【kết quả trực】Lo đứt gãy chuỗi sản xuất, Bộ Công Thương "hiến kế" lưu thông hàng hoá
Tránh đứt gãy chuỗi cung ứng cho sản xuất công nghiệp | |
Doanh nghiệp gỗ đầy áp lực khi thực hiện “3 tại chỗ” vẫn bùng dịch | |
Doanh nghiệp dệt may “3 tại chỗ” nhưng gặp khó về nguyên liệu |
Theo Bộ Công Thương, cần tiến hành tiêm vắc xin rộng rãi đối với các đối tượng lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh. Nguồn: Internet |
Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) vừa có báo cáo đề xuất về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong dịch Covid-19. Trong đó, Cục này đưa ra dự báo, do ảnh hưởng của dịch bệnh và các quy định của nhiều địa phương về giãn cách xã hội, đơn hàng trong nước của nhiều ngành sản xuất như ô tô, cơ khí, thép,... sẽ sụt giảm nghiêm trọng.
Trong khi đó, đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo như điện tử, dệt may và da giày, cùng với đà hồi phục nhu cầu tiêu dùng của các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu, cùng với xu thế dịch chuyển chuỗi sản xuất toàn cầu sau dịch bệnh, các doanh nghiệp có thể có thêm các đơn hàng xuất khẩu mới.
Tuy nhiên, nếu không sớm có các giải pháp giúp doanh nghiệp khắc phục tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng trong nước, sớm quay trở lại sản xuất ngay bây giờ, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nguy cơ khách hàng quốc tế sẽ dừng, huỷ đơn hàng để chuyển sang nước khác. Đến khi dịch được kiểm soát, doanh nghiệp khó có thể nối lại các mối quan hệ kinh doanh đã mất.
Do tính chất gắn kết chặt chẽ, hữu cơ, liên tục của chuỗi sản xuất và chuỗi giá trị các ngành công nghiệp trên thế giới, nếu Việt Nam không thể tận dụng cơ hội từ sự phục hồi kinh tế của các thị trường lớn và đánh mất các đơn hàng cung ứng cho các quốc gia này trong thời gian tới, từ đó gây ra sự đứt gãy của chuỗi sản xuất.
Trường hợp gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu, các nhà mua hàng và sản xuất lớn sẽ tìm kiếm sự bù đắp thiếu hụt chuỗi cung ứng từ quốc gia khác. Việc quay trở lại chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ cực kỳ khó khăn và cần phải có quá trình.
Về nguyên nhân chủ yếu của các khó khăn, vướng mắc hiện nay trong quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Cục Công nghiệp chỉ rõ là do không bảo đảm được quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa thông suốt.
Trong bối cảnh hiện tại, Bộ Y tế cần xem xét sửa đổi các quy định, hướng dẫn về các đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin phòng chống Covid-19, trong đó bổ sung đối tượng lao động trong ngành vận tải - đặc biệt là lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh và các đối tượng khác trong ngành logistics (như lao động tại các cảng biển, cửa khẩu,... ) vào đối tượng ưu tiên tiêm vắc xin.
Thay vì áp dụng phương châm "3 tại chỗ", theo Bộ Công Thương với các doanh nghiệp phía Nam chỉ nên thực hiện "1 cung đường, 2 địa điểm". Nguồn: Internet |
Sau khi tiến hành tiêm vắc xin rộng rãi đối với các đối tượng lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh, cần xem xét nới lỏng và tiến tới bãi bỏ các điều kiện về “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” để thúc đẩy lưu thông, sản xuất và cung ứng hàng hóa trong cả nước.
Theo Cục Công nghiệp, trước mắt, cần bổ sung một số ngành sản xuất, dịch vụ, mặt hàng vào danh mục “hàng hóa, dịch vụ thiết yếu” như các cơ sở chế biến thực phẩm từ các ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản để tạo điều kiện ổn định lưu thông, sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của người dân.
Đối với các doanh nghiệp phía Nam, với đặc thù sử dụng nhiều lao động nhập cư từ các địa phương khác, đại diện Cục Công nghiệp cho rằng chỉ nên yêu cầu thực hiện phương châm “1 cung đường, 2 địa điểm”, không nên yêu cầu áp dụng phương châm “3 tại chỗ”.
Trong đó, doanh nghiệp sẽ có trách nhiệm xác nhận cung đường và địa điểm cho người lao động và cam kết chịu trách nhiệm trong trường hợp để xảy ra việc lây lan dịch bệnh.
“Đồng thời, cần có quy định và hướng dẫn cụ thể về lộ trình dự kiến phục hồi sản xuất để các doanh nghiệp có kế hoạch về nhân sự, lao động và tài chính để hoạt động trở lại sau dịch…”, đại diện Cục Công nghiệp cho hay.
Thời gian qua, dịch bệnh bùng phát trở lại, tập trung chủ yếu ở các tỉnh có số lượng lớn khu công nghiệp và doanh nghiệp trong các ngành chế biến chế tạo, đã khiến hoạt động sản xuất bị gián đoạn. Nhiều doanh nghiệp phải dừng sản xuất, ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng, đặc biệt là các đơn hàng xuất khẩu. Đáng chú ý, quy định về các biện pháp giãn cách xã hội, hạn chế lưu thông, vận chuyển hàng hóa của các địa phương không thống nhất, gây rất nhiều khó khăn, từ đó làm đứt gãy chuỗi cung ứng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. |
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Giá heo hơi hôm nay 4/3/2024: Giữ mốc bình quân 56.000 đồng/kg
- ·Q&A: Nhóm người cần tầm soát ung thư phổi được chuyên gia cảnh báo
- ·Sợ 'đèn đỏ' đầu năm xui xẻo, nhiều chị em tìm cách dời ngày
- ·Địa phương tiếp tục kiến nghị tăng quyền chủ động lên Chính phủ
- ·Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An
- ·Tìm ra nguyên nhân khiến người đàn ông đau đầu dữ dội
- ·Bổ sung phương án chia 2 vùng giá điện mặt trời sau ngày 30/6
- ·7 công dụng của quả đu đủ với sức khỏe có thể bạn chưa biết
- ·Xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển
- ·Uống rượu bia pha chung nước ngọt có giảm say không?
- ·Mối tình Hạ Long
- ·Trắc nghiệm thử độ hiểu biết về loại bệnh liên quan món nhiều người Việt mê
- ·Triệu phú 45 tuổi trước và sau khi chi 2 triệu USD/năm để trẻ như 18 tuổi
- ·Túng quẫn vì thua lỗ làm ăn, nam thanh niên uống thuốc diệt cỏ tự tử
- ·Long An: Thu tiền sử dụng đất đạt hơn 127% kế hoạch
- ·Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản thu về gần 20 tỷ USD trong nửa năm
- ·Chữa khỏi ung thư ống mật giai đoạn cuối nhờ thuốc thử nghiệm
- ·Thúc đẩy huy động vốn đầu tư vào các dự án tăng trưởng xanh
- ·Bế mạc Phiên họp thứ 17 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- ·Thu hồi, tiêu hủy lô thuốc tuần hoàn não kém chất lượng mới sản xuất