【đội hình psg gặp rennes】"Sửa Luật để đổi mới toàn diện hoạt động hải quan"
PV: Thưa Phó Tổng cục trưởng,ửaLuậtđểđổimớitoàndiệnhoạtđộnghảđội hình psg gặp rennes dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) đã được đưa ra thảo luận tại phiên họp Chính phủ, xin ông cho biết ý kiến đánh giá của các thành viên Chính phủ về dự thảo Luật?
Thống nhất với quan điểm tại tờ trình Chính phủ của Bộ Tài chính về dự thảo Luật, đa số thành viên Chính phủ cho rằng, việc sửa đổi Luật Hải quan là cần thiết, xuất phát từ yêu cầu hội nhập quốc tế sâu rộng và thực tế phát triển kinh tế đối ngoại của nước ta trước mắt cũng như lâu dài.
Sửa Luật Hải quan nhằm tạo hành lang pháp lý để hiện đại hóa hoạt động hải quan, là cơ sở quan trọng cho việc áp dụng rộng rãi, phổ biến hải quan điện tử, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của nền kinh tế. Sửa Luật Hải quan cũng xuất phát từ yêu cầu của cải cách hành chính, cải cách thủ tục hải quan hướng tới hoạt động hải quan công khai, minh bạch, hiệu quả, đảm bảo đồng bộ, thống nhất với các Luật khác có liên quan mới được ban hành.
Bên cạnh đó, các thành viên Chính phủ cũng thống nhất với quan điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng Luật Hải quan (sửa đổi) là đổi mới toàn diện hoạt động hải quan tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại, phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền quốc gia, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh của DN ở trong nước và quốc tế.
PV: Xin Phó Tổng cục trưởng cho biết những nội dung nào được các thành viên Chính phủ góp ý nhiều nhất?
Hiện nay, tại dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) có 3 nội dung quan trọng được các thành viên Chính phủ tập trung cho ý kiến là: (1) Địa bàn hoạt động hải quan; (2) Trách nhiệm của cơ quan hải quan trong phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; (3) Tổ chức, bộ máy hải quan.
PV: Tại Điều 7 dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) quy định về địa bàn hoạt động hải quan đã mở rộng thêm địa bàn hoạt động hải quan. Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, việc mở rộng địa bàn hải quan với mục tiêu nâng cao hiệu quả quản lý hải quan, song sẽ “chồng lấn” với phạm vi địa bàn của một số lực lượng chức năng khác. Xin cho biết ý kiến của Phó Tổng cục trưởng về vấn đề này?
Hiện nay, đối với các loại hình kinh doanh XNK đa dạng, như: Kinh doanh tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh hàng hóa…, DN vận chuyển hàng hóa đến cửa khẩu xuất hoặc địa điểm làm thủ tục hải quan theo tuyến đường đã đăng ký với cơ quan Hải quan. Trong quá trình vận chuyển này, hàng hóa vẫn đang chịu sự giám sát của cơ quan Hải quan, và cơ quan Hải quan thực hiện giám sát hải quan gián tiếp bằng các biện pháp nghiệp vụ như niêm phong, kẹp chì, giám sát sự di chuyển bằng định vị vệ tinh. Tuy nhiên. Luật Hải quan hiện hành chưa quy định tuyến đường để vận chuyển hàng hóa này là địa bàn hoạt động hải quan. Do vậy, đã gây khó khăn cho cơ quan Hải quan khi thực hiện nhiệm vụ.
Về vấn đề này, một số ý kiến đã đề nghị bỏ quy định địa bàn hoạt động hải quan là tuyến đường vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan vì cho rằng sẽ “chồng lấn” với địa bàn hoạt động thuộc chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng khác như: Quản lý thị trường, Bộ đội Biên phòng, Công an…
Trên thực tế, cơ quan Hải quan cũng chỉ cần giám sát hàng hóa đang vận chuyển và có cơ sở pháp lý để xử lý vi phạm nếu có xảy ra, vì vậy, Ban soạn thảo Luật Hải quan (sửa đổi) tiếp thu theo hướng: Tuyến đường khi đang có phương tiện vận tải vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan là địa bàn hoạt động hải quan. Trường hợp phát hiện vi phạm, cơ quan Hải quan sẽ phối hợp với các lực lượng chức năng khác để xử lý.
Trong trường hợp phải dừng phương tiện vận tải đường bộ đang vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan phục vụ việc khám xét, xử lý vi phạm, cơ quan Hải quan phối hợp với lực lượng Cảnh sát giao thông để thực hiện.
Về vấn đề này, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 6- 2013, các thành viên Chính phủ đã cơ bản thống nhất như tờ trình của Bộ Tài chính.
PV: Đối với “quyền truy đuổi liên tục” trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới quy định tại Điều 92 dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) có nhận được sự đồng tình của các thành viên Chính phủ, thưa Phó Tổng cục trưởng?
Luật Hải quan năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) chưa quy định cơ quan Hải quan thực hiện việc truy đuổi, bắt giữ hàng hóa buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới từ trong địa bàn hoạt động hải quan ra ngoài địa bàn nên khi đối tượng chạy ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan, cơ quan Hải quan phải phối hợp với cơ quan chức năng. Có nhiều trường hợp do sự việc diễn biến nhanh chóng, không kịp tổ chức phối hợp nên mất cơ hội bắt giữ và xử lý đối với hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Để tăng cường hoạt động phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới của cơ quan Hải quan, Điều 92 dự thảo Luật bổ sung quy định thẩm quyền của lực lượng kiểm soát hải quan được thực hiện việc truy đuổi liên tục, không bị giới hạn trong trường hợp phát hiện có dấu hiệu của hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Đồng thời, tại Điều 93 dự thảo Luật quy định rõ các biện pháp nghiệp vụ cụ thể, thẩm quyền của cơ quan Hải quan trong việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Về cơ bản, ý kiến các thành viên Chính phủ nhất trí với việc bổ sung quy định này vì trong thực tế, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc phối hợp giữa các cơ quan có nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới đôi lúc chưa kịp thời, chưa mang lại hiệu quả mong muốn. Do đó, để nâng cao hiệu quả của công tác phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, việc bổ sung quy định này là cần thiết và hợp lý. Trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải đang di chuyển ra khỏi địa bàn hoạt động hải quan, có dấu hiệu của hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì cơ quan Hải quan tiếp tục truy đuổi để áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý theo quy định của pháp luật, đồng thời, thông báo cho cơ quan chức năng trên địa bàn biết để phối hợp thực hiện.
PV: Về tổ chức bộ máy hải quan, Ban soạn thảo tiếp thu như thế nào trước 2 luồng ý kiến: giữ nguyên và thay đổi, thưa Phó Tổng cục trưởng?
Bên cạnh một số ý kiến đề nghị giữ nguyên như Luật hiện hành thì một số ý kiến đã nhất trí với nội dung quy định tại Điều 14 dự thảo Luật Hải quan sửa đổi, cho rằng việc dự thảo Luật quy định khái quát về tổ chức của Hải quan là cần thiết, bảo đảm việc tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu công việc.
Thực tế cho thấy, mô hình tổ chức bộ máy hiện hành bộc lộ một số hạn chế, khó khăn như: Phạm vi quản lý phụ thuộc hệ thống hành chính theo địa giới hành chính (tỉnh, liên tỉnh) nên không bảo đảm tính linh hoạt, chủ động trong việc sắp xếp, tổ chức lại thành đơn vị hải quan mới (chia tách hoặc sáp nhập) phù hợp với quy mô đặc điểm từng địa bàn, điều kiện kinh tế - xã hội, yêu cầu quản lý của hải quan trong những giai đoạn phát triển khác nhau.
Vì vậy, Ban soạn thảo vẫn giữ nguyên quan điểm sẽ xây dựng lại quy định về hệ thống tổ chức Hải quan Việt Nam gồm có: Tổng cục Hải quan; Cục Hải quan; Chi cục Hải quan, Đội Kiểm soát hải quan và đơn vị tương đương.
Bởi hệ thống tổ chức của Hải quan theo phương án này sẽ tạo điều kiện để bảo đảm hiệu quả trong việc bố trí nguồn nhân lực, vật lực; phù hợp với yêu cầu quản lý hải quan, khắc phục được những hạn chế đặt ra hiện nay. Cụ thể, hệ thống tổ chức của Hải quan được xây dựng theo hướng không phụ thuộc vào địa giới hành chính mà phụ thuộc vào quy mô, tính chất hoạt động XNK, đặc thù địa bàn, điều kiện kinh tế xã hội, yêu cầu quản lý của hải quan. Như vậy có Cục Hải quan nằm trong địa giới 1 tỉnh, có Cục hải quan nằm trong địa giới nhiều tỉnh, cũng không loại trừ trường hợp 2 cục hải quan nằm trong địa giới 1 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
PV: Xin cảm ơn Phó Tổng cục trưởng!
Thu Trang (thực hiện)
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Thủ tướng: Quản lý làm sao để DNNN phát triển xứng tầm
- ·Tin vắn ngày 2
- ·Mức đóng bảo hiểm y tế
- ·Một gia đình có 2 trẻ bị bệnh máu trắng cần được giúp đỡ
- ·Ý tưởng công nghệ độc đáo: Chế tạo máy thở cho bệnh nhân Covid
- ·Nỗ lực giảm nghèo ở Bù Đốp
- ·Những thay đổi về hồ sơ tham gia BHXH
- ·Phong trào hạn chế sử dụng túi ni
- ·Vụ gian lận thi cử ở Hà Giang: 3 giáo viên Hà Nội đã phát hiện vụ việc như thế nào
- ·ẤP BÙ XĂNG: Khu dân cư văn hóa điển hình
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Cái gì thuộc cộng đồng sẽ trả về cho cộng đồng'
- ·Xã Hoà Thành phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới
- ·Săn cá ngát
- ·Tắm suối, 3 học sinh bị chết đuối
- ·Điểm thi bất thường ở Hòa Bình: Danh tính 5 cán bộ đang phải làm việc với công an
- ·Gần 100 công nhân cấp cứu trong tình trạng co cứng
- ·Món ăn phòng ngừa đột quỵ
- ·Vụ cháy chợ Năm Căn năm 2001: Người dân chưa thống nhất phương án xử lý
- ·TP.HCM: 8 mặt hàng thịt lợn tăng giá
- ·Bù Đăng thực hiện chủ trương bảo tồn và phát triển đàn voi