会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【nagoya – kashima】Phục hồi nền kinh tế: Các lựa chọn chính sách nào cho Việt Nam? (Bài 2)!

【nagoya – kashima】Phục hồi nền kinh tế: Các lựa chọn chính sách nào cho Việt Nam? (Bài 2)

时间:2024-12-23 18:05:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:Cúp C1 阅读:937次

Đại dịch Covid-19 vẫn chưa biết lúc nào kết thúc,ụchồinềnkinhtếCáclựachọnchínhsáchnàochoViệtNamBànagoya – kashima mọi thứ phía trước vẫn còn bất định. Tuy nhiên, một điều mà chúng ta biết chắc chắn sẽ xảy ra, đó là hành vi kinh doanh và tiêu dùng sẽ thay đổi vĩnh viễn hậu đại dịch. Doanh nghiệpđang rất cần sự hỗ trợ khẩn cấp của Nhà nước. Nhưng để các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp có hiệu quả, doanh nghiệp nhận hỗ trợ cũng phải có khả năng thay đổi để phục hồi. Chính sách kinh tếcũng phải thay đổi trong môi trường mới này. 

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 9/2021 giảm 28,4% so với cùng kỳ năm trước

Bài 2: Không thể chọn bảo toàn ngân sách thay vì bảo vệ động lực tăng trưởng

Chỉ cần thay đổi tư duy rằng, chi hỗ trợ doanh nghiệp và hộ kinh doanh cũng là một hình thức đầu tưvào động lực tăng trưởng kinh tế, chứ không phải chi tiêu, thì có thể vận dụng linh hoạt các nguồn vốn đầu tư phát triển chưa giải ngân.

Bảo toàn ngân sách quan trọng hơn là bảo vệ động lực tăng trưởng?

“Việt Nam đang đứng trên góc độ bảo toàn ngân sách nhiều hơn là bảo toàn động lực, đầu tư cho tăng trưởng, thể hiện ở việc chi tiêu của Chính phủ Việt Nam dành cho an sinh xã hội hiện còn ở mức khiêm tốn, trong khi ngân sách vẫn thặng dư, trần nợ công của Việt Nam sau đánh giá chỉ ở mức 44% GDP - thấp nhất trong khu vực”, ông Nguyễn Minh Cường, Chuyên gia Kinh tế trưởng của ADB đã bày tỏ như vậy trong trao đổi với báo chí.

Trong khi đó, trong bài viết mở đầu loạt bài này, GS-TS. Trần Ngọc Thơ đã nói đến trạng thái không dám bước ra khỏi vùng an toàn của những người hoạch định chính sách tài khóa và tiền tệ: “Các cơ quan quản lý tài khoá và tiền tệ càng có cơ sở áp dụng nguyên tắc ‘không nói không, không nói khó và không nói có nhưng không làm’ của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính để bước ra khỏi vùng an toàn của chính mình hơn nữa”.

Một điểm nổi bật từ hai phát biểu độc lập trên: chính sách không dám bước ra khỏi vùng an toàn, tập trung vào những mục tiêu của thời bình thường là duy trì thặng dư ngân sách, bảo đảm trần nợ công và không dám có các hỗ trợ đột phá cho doanh nghiệp và người dân, trong khi động lực tăng trưởng của nền kinh tế đang cạn dần.

Trong 9 tháng đầu năm 2021, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn là 45.100 doanh nghiệp, tăng 16,7% so với cùng kỳ năm trước; 32.400 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, tăng 17,4%; 12.800 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể, tăng 5,9%. Bình quân một tháng, có 10.000 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Tám tháng đầu năm 2021, Chỉ số sản xuất công nghiệp của TP.HCM và nhiều tỉnh miền Nam giảm hơn 49%. Lĩnh vực dịch vụ, nhất là bán buôn, bán lẻ, vốn đóng vai trò quan trọng ở TP.HCM, sụt giảm mạnh, thể hiện qua báo cáo Community Mobility Reports của Google. Một thành phố dịch vụ mà di chuyển đến khu vực bán lẻ, vui chơi, tiệm tạp hóa, nơi làm việc giảm 71-89% thì còn có thể hoạt động như thế nào? Theo Cục Thống kê TP.HCM, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 8/2021 ước giảm 15,9% so với tháng trước và giảm 59,4% so với cùng kỳ năm trước.

Một vài chấm phá như vậy để thấy động lực tăng trưởng kinh tế đã bị tổn hại nặng và kiệt quệ ở những đầu tàu như TP.HCM. Mở cửa lại hoạt động sản xuất không thể khiến những động lực này hồi phục ngay nếu không có những gói hỗ trợ kinh tế kịp thời.

Con số GDP âm 6,17% của quý III/2021, mức giảm mạnh nhất kể từ khi Việt Nam tính và công bố GDP quý đến nay là hệ quả rõ ràng nhất của việc kiệt quệ các động lực tăng trưởng của nền kinh tế. Đáng lo hơn là phần dịch vụ giảm tới 9,28%, trong khi các dự thảo khôi phục kinh tế phần lớn tập trung vào sản xuất, còn các quy định giãn cách xã hội sẽ tiếp tục làm khó khu vực dịch vụ, nhất là khu vực kinh tế phi chính thức.

Điều này đặt ra yêu cầu chính đáng là cần có một gói hỗ trợ kinh tế rộng cho đủ loại thành phần kinh tế và không chỉ tập trung vào một số ngành nghề hay doanh nghiệp.

Thế nhưng, những gói hỗ trợ của ta, vốn đã ít hơn các nước, lại đang chỉ nhắm vào một vài mục tiêu lớn, có liên quan mật thiết đến Nhà nước, đang bỏ ngỏ khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghiệp nhỏ và vừa. Điều này hoàn toàn trái với những động thái hỗ trợ doanh nghiệp của nhiều nền kinh tế đã hồi phục tốt giữa đại dịch trong năm nay. Nói cách khác, tiền vẫn đang chi cho các mục tiêu an toàn, dễ giải trình, hơn là chi đúng mục tiêu cần thiết.

Các nước làm như thế nào?

Ở Anh, nơi tôi sinh sống, tôi quan sát được hơn 10 gói chi tiêu hỗ trợ đủ loại hình doanh nghiệp và chủ thể nền kinh tế từ tháng 4/2020 đến nay. Trong đó, nổi bật là các gói chi tiêu hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, giữ lại việc làm trong nền kinh tế, bên cạnh gói kích thích kinh tế cho các doanh nghiệp lớn.

Việt Nam còn dư địa ngân sách và những nguồn tiền chưa dùng đến có thể chuyển mục đích sử dụng để hỗ trợ nền kinh tế.

(责任编辑:Cúp C1)

相关内容
  • Hội Liên hiệp Phụ nữ tham quan, học tập làm kinh tế giỏi tại Nhà máy Mỹ phẩm Kachi
  • Đụng độ tại Syria khiến hơn 30 người thiệt mạng
  • Ông Obama đệ trình ngân sách kỷ lục 3.800 tỷ USD
  • Indonesia thiệt hại gần 240 triệu USD vì tham nhũng
  • Giá xăng dầu hôm nay 27/5/2024: Tăng nhẹ sáng đầu tuần
  • Israel thả 550 tù nhân Palestine
  • Pakistan phá hủy tòa nhà của bin Laden
  • GCC kêu gọi chấm dứt tình trạng bạo loạn ở Syria