【nongdaso】Việt Nam áp dụng Công ước Hợp đồng mua bán quốc tế từ 2017
CISG là văn bản hài hòa hóa pháp luật nhằm thống nhất các quy phạm được áp dụng để điều chỉnh các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, dù các bên của hợp đồng ở quốc gia nào. Cho đến thời điểm hiện tại, CISG là một trong các điều ước quốc tế thành công nhất trong lĩnh vực thương mại quốc tế, được phổ biến và áp dụng rộng rãi nhất, với trên 80 quốc gia thành viên trên thế giới.
Hiện nay, hầu hết các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều là thành viên của Công ước này. Việt Nam đã gia nhập CISG vào cuối tháng 12-2015 và CISG chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1-1-2017.
Phát biểu tại hội thảo “Hài hòa hóa pháp luật thương mại và triển vọng trong khu vực ASEAN” do Trường Đại học Ngoại Thương phối hợp với Ủy ban Liên Hợp Quốc luật thương mại quốc tế khu vực châu Á Thái Bình Dương (UNCITRAL-RCAP) cùng Trung tâm Quốc tế trọng tài Việt Nam (VIAC) và Câu lạc bộ Luật sư thương mại quốc tế Việt Nam (VBLC) tổ chức sáng nay (24-11), bà Nguyễn Thị Thu Trang, Phó Trưởng ban Ban pháp chế, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đánh giá: Việc CISG có hiệu lực sẽ đem đến khá nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp Việt Nam.
Bà Trang phân tích: Việt Nam vốn đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra khá nhộn nhịp và các hợp đồng về mua bán hàng hóa quốc tế chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hợp đồng nói chung.
Hiện nay, hầu hết các đối tác thương mại lớn của Việt Nam đều là thành viên của Công ước này. Việt Nam đã gia nhập CISG vào cuối tháng 12-2015 và CISG chính thức có hiệu lực tại Việt Nam từ ngày 1-1-2017. |
“Việc áp dụng CISG sẽ giúp doanh nghiệp, trong nhiều trường hợp thậm chí không cần đàm phán gì bởi trong CISG vẫn có các điều khoản để doanh nghiệp sử dụng chung, thống nhất. Đây là cơ sở tham khảo miễn phí cho doanh nghiệp trong quá trình đàm phán hợp đồng mua bán hàng hóa”, bà Trang nói.
Cũng theo bà Trang, CISG còn giống như “bệ đỡ” cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không có đàm phán gì về luật sẽ áp dụng trong hợp đồng. Trên thực tế, VCCI thỉnh thoảng lại tiếp nhận đơn thư kêu cứu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp khi đàm phán hợp đồng chỉ gồm 2-3 trang rất đơn giản gồm có điều khoản về giá cả và đối tượng mua bán, khá mơ hồ, không hề có điều khoản gì về luật sẽ áp dụng.
Do vậy, khi xảy ra tranh chấp, doanh nghiệp không biết phải làm như thế nào. Việt Nam là thành viên của CISG thì CISG được áp dụng tự động trong trường hợp hai bên doanh nghiệp đối tác đến từ các nước thành viên của CISG.
(责任编辑:World Cup)
- ·Xe đạp điện: ‘Hàng giả dán nhãn tên tuổi lớn’?
- ·Xuất khẩu chè 7 tháng năm 2023: Duy nhất một mặt hàng tăng trưởng dương
- ·Đến ngày 15/8/2023, cả nước xuất siêu hơn 16 tỷ USD
- ·Đà đảo chiều giá gạo xuất khẩu có kéo dài?
- ·Chồng bất lực, tôi muốn quay lại người xưa
- ·Dù được trả tự do, 4 nữ tiếp viên hàng không sẽ không được bay lại
- ·Điều hành ngân sách đảm bảo giữ vững an ninh tài chính quốc gia
- ·Giá gạo lên cơn sốt, VFA kiến nghị Thủ tướng quy định giá sàn xuất khẩu
- ·Đồng nghiệp “bơm vá” vợ chồng lục đục
- ·Môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng sẽ phát triển thị trường mua bán nợ
- ·Lãi sau thuế quý IV ngành ngân hàng dự báo đạt 14,5% nhờ tín dụng tăng tốc
- ·Ứng dụng công nghệ thông tin phát triển hạ tầng giao thông
- ·Làng hoa Sa Đéc được tái hiện tại hội hoa Xuân
- ·Khởi tố bị can nguyên Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Tài
- ·“Trời ơi, sao không để tôi chết thay con!?”
- ·Cháy nhà xưởng sản xuất xốp rộng 1.000m2 ở Hà Nội
- ·Kiểm tra toàn diện TikTok: Những vi phạm sẽ được xử lý theo pháp luật Việt Nam
- ·ASEAN Foreign Ministers’ retreat discuss 2020 plan
- ·Yêu người giàu sang, em hối hận lắm!
- ·Bộ trưởng Quốc phòng chỉ đạo sử dụng trực thăng tìm kiếm nạn nhân vụ chìm sà lan