会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả truc tuyen】Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát!

【kết quả truc tuyen】Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

时间:2024-12-23 12:34:59 来源:Nhà cái uy tín 作者:La liga 阅读:686次

Bài 2 Thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông.MP3

Cát sông không phải là vô tận,Đểkhngcnloayhoaytmnguồkết quả truc tuyen do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.

Cát đắp nền đường là cốt lõi của thi công cao tốc hiện nay.

Cần có hướng chỉ đạo lâu dài

Câu chuyện nguồn cát sông để thi công cao tốc tại ĐBSCL thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều lĩnh vực trong suốt thời gian qua. Chia sẻ vấn đề này, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng như các đơn vị liên quan cùng lúc thực hiện khảo sát, kiểm tra tất cả các mỏ cát ở ĐBSCL. Từ đó, nắm chắc dữ liệu về tài nguyên cát hiện nay và có hướng chỉ đạo lâu dài.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan dẫn chứng, từ năm 2017, nguồn cát sông ở ĐBSCL rất lớn (đặc biệt là ở An Giang và Đồng Tháp), có thể xuất khẩu sang Singapore. Cát sông trở thành nguồn kinh tế nhỏ trong nền kinh tế lớn của vùng ĐBSCL liên quan đến sông Tiền và phụ lưu. Thậm chí, nguồn cát sông thừa đến mức một số nơi, phải bơm cát ra giữa sông để cho tàu, phà cập bến. Tuy nhiên, hiện nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có việc nguồn cát ở thượng nguồn hạn chế, dẫn đến trữ lượng ít, thậm chí không đạt yêu cầu để khai thác.

Theo ông Lê Minh Hoan, cát sông ở ĐBSCL không phải phục vụ ngắn hạn cho các dự án đường cao tốc như hiện nay mà còn cho các công trình ở địa phương, khu đô thị, khu công nghiệp mọc cạnh đường cao tốc về sau, do vậy cần phải có sự tính toán, sử dụng cho phù hợp.

“Phải khảo sát, kiểm tra để xác định lại chúng ta đang có cái gì? Bao nhiêu và sử dụng được bao lâu? Như vậy, sẽ đỡ đi câu chuyện nhà thầu trúng thầu mỏ cát này, nhưng khai thác không được, rồi lại loay hoay đi tìm mỏ cát khác”, Bộ trưởng Lê Minh Hoan nhấn mạnh.

Các địa phương có nguồn cát ở ĐBSCL nỗ lực cung ứng cát cho các dự án.

Mở rộng sang cát biển

Chia sẻ về mối quan tâm này, ông Lâm Hoàng Nghiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng cho biết, địa phương đã thuê đơn vị tư vấn thực hiện khảo sát và xác định được 8 mỏ cát sông để phục vụ thi công cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, với trữ lượng 16 triệu m3. Tuy nhiên, khi thực hiện các thủ tục bàn giao cho nhà thầu khai thác, khảo sát thực tế lại không đạt điều kiện, tiêu chuẩn để khai thác. Cụ thể có 4 mỏ không có cát để khai thác. Bên cạnh đó, các mỏ cát này lại liên quan đến vấn đề sạt lở rất lớn, thực tế một số địa phương và người dân đã phản ánh. Do đó, tỉnh Sóc Trăng rất thận trọng, tổ chức đánh giá lại tác động môi trường, dẫn đến thời gian kéo dài.

Sau quá trình đánh giá, để đảm bảo 4 mỏ cát này đưa vào khai thác an toàn, không ảnh hưởng đến lòng sông, tiến độ khai thác tối đa đến tháng 6-2025 chỉ khoảng 3 triệu m3. Trong khi đó nhu cầu cung ứng cát cho Dự án thành phần 4 (cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng) lên đến 6,6 triệu m3. 

Còn tại Tiền Giang, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng, địa phương sẽ cung cấp 15,9 triệu m3 cát cho 5 dự án giao thông trọng điểm quốc gia tại khu vực phía Nam. Ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh Tiền Giang, thông tin: Đến nay, UBND tỉnh Tiền Giang đã phối hợp với UBND các tỉnh, thành và các chủ đầu tư rà soát, đánh giá, thực hiện các thủ tục để cấp phép khai thác cát. Mặc dù trữ lượng cát tại các mỏ sụt giảm khoảng 2,1 triệu m3 so với quy hoạch ban đầu nhưng tỉnh Tiền Giang chủ động điều phối các mỏ khác để bảo đảm cung ứng đủ 15,9 triệu m3 cát cho các dự án.

Ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, cho hay đến nay các địa phương đã cấp phép khai thác 49 mỏ với trữ lượng 50 triệu m3, còn thiếu so với nhu cầu. Trước thực trạng lượng cát về miền Tây càng giảm, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề nghị mở rộng sử dụng cát biển và nguồn cát nhập khẩu.

Còn theo Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt, việc đưa vào sử dụng cát biển cũng được xem là giải pháp khả thi trong bối cảnh khát cát cho cao tốc hiện nay.

“Năm 2017 và 2023, Bộ Khoa học và Công nghệ đã cùng các đơn vị liên quan nghiên cứu sử dụng cát mặn trong công trình giao thông, dân dụng. Kết quả đạt được rất khả quan, có thể áp dụng, song cần đánh giá thêm tác động với môi trường, vật nuôi... Bộ sẽ tiếp tục đầu tư, nghiên cứu sâu vấn đề này trong thời gian tới”, Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt thông tin.

Tại buổi làm việc giữa Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng với Ban quản lý dự án (QLDA) Mỹ Thuận và nhà thầu thi công các dự án giao thông trọng điểm khu vực phía Nam mới đây, Ban QLDA Mỹ Thuận cho biết, đối với cát biển, tổng khối lượng khai thác đã đưa về công trường đạt 722.580m3, trung bình đạt 10.000m3/ngày. Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, thí điểm sử dụng cát biển đắp nền đường qua kiến nghị của Ban QLDA Mỹ Thuận thì Bộ Xây dựng cũng đã có hướng dẫn.

“Đối với 27 định mức liên quan đến công tác khai thác, vận chuyển, thi công, sử dụng cát biển, Bộ Xây dựng cũng đề nghị Ban QLDA Mỹ Thuận cùng với Bộ GTVT tiếp tục nghiên cứu, thí điểm, sử dụng cát biển để thi công nền đường, trên cơ sở đó để thu thập đầy đủ thông tin, dữ liệu để tập hợp làm cơ sở xây dựng định mức, đảm bảo các yêu cầu kinh tế kỹ thuật sau này. Trong thời gian tới, Bộ Xây dựng sẽ cùng với các Bộ hướng dẫn các công việc liên quan đến triển khai các công trình giao thông”, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị nhấn mạnh.

MỘNG TOÀN

Bài 3: Quyết tâm vượt khó

(责任编辑:La liga)

相关内容
  • Cụ già 87 tuổi còng lưng nuôi con tâm thần, cháu dị tật
  • 'Giàn giáo' hay 'dàn giáo', từ nào mới đúng chính tả?
  • Sở GD&ĐT Hà Nội nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
  • Vị trạng nguyên nào đánh bại thần cờ Trung Hoa?
  • Cụ bà 85 tuổi, cụt tay, bị bỏng…thoi thóp trên tấm chiếu rách
  • Trường Đại học Kinh tế quốc dân nâng lên thành Đại học Kinh tế quốc dân
  • Học tiếng Anh bền vững cùng IELTS Mentor
  • Đà Nẵng đóng cửa bán đảo Sơn Trà, cho học sinh nghỉ học
推荐内容
  • Anh có vợ nhưng vẫn âm mưu chiếm đoạt tôi
  • Thử thách Tiếng Việt: 'Soi mói' hay 'xoi mói'?
  • Người đan sọt thành mãnh tướng bách chiến bách thắng, ông là ai?
  • Ôn thi cùng con trai nghiện game, ông bố bất ngờ đỗ đại học
  • Mắc trăm thứ bệnh, vẫn bị cắt trợ cấp mất sức?
  • Xử phạt Đại học Quốc tế tuyển sinh vượt chỉ tiêu nhiều lĩnh vực