会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【ket qua thi dau】Bài toán tỷ giá đã được giải!

【ket qua thi dau】Bài toán tỷ giá đã được giải

时间:2024-12-23 22:24:17 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:383次

bai toan ty gia da duoc giai

NHNN còn nhiều dư địa để sử dụng thêm các biện pháp kỹ thuật nhằm ổn định tỷ giá. Ảnh: S.T.

Chính sách tốt

Từ 4-1-2016,àitoántỷgiáđãđượcgiảket qua thi dau NHNN bắt đầu áp dụng chính sách điều hành theo tỷ giá trung tâm giữa VND và USD, tỷ giá tính chéo giữa VND và một số ngoại tệ với cơ chế linh hoạt, biến động hàng ngày. Trong đó, tỷ giá trung tâm được NHNN công bố hàng ngày vào trước phiên giao dịch dựa trên cơ sở tham chiếu 3 yếu tố: Diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng ngoại tệ và các cân đối kinh tế vĩ mô. Tỷ giá trung tâm cũng được tham chiếu dựa trên 8 đồng tiền có quan hệ thương mại lớn với Việt Nam là: USD (Hoa Kỳ), Euro (châu Âu), Nhân dân tệ (Trung Quốc), Yên (Nhật Bản), Đô la Singapore, Won (Hàn Quốc), Đô la Đài Loan và Baht (Thái Lan).

Theo Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng, cách thức này cho phép tỷ giá linh hoạt và cập nhật hơn. Mặc dù thả nổi tỷ giá nhưng vẫn có yếu tố quản lý Nhà nước. Hơn nữa, với cơ chế điều chỉnh hàng ngày, biên độ điều chỉnh sẽ nhỏ, vì vậy doanh nghiệp có thể ứng phó được trước những thay đổi của tỷ giá hơn so với trước kia.

Chính từ chính sách này, theo báo cáo của Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính riêng trong tháng 6, chỉ số giá USD chỉ tăng 0,09% so với tháng trước, giảm 0,8% so với tháng 12-2015 và tăng 2,52% so với cùng kỳ năm 2015.

Còn theo phân tích tại Báo cáo vĩ mô quý II-2016 của Trung tâm Nghiên cứu Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển (BIDV), 6 tháng đầu năm, thị trường ngoại hối tương đối ổn định với việc áp dụng cơ chế tỷ giá trung tâm theo ngày, cùng với những hiệu quả của biện pháp can thiệp thị trường từ cuối năm 2015, việc gia tăng tốc độ giải ngân vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và kết quả khả quan của hoạt động xuất nhập khẩu. Tỷ giá đã giảm từ mức khoảng 22.500 VND/USD cuối năm 2015 về quanh mức 22.360 VND/USD.

Linh hoạt hơn

Nhận định về chính sách điều hành tỷ giá của NHNN, chuyên gia kinh tế Đinh Tuấn Minh, Viện Chiến lược và Chính sách khoa học công nghệ cho rằng, NHNN đã có sự minh bạch hơn khi đưa ra cách thức tính toán tỷ giá trung tâm tạo sự ổn định cho thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, nền kinh tế còn nhiều biến động trong thời gian tới, NHNN cần có sự điều hành tỷ giá một cách hợp lý hơn.

Thực tế cho thấy, trong những ngày cuối tháng 6, cả thế giới rúng động trước sự kiện người dân Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) (hay còn gọi là sự kiện Brexit). Dù quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Anh không nhiều nhưng những ảnh hưởng trong ngắn hạn hay trong trung dài hạn đến thương mại, tài chính của Việt Nam đều không nhỏ.

Hiện đồng Bảng Anh đã lao dốc mạnh tới 10%, xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985 ngay sau khi kết quả cuộc trưng cầu dân ý kết thúc. Điều này khiến đồng Euro cũng yếu đi rõ rệt, giảm 3% so với đồng USD và giảm 7,5% so với đồng Yên Nhật. Thậm chí, một số dự báo còn cho rằng, đồng Bảng Anh có thể mất giá từ 18-20%. Sự biến động này đặt ra áp lực lên VND khi các đồng tiền trong rổ tham chiếu tỷ giá trung tâm có xu hướng mất giá hoặc tăng mạnh.

Theo ông Đinh Tuấn Minh, bên cạnh những tác động cơ học, sự kiện này sẽ gây ảnh hưởng mạnh đến tâm lý thị trường khi người dân sẽ có xu hướng chuyển sang nắm giữ đồng tiền mạnh hơn là USD, việc mua vào và găm giữ USD sẽ tăng lên. Do vậy, tỷ giá ngoại tệ tại Việt Nam khả năng có nhiều biến động.

Cũng nói về vấn đề này, các chuyên gia của Trung tâm Nghiên cứu BIDV cho rằng, sự kiện Brexit có thể sẽ khiến Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) chưa tăng lãi suất trong năm nay, nhưng những tác động khác sẽ lan tỏa đến tỷ giá ngoại tệ tại Việt Nam. Vì thế, NHNN có thể thực hiện tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 1,5-2,5% và tỷ giá USD/VND dự báo dao động trong biên độ 22.400-22.900 VND/USD trong thời gian tới. Đây là mức hợp lý hỗ trợ thúc đẩy xuất khẩu song không tạo áp lực lớn đối với nợ nước ngoài và nhập khẩu.

Cần sự thay đổi?

Trước những biến động và dự báo như trên, bên cạnh việc yêu cầu NHNN phải có sự theo dõi sát sao, phân tích và xây dựng kịch bản ứng phó phù hợp với biến động về tỷ giá, lãi suất, nhiều chuyên gia cho rằng, NHNN nên nhìn nhận và có cách điều hành tỷ giá linh hoạt hơn nữa.

Mạnh dạn đề nghị thả nổi tỷ giá, ông Đinh Tuấn Minh cho rằng, NHNN nên tiến tới can thiệp “ngầm” vào tỷ giá, để thị trường tự xác định tỷ giá trung tâm. Nghĩa là, NHNN chỉ nên can thiệp khi thị trường có những bất ổn nhất định. Hiện nay, NHNN đã mua và dự trữ được khá nhiều ngoại hối, nguồn vốn FDI vào Việt Nam đang tăng cao, cán cân thanh toán và cán cân thương mại thặng dư. Như vậy, nếu cơ chế thả nổi tốt, người dân sẽ bán ra ngoại tệ nhiều hơn, tránh tâm lý găm giữ, “đô la hóa”.

Tuy nhiên, trong một phát biểu về cơ chế điều hành tỷ giá, đại diện Vụ Chính sách tiền tệ (NHNN) không đồng tình với quan điểm trên khi nhận định, tỷ giá thả nổi hoàn toàn thường biến động mạnh trong ngắn hạn trước tác động của các yếu tố tâm lý, kỳ vọng hay cú sốc kinh tế - tài chính trong và ngoài nước. Tỷ giá biến động mạnh sẽ gây khó khăn trong sản xuất kinh doanh, hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Vì thế, các nước có nền tài chính phát triển sâu với đầy đủ các công cụ để doanh nghiệp bảo hiểm rủi ro về tỷ giá mới áp dụng cơ chế tỷ giá thả nổi hoàn toàn. Còn với một nền kinh tế mới nổi như Việt Nam, tỷ giá nên điều hành theo phương thức thả nổi có quản lý là phù hợp.

Mặt khác, dù kinh tế biến động nhưng theo các chuyên gia kinh tế, NHNN còn nhiều dư địa để sử dụng thêm các biện pháp kỹ thuật nhằm ổn định tỷ giá, hạn chế hành vi đầu cơ, găm giữ ngoại tệ, như đánh phí đối với việc huy động ngoại tệ thông qua việc áp đặt tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND khác nhau cho các ngân hàng có mức trạng thái ngoại tệ khác nhau.

Hơn nữa, trong công bố mới đây của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm chỉ đạt 5,52%, chững lại so với tốc độ tăng trưởng 6,32% của cùng kỳ 2015. Tuy nhiên, cũng trong 6 tháng đầu năm 2016, Việt Nam lại xuất siêu 1,5 tỷ USD, lạm phát cơ bản bình quân tăng 1,8% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, tính chung 6 tháng đầu năm 2016, tổng vốn FDI đăng ký cấp mới và tăng thêm vào Việt Nam là 11,284 tỷ USD, tăng 105,4% so với cùng kỳ năm 2015… Điều này sẽ góp phần làm ổn định tỷ giá cùng với chính sách điều hành tiền tệ của NHNN.

Nhìn chung, mọi ý kiến đều đánh giá cao cách thức điều hành tỷ giá của NHNN trong thời gian qua. Tuy nhiên, bài toán này vẫn đứng trước nhiều khó khăn, có thể bất cứ lúc nào cũng sẽ quay trở lại thành một bài toán khó hơn cho các cơ quan quản lý. Nhưng với sự kết hợp của chính sách điều hành kinh tế vĩ mô đang đi đúng hướng, việc tái cấu trúc nền kinh tế cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hỗ trợ, các Hiệp định thương mại được thực thi… thì những áp lực về tỷ giá có thể được giảm bớt và NHNN sẽ có được những biện pháp để thích ứng, phù hợp với thay đổi của thời thế.

TS.Võ Trí Thành - nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế T.Ư (CIEM), thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia:

Việt Nam là nền kinh tế mở, hội nhập ngày càng sâu rộng về thương mại, đầu tư, du lịch, và cả dịch chuyển lao động, tài chính… Đặc biệt, nền kinh tế Việt Nam có những mối quan hệ chặt chẽ với các nền kinh tế lớn, các thị trường lớn trên thế giới nên Việt Nam không tránh khỏi tác động của Brexit. Việt Nam cũng đã chịu những tác động tức thời, rõ nhất là sự sụt giảm chỉ số chứng khoán ngay sau sự kiện Brexit.

Tuy nhiên, Brexit tác động đến Việt Nam phụ thuộc vào ứng xử của chính Việt Nam. Trước mắt, thương mại Việt Nam có thể chịu ảnh hưởng bất lợi vì không ít đồng tiền xuống giá. Nhưng cũng cần thấy rằng trong trường hợp này, có một số đồng tiền lại lên giá như Yên Nhật, và điều này cũng tạo ra cơ hội ít nhiều để nâng sức cạnh tranh cho hàng hoá Việt Nam.

Trước các cú sốc lớn, phản ứng tức thời của thị trường tài chính thường thái quá. Một ví dụ là đồng Bảng Anh sau Brexit mất giá trên 10%, song 3-4 ngày sau còn 7-8%. Do đó, trong việc điều hành chính sách tiền tệ rất cần đến sự bình tĩnh xem xét và phán quyết.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Năm 2020, Việt Nam dư 13,5 triệu tấn lúa cho xuất khẩu
  • Bảng xếp hạng Ngoại Hạng Anh 2024
  • Nhận định Man Utd vs Bodo/Glimt: HLV Amorim chào sân Old Trafford
  • Lý do đặc biệt khiến CLB Hàn Quốc nhận lời làm 'quân xanh' cho tuyển Việt Nam
  • Đáp án đề thi môn Hóa mã đề 209 THPT quốc gia 2018 chính xác nhất
  • Đội tuyển Indonesia đặt mục tiêu không tưởng vào năm 2045
  • Trực tiếp bóng đá Thanh Hóa 1
  • Tiến Linh: Indonesia là ứng viên vô địch AFF Cup 2024
推荐内容
  • Nhận định, soi kèo Shabab Al Ahli Club vs Al
  • Xúc phạm CĐV, học trò của HLV Kiatisak bị loại khỏi tuyển Thái Lan
  • Tuyển Việt Nam sắp chốt danh sách, tiền vệ CLB Công an Hà Nội thừa nhận bất lợi
  • Báo Indonesia cảnh báo đội nhà đề phòng Tiến Linh
  • Gà mái không đầu, không chân siêu rẻ 40.000 đồng có an toàn?
  • Thua tuyển Việt Nam ở chung kết, HLV Thái Lan ngậm ngùi xin lỗi