【giải liga mx nữ mexico】Cam kết của Việt Nam tại COP26: Việt Nam có khả năng thực hiện tốt
Chuyến công tác của Thủ tướng thành công trên mọi phương diện | |
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát biểu tại hội nghị COP26 | |
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị COP26,ếtcủaViệtNamtạiCOPViệtNamcókhảnăngthựchiệntốgiải liga mx nữ mexico thăm, làm việc tại Anh, Pháp |
Ông Phạm Văn Điển, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp |
Tại Hội nghị lần thứ 26 các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP26), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết mạnh mẽ về việc cắt giảm 30% lượng phát thải khí nhà kính vào năm 2030, đồng thời tham gia Tuyên bố Glasgow cùng hơn 100 nhà lãnh đạo cam kết ngăn chặn và đảo ngược tình trạng mất rừng, suy thoái đất vào năm 2030. Từ góc độ ngành lâm nghiệp, ông đánh giá như thế nào về những cam kết này?
Việt Nam đã và đang nỗ lực giảm đáng kể lượng phát thải khí nhà kính, có những thành tựu quan trọng cả trong bảo vệ, phát triển rừng. Bằng chứng là, đến năm 2020, độ che phủ rừng của Việt Nam đã đạt 42,01%, trong khi con số này những năm 1990 chỉ 27,3%.
Trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều tiến triển trong lĩnh vực lâm nghiệp như nỗ lực đóng cửa rừng tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học, cân bằng phát triển kinh tế, xây dựng các chuỗi giá trị với bảo tồn rừng và thiên nhiên.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2021 -2030 tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Việt Nam với những mục tiêu rất cụ thể như duy trì ổn định tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc khoảng 42%.
Tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng rừng, đáp ứng yêu cầu về cung cấp nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng, phòng hộ và bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học; giảm thiểu tác động tiêu cực do thiên tai, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, tốc độ tăng giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 5,0 – 5,5%/năm; trị giá xuất khẩu gỗ và lâm sản ngoài gỗ đạt khoảng 20 tỷ USD vào năm 2025.
Từ trước đến nay, những cam kết của Việt Nam luôn được quốc tế tin tưởng, Việt Nam luôn thể hiện quyết tâm lớn. Việt Nam đã cam kết và có khả năng thực hiện tốt vì những cam kết này đều được thể hiện trong các chương trình hành động.
Thời gian qua, nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của Việt Nam được thể hiện khá rõ thông qua việc Việt Nam thực hiện tốt chi trả dịch vụ môi trường rừng, đặc biệt là dịch vụ lưu giữ, hấp thụ các bon của rừng. Ông có thể chia sẻ rõ hơn về hiệu quả của chương trình này?
Việt Nam có chủ trương tiếp tục mở rộng các loại hình dịch vụ môi trường rừng, trong đó có dịch vụ lưu giữ, hấp thụ các bon của rừng. Đây cũng là một trong những trụ cột giảm phát thải khí nhà kính.
Việt Nam là đối tác của Ngân hàng thế giới (WB) qua Quỹ các bon lâm nghiệp, đồng thời cũng mở rộng hợp tác với nhiều tổ chức quốc tế khác để từng bước thương mại hóa khả năng giảm phát thải khí nhà kính.
Thực tế, rừng càng tốt, trữ lượng càng lớn thì lượng hấp thụ các bon càng nhiều. Việc mất rừng, suy thoái rừng càng hạn chế thì lượng giảm phát thải từ rừng càng lớn. Hiện, WB đang hoàn thiện các thủ tục để giải ngân 51,5 triệu USD dịch vụ lưu giữ, hấp thụ các bon cho vùng rừng Bắc Trung bộ đến năm 2024.
Một số ý kiến cho rằng việc ngày càng chủ động nguồn cung gỗ nguyên liệu phục vụ cho ngành chế biến, xuất khẩu gỗ chính là một trong những thành công điển hình của Việt Nam trong phát triển rừng thời gian qua. Quan điểm của ông như thế nào?
Thời gian qua, dù ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, xuất khẩu gỗ và sản phẩm từ gỗ vẫn duy trì khá tốt đà tăng trưởng, đặc biệt là chủ động được phần lớn nguồn nguyên liệu. Có thể nói, giải quyết bài toán nguyên liệu gỗ cũng là một trong những thành công của Việt Nam.
Về cơ bản, Việt Nam đã và đang giải quyết hiệu quả bài toán cung cấp nguyên liệu cho các doanh nghiệp nguồn gỗ hợp pháp và bền vững, nhờ triển khai một loạt chương trình, thúc đẩy quá trình tái cơ cấu ngành lâm nghiệp...
Xin ông cho biết, thời gian tới, ngành lâm nghiệp sẽ đẩy mạnh các giải pháp ra sao để góp phần hiện thực hoá các cam kết của Việt Nam tại COP26?
Ngành lâm nghiệp sẽ tiếp tục bám sát chiến lược và quy hoạch lâm nghiệp để tổ chức triển khai các hoạt động, trong đó gắn kết cải thiện sinh kế với bảo vệ và phát triển rừng; tiếp tục xã hội hóa ngành lâm nghiệp; huy động nguồn tài chính mới trong đó có nguồn từ dịch vụ môi trường rừng, gắn việc phát triển rừng với tạo nguồn thu từ rừng và thu từ quốc tế, lấy nguồn thu đó phục vụ việc nuôi dưỡng, phát triển rừng ở Việt Nam.
Ví dụ, với dịch vụ lưu giữ, hấp thụ các bon, các chủ rừng sẽ được hưởng lợi cả trực tiếp và gián tiếp. Trực tiếp là các chủ rừng sẽ được chi trả trực tiếp từ dịch vụ các bon rừng giống như dịch vụ môi trường rừng. Còn hưởng lợi gián tiếp là thông qua các hoạt động hỗ trợ phát triển sinh kế, hỗ trợ kỹ thuật để nâng cao chất lượng rừng.
Xin cảm ơn ông!
(责任编辑:Cúp C1)
- ·Tự nguyện quan hệ nhưng ba mẹ bạn gái em phát hiện...
- ·Bệnh viện Bạch Mai cấp học bổng 6,6 tỷ đồng cho ngành hồi sức tích cực
- ·Sốt ruột với tốc độ giải ngân vốn đầu tư công
- ·“Đuối sức” xuất khẩu, cá tra kiếm tìm cơ hội tại nội địa?
- ·Xót xa tiếng xấu bỏ chồng theo trai...
- ·Ca nặng nhất vụ ngộ độc bánh mì ở Đồng Nai vẫn thở máy, lọc máu sau 10 ngày
- ·Giải pháp tháo gỡ khó khăn trong quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- ·Kiểm soát lạm phát bình quân dưới 4%
- ·Lãi suất 25%: Thật đáng ngại
- ·Cuộc sống sau 7 năm phát hiện mắc bệnh lạ mồ hôi máu của nam thanh niên Hà Nội
- ·Giải đáp thắc mắc về trợ cấp thất nghiệp?
- ·Thời điểm khác lạ uống cà phê tốt cho sức khỏe
- ·TP.HCM chi viện Đồng Nai cứu chữa bệnh nhi nghi ngộ độc sau ăn bánh mì
- ·Phê duyệt Nghị định thư sửa đổi Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 02/2015
- ·Vì sao NSND Trung Anh chỉ khám sức khỏe tổng quát ở MEDLATEC?
- ·Dưa hấu là loại quả ngọt mát ngăn ngừa sỏi thận
- ·Những lầm tưởng nguy hại về sản phẩm giải rượu, bia
- ·Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày đầu tháng 12/2012
- ·Lý do khiến người đàn ông không bị phạt dù có nồng độ cồn cao khi lái xe