【tỷ lệ 2】Đưa chuyển đổi số đến gần với người dân miền núi Quảng Ninh
Bình Liêu là huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn,ĐưachuyểnđổisốđếngầnvớingườidânmiềnnúiQuảtỷ lệ 2 tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 96%, kiến thức về công nghệ thông tin của người dân còn chưa đồng đều. Xác định rõ trong tiến trình chuyển đổi sốtoàn diện hiện nay, công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng số cho người dân là hết sức quan trọng. Vì vậy, huyện đã có nhiều giải pháp cụ thể để đưa chuyển đổi số tới gần hơn với người dân.
Xác định công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng cho người dân là nhiệm vụ quan trọng, trước hết trong triển khai thực hiện chuyển đổi số toàn diện trên địa bàn, huyện Bình Liêu đã quan tâm công tác tuyên truyền trực tuyến trên các nền tảng mạng xã hội, Cổng thông tin điện tử, zalo… Thông qua các nền tảng số, huyện đã đăng tải nhiều tin, bài về các nội dung trong chuyển đổi số, như: Chuyển đổi số cho doanh nghiệp chế biến thực phẩm; triển khai 2 nhóm TTHC liên thông; hướng dẫn cài đặt, tạo tài khoản ứng dụng số; chợ công nghệ 4.0; cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; Bình Liêu tích cực chuyển đổi số; đẩy mạnh cài đặt, kích hoạt và sử dụng công dân số VNeID; tăng cường ứng dụng chữ ký số cá nhân của công dân trong quá trình giải quyết TTHC… Cùng với đó, các nhóm zalo triển khai nhiệm vụ chuyển đổi số từ cấp huyện, cấp xã đến cấp thôn, bản cũng duy trì hoạt động hiệu quả, thường xuyên cập nhật các văn bản chỉ đạo và hướng dẫn của Trung ương, của tỉnh, của huyện; các bài viết, thông tin tuyên truyền về chuyển đổi số tới người dân. Qua đó, đã giúp người dân ngày càng thêm hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với đời sống kinh tế, xã hội.
Các đơn vị trực tiếp quản lý và vận hành các ứng dụng số phục vụ đời sống nhân dân như: BHXH huyện, Công an huyện cũng thường xuyên tổ chức tuyên truyền, trực tiếp hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng các ứng dụng số trên thiết bị di động như VssID (ứng dụng BHXH số), VNeID (ứng dụng lưu trữ giấy tờ cá nhân, định danh và xác thực điện tử). Đồng thời, duy trì Tổ công nghệ số cộng đồng tại 86/86 thôn, bản, khu phố trên địa bàn huyện để trực tiếp hướng dẫn theo hướng “cầm tay chỉ việc”, từng bước hình thành kiến thức, kỹ năng và thói quen sử dụng các ứng dụng số cho người dân.
Các Tổ công nghệ số cộng đồng với thành viên nòng cốt là cán bộ, ĐVTN, hội viên các tổ chức Hội… đã được tập huấn cơ bản các kiến thức, kỹ năng thiết yếu của chuyển đổi số đã và đang làm tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn người dân các vấn đề liên quan đến ứng dụng CNTT; sử dụng mạng internet trong đời sống sinh hoạt và sản xuất; hướng người dân tiếp cận công nghệ số thông qua các hoạt động thiết thực như giao tiếp với đại diện chính quyền qua mạng xã hội, zalo, cách sử dụng các dịch vụ công trực tuyến…
Nhờ công tác tuyên truyền, hướng dẫn và triển khai thực hiện tương đối tốt, chuyển đổi số đã và đang từng bước đi vào đời sống của người dân, đem lại nhiều tín hiệu tích cực. Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 24.000 hồ sơ sức khỏe điện tử (đạt trên 70%) được tạo lập cho người dân để sử dụng trong khám chữa bệnh; gần 100% lượt khám chữa bệnh của người dân đã được áp dụng bệnh án điện tử và chia sẻ, kết nối liên thông dữ liệu với hệ thống dữ liệu BHYT; gần 97% người dân trưởng thành đã có điện thoại thông minh và cài đặt ứng dụng VNeID, sử dụng định danh điện tử mức độ 2… Toàn huyện có gần 8.500 tài khoản ngân hàng, tài khoản thanh toán điện tử, đạt gần 34% và tỷ lệ này đang tiếp tục tăng lên; thói quen thanh toán không dùng tiền mặt bắt đầu được hình thành trong đời sống người dân.
Chia sẻ về nội dung này, đồng chí Phạm Đức Thắng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban Chỉ đạo chuyển đổi số huyện Bình Liêu, cho biết: Để chuyển đổi số tiếp tục được triển khai mạnh mẽ hơn và đạt những hiệu quả thiết thực hơn, huyện Bình Liêu tiếp tục đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho cán bộ và nhân dân về chuyển đổi số thông qua các hội nghị, hệ thống truyền thanh, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội...; duy trì chuyên mục về chuyển đổi số trên cổng thông tin điện tử, bản tin chuyển đổi số trên hệ thống truyền thanh. Huyện cũng tăng cường tập huấn chuyển đổi số cho cán bộ phụ trách CNTT; đăng ký các nội dung chuyển đổi số theo từng giai đoạn tới các cơ quan, đơn vị để phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số có trọng tâm, trọng điểm, có kết quả đo đếm được trong từng ngành, lĩnh vực, đơn vị… Đồng thời, tập trung dồn nguồn lực ưu tiên triển khai các nội dung chuyển đổi số có tác động trực tiếp đến đời sống người dân, như cung cấp dịch vụ kết nối internet băng rộng cố định cho 100% khu dân cư trên địa bàn; hoàn thành chỉ tiêu trên 80% các cơ sở giáo dục, cơ sở y tế; dịch vụ điện, nước, thu phí và lệ phí thực hiện thanh toán không dùng tiền mặt; hoàn thành thực hiện cài đặt ứng dụng công dân số VNeID cho 100% người dân…
TheoSong Hà(Báo Quảng NInh)
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Long An có 209 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động
- ·Phân công cơ quan soạn thảo 43 văn bản quy định thi hành các luật
- ·Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tiếp công dân định kỳ tháng 7
- ·Đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri Bình Long và Đồng Xoài
- ·Săn chuột đồng mùa thu hoạch lúa
- ·Thủ tướng tiếp Cố vấn Đặc biệt Liên minh Nghị sỹ Hữu nghị Nhật
- ·Huyền thoại một tuyến đường
- ·Thống nhất về cách hiểu, cách làm trong kiểm soát TTHC
- ·Tôi thành kẻ thứ ba của tình cũ
- ·Huyện Năm Căn kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt trên 110% kế hoạch
- ·Chuyện tình tay ba thời xa vắng
- ·Một ngày tác nghiệp
- ·Bình Phước không có sự cố lớn về an toàn thông tin
- ·Hơn 400 lượt bệnh nhân được thăm khám, cấp phát thuốc miễn phí
- ·Khủng hoảng nhiên liệu toàn cầu
- ·Công an tỉnh Cà Mau trao 1 căn nhà Tình đồng đội
- ·Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước tại Hội nghị Trung ương 10
- ·Khoảng 50% lò đốt rác tại các trạm y tế bị xuống cấp và hư hỏng
- ·Tín dụng đen: 'Tuyệt chiêu' đòi nợ
- ·Giao ban lực lượng vũ trang 6 huyện biên giới