nghệ, tiến đến dẫn dắt xu hướng tiêu dùng để phát triển bền vững trong nền kinh tế xanh, đảm bảo tối tưu hóa tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học trong thế giới VUCA đầy biến động hôm nay (VUCA: Biến động- Volatility, Không chắc chắn - Uncertainty, Phức tạp -Complexity và Mơ hồ - Ambiguity).
(Theo VNF)
Món đồ dân dã Việt Nam được khen nức nở: Xịn hơn hàng Mỹ, sang Việt Nam sẽ mua cả mớ
Người Việt Nam chúng ta có thể tự hào vì hàng Việt Nam rất được săn đón trên đất Mỹ.
(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)
- ·Bàn tay chai sạn của cha mẹ và ước mơ nghệ thuật của con
- ·Vingroup thành lập Công ty Nghiên cứu Phát triển và Ứng dụng người máy
- ·Trưởng Công an xã, phường, thị trấn có cấp bậc hàm nào là cao nhất?
- ·Robot nhỏ rủ rê 12 robot lớn 'bỏ việc' gây xôn xao Trung Quốc
- ·Chủ tịch EVN chia sẻ kỷ niệm khó quên nhân 30 năm
- ·24 thanh thiếu niên cầm hung khí đánh người, gây náo loạn phố xá ở Quảng Bình
- ·SpaceX đăng ảnh phô diễn sức mạnh động cơ tên lửa Starship
- ·Khởi động cuộc thi toàn cầu dành cho sinh viên đam mê công nghệ
- ·Khởi tố tài xế vi phạm nồng độ cồn, chống đối tổ công tác của Cục CSGT
- ·Chuyên gia quốc tế dự đoán lĩnh vực 'lên ngôi' tại VinFuture 2024
- ·Những tín hiệu vui từ dự án The Maris Vũng Tàu
- ·Điện thoại Samsung bị khóa chỉ vì một 'click' vào web giả
- ·Tìm cách đọc trộm tin nhắn người khác trên mạng xã hội, nhiều người 'sập bẫy'
- ·Macbook chạy chip Intel 'chạm đáy' với mức giá chỉ vài triệu đồng
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·Sau Noel, người dùng mạng xã hội buộc phải xác thực bằng số điện thoại
- ·Trung Quốc tăng cường tích trữ chip của Mỹ
- ·Sơn La: Sát hại hàng xóm vì nghi quan hệ bất chính với vợ mình
- ·Hé lộ 'bí quyết' mới giúp pin điện thoại bền hơn
- ·Người thu nhập 30 triệu đồng mua hàng thường không quan tâm khuyến mãi