【kết quả anyang】Phú Thọ: Ổn định sản xuất công nghiệp, thương mại trước bão Covid
Giai đoạn 2021-2025: Phú Thọ phấn đấu tăng trưởng sản xuất công nghiệp nông thôn đạt 15%/năm |
Công nghiệp tăng trưởng ổn định
TheúThọỔnđịnhsảnxuấtcôngnghiệpthươngmạitrướcbãkết quả anyango Sở Công Thương Phú Thọ, năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là trong tháng 3 và tháng 4. Đặc biệt, dịch bệnh bùng phát mạnh tại một số quốc gia trên thế giới đã ảnh hưởng đến nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành chế biến, chế tạo cũng như tạo ra khó khăn mới về thị trường tiêu thụ. Điều này khiến nhu cầu thị trường giảm, hàng hóa sản xuất ra không tiêu thụ được, hàng xuất khẩu bị trả lại, lượng hàng tồn kho cao... doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt là ngành dệt may và phụ trợ. Trước tình hình đó, Sở Công Thương đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp đồng bộ, quyết liệt để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, ổn định sản xuất, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Nhờ vậy, sản xuất công nghiệp của tỉnh mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn, nhưng cũng đã có bước phục hồi, một số ngành sản xuất chủ đạo vẫn duy trì tăng trưởng so với cùng kỳ như sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học ước tăng 9,18%); sản xuất trang phục ước tăng 19,14%); sản phẩm từ kim loại đúc sẵn ước tăng 61,11%)... Giá trị tăng thêm của công nghiệp ước đạt 14.911 tỷ đồng; tăng 15,95% so cùng kỳ, ước đạt 103,9% kế hoạch. Sự phục hồi này đã phần nào bù đắp được sự suy giảm của một số ngành chịu ảnh hưởng lớn của dịch bệnh.
Phú Thọ tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy sản xuất kinh doanh |
Về hoạt động thương mại, hoạt động thương mại năm 2020 gặp nhiều khó khăn và thách thức, trong thời điểm cao của dịch Covid-19, nhu cầu hàng hóa tập trung vào mặt hàng phục vụ phòng chống dịch như: khẩu trang, nước sát khuẩn, thuốc phòng, chữa bệnh và thực phẩm chế biến sẵn, dịch vụ ăn uống giảm do dịch bệnh. Xong năm 2020 thương mại vẫn duy tăng trưởng, tuy nhiên một số ngành dịch vụ không thiết yếu chịu ảnh hưởng nặng của dịch Covid-19.
Theo đại diện Sở Công Thương Phú Thọ, Sở đã triển khai các công tác quản lý nhà nước về thương mại. Trong đó, xây dựng kế hoạch tăng cường công tác nắm bắt diễn biến giá cả, thị trường, phòng chống dịch. Xây dựng kế hoạch và ban hành quyết định thành lập đoàn kiểm tra liên ngành thực hiện kiểm tra đối với mặt hàng vật tư, trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe cộng đồng… Bên cạnh đó, các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu truyền thống và trên các sàn thương mại điện tử… luôn được triển khai linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn để đảm bảo ổn định sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu tối đa thiệt hại do ảnh hưởng của dịch, đặc biệt trong giai đoạn bùng phát dịch bệnh Covid-19 trong những tháng đầu năm 2020.
Nhiều mục tiêu phát triển
Có thể nói, sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh năm 2020 đã gặp rất nhiều khó khăn thách thức do nền kinh tế thế giới có những bất ổn, giá dầu giảm, dịch bệnh xảy ra tại nhiều quốc gia và Việt Nam. Nhu cầu thị trường giảm, tiêu thụ khó khăn, lượng tồn kho cao, các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất bị thiếu, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ngành sản xuất trọng điểm của tỉnh. Năm 2021, bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, đặc biệt là đại dịch Covid-19, đây là những khó khăn lớn tác động đến việc tỉnh triển khai thực hiện nhiệm vụ năm 2021 và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021 – 2025.
Theo đó, nhiệm vụ trọng tâm của Sở Công Thương tỉnh trong thời gian tới là thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt “nhiệm vụ kép”, vừa chống dịch vừa duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, hạn chế thấp nhất những thiệt hại do dịch bệnh Covid-19 gây ra; nghiên cứu thực hiện các cơ chế, chính sách mới, tạo mọi điều kiện hỗ trợ cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong lĩnh vực Công Thương để tích hợp vào quy hoạch tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
Ngành Công Thương tỉnh Phú Thọ đảm bảo cân đối cung cầu, bình ổn thị trường |
Phát huy những kết quả đã đạt trong năm 2020, trong thời gian tới ngành Công Thương Phú Thọ sẽ tiếp tục tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, cùng với Bộ Công Thương có những giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, tiếp cận với những thị trường mới, đặc biệt là những thị trường có nguyên vật liệu thay thế những thị trường cũ, đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, tìm kiếm cơ hội đầu tư, thúc đẩy chương trình thương mại điện tử, nâng cao thương hiệu giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường mới trong nước và trên thế giới. Với quyết tâm tiếp tục nỗ lực phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra góp phần phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh theo hướng bền vững, đảm bảo các chỉ tiêu đã được giao năm 2021, ước giá trị tăng thêm ngành công nghiệp là 16.089 tỷ đồng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội 37.254 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu ước đạt 4.500 triệu USD và giá trị nhập khẩu ước đạt 4.200 triệu USD.
Bên cạnh đó, ngành Công Thương tiếp tục phát triển các sản phẩm công nghiệp có lợi thế cạnh tranh; ưu tiên phát triển những sản phẩm có chất lượng và giá trị gia tăng cao, áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả, bảo vệ môi trưởng. Tập trung đầy mạnh phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp chế biến và một số ngành công nghiệp có lợi thế của tỉnh và gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ công tác dự báo thị trường, công tác xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường xuất khẩu; đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao và lợi thế của tỉnh.
Đặc biệt, ngành Công Thương cũng triển khai thực hiện các biện pháp phù hợp để đảm bảo cung cầu các mặt hàng thiết yếu, nhất là trong các dịp lễ và dịch bệnh bùng phát. Theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, kịp thời áp dụng các biện pháp điều tiết cung cầu, bình ổn thị trường, nhất là các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân. Tăng cường phối hợp trong công tác quản lý thị trường, giá cả, chống đầu cơ, găm hàng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Trong bối cảnh mới, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Phú Thọ (Giaothuong.net.vn) nhằm thúc đẩy doanh thu bán hàng của các cơ sở, doanh nghiệp tham gia và tạo thuận lợi cho người dân mua hàng, đặc biệt trong giai đoạn hạn chế tiếp xúc trực tiếp do dịch bệnh Covid-19.
(责任编辑:World Cup)
- ·Facebook ra tính năng mới tố cáo tin tức giả trên mạng xã hội
- ·Lộc Ninh ghi nhận 365 trường hợp sốt xuất huyết
- ·Hành động nhỏ
- ·Thua U17 Sài Gòn, U17 Bình Phước vẫn giành vé vào tứ kết
- ·Xe hơi tương lai sẽ là xe bay?
- ·Bộ Lao động đề xuất phương án nghỉ Tết và nghỉ Quốc khánh năm 2023
- ·Khát vọng đổi đời
- ·Bình Phước: Hội thảo cập nhật kiến thức về các bệnh lý tim mạch
- ·Truy tìm tài xế ô tô tải đâm tử vong người đi bộ trên cao tốc rồi bỏ chạy
- ·Chờ giải pháp căn cơ ứng phó sạt lở
- ·Đường 12 tỷ chưa nghiệm thu đã rạn nứt ở Đắk Lắk
- ·Nâng cao ý thức cộng đồng trong phòng, chống thiên tai
- ·Đồng lòng làm lộ
- ·Sôi nổi các phong trào thi đua yêu nước
- ·Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2023
- ·Ngày Quốc khánh và câu chuyện đặc xá
- ·Tuổi trẻ Bình Phước vì nụ cười ngày mai
- ·Viện thẩm mỹ BB Korea tổ chức vui Tết Trung thu, tặng quà cho trẻ em
- ·Ngập cao tốc Phan Thiết
- ·Khánh thành công trình cầu thanh niên