【bảng xếp hạng ngoại hạng bundesliga】Chính sách hỗ trợ hạn hán, xâm nhập mặn: Không gây khó cho người dân
Chính sách này đã được thực hiện thông suốt từ nhiều năm theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Tài chính.
Chính sách rõ ràng, minh bạch
Trước tình trạng thiệt hại nặng nề do hạn hán, xâm nhập mặn tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, Chính phủ và các địa phương đã tập trung hỗ trợ nông dân nhằm chia sẻ khó khăn, gánh nặng khi bị thiên tai, trong đó có hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản. Tuy nhiên, dư luận vừa qua phản ánh việc hỗ trợ người dân bị “làm khó” bởi những quy định của Thông tư 05/VBH-BTC ngày 9/2/2015 (hợp nhất hai Thông tư 187/2010/TT-BTC và Thông tư 33/2013/TT-BTC) và Thông tư số 54/2006/TT-BTC của Bộ Tài chính quy định về cơ chế, chính sách hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh.
Trao đổi để làm rõ vấn đề này, ông Đỗ Việt Đức cho biết, việc ngân sách hỗ trợ người dân các tỉnh giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản thời gian qua được Bộ Tài chính thực hiện nghiêm túc theo đúng quy định chính sách của Nhà nước. Cụ thể, theo Thông tư số 05/VBHN-BTC thì căn cứ bảng kê thiệt hại về diện tích nuôi trồng thủy sản, hải sản bị thiệt hại chi tiết đến từng đối tượng đã được đối chiếu với đăng ký kê khai sản xuất ban đầu của nông dân, ngư dân, chủ trang trại, tổ hợp tác, hợp tác xã sản xuất trong lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, hải sản. Chủ tịch UBND xã thành lập Hội đồng kiểm tra bao gồm chính quyền cấp xã và các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành của huyện để lập biên bản kiểm tra, tổng hợp nhu cầu hỗ trợ giống khôi phục sản xuất, báo cáo UBND cấp huyện thẩm định để làm căn cứ thanh toán hỗ trợ theo quy định.
Do đặc thù của hoạt động nuôi trồng thủy sản, mức hỗ trợ giống thủy sản là rất khác nhau, cụ thể: Mức hỗ trợ giống thủy sản từ 2 triệu đồng đến 60 triệu đồng/ha tùy theo loại thủy sản nuôi trồng (cá, tôm, ngao), hình thức nuôi trồng (quảng canh hay thâm canh) và mức độ thiệt hại (từ 30 - 70% hay trên 70%).
“Như vậy, việc quy định phải đối chiếu diện tích nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại với đăng ký kê khai sản xuất ban đầu để đảm bảo việc hỗ trợ cho người dân đúng đối tượng, đúng chế độ, không để thất thoát lãng phí và xảy ra tiêu cực, tránh hiện tượng khai khống diện tích, cũng như khai khống mức độ thiệt hại là cần thiết” ông Đức nói.
Xem lại cách thức triển khai từ địa phương
Ông Đức cho rằng, không có chuyện chính sách gây khó trong thực hiện hỗ trợ khắc phục hậu quả thiên tai đối với các địa phương. Theo quy định tại Thông tư số 54/2006/TT-BTC thì có 4 nội dung cần công khai: Công khai các chính sách, chế độ hỗ trợ trực tiếp của Nhà nước cho cá nhân, dân cư ngay sau khi UBND cấp xã nhận được văn bản chế độ. Công khai các chính sách, chế độ hỗ trợ có tính chất đột xuất của Nhà nước cho cá nhân, dân cư. Công khai thủ tục và quy trình xét duyệt, thủ tục chi trả cho các đối tượng được hưởng các chính sách, chế độ hỗ trợ của Nhà nước. Công khai kết quả xét duyệt và chi trả cho các đối tượng được hưởng các chính sách, chế độ của nhà nước (công khai chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi có kết quả xét duyệt, chi trả chính thức của cơ quan được giao nhiệm vụ xét duyệt, chi trả các đối tượng được hưởng theo chế độ quy định). Tất cả 4 nội dung đều có thời gian công khai ít nhất là 30 ngày.
Đồng thời, cũng theo quy định của thông tư này, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố chỉ đạo UBND cấp dưới phối hợp với các cơ quan liên quan ở địa phương thực hiện công khai chính sách hỗ trợ của Nhà nước: Diện tích cây trồng, diện tích nuôi trồng thủy sản; số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại; mức hỗ trợ đối với từng hộ nông dân, ngư dân, chủ trang trại... trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm trước và sau khi có quyết định hỗ trợ của cấp có thẩm quyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã và tại các thôn, bản theo quy định.
Như vậy, ông Đức khẳng định, UBND cấp xã phải thực hiện công khai các chính sách, chế độ hỗ trợ có tính chất đột xuất của Nhà nước cho cá nhân, dân cư nhằm hỗ trợ khắc phục thiên tai, dịch bệnh và công khai thủ tục và quy trình xét duyệt, thủ tục chi trả cho các đối tượng trước khi quyết định hỗ trợ. Công khai kết quả xét duyệt và chi trả cho các đối tượng được hưởng các chính sách sau khi có quyết định hỗ trợ. Do đó việc công khai nêu trên không làm chậm việc chi tiền hỗ trợ cho các đối tượng bị thiệt hại.
“Chính sách đã thực hiện từ nhiều năm nay, chứ không phải là mỗi đợt hạn hán này. Từ nhiều năm nay chưa có địa phương nào phản ánh về chính sách. Vì vậy, cũng cần phải xem lại cách thức triển khai hỗ trợ của địa phương có vướng mắc”, ông Đức nhấn mạnh.
Huyền Trang
(责任编辑:La liga)
- ·Đã huy động được gần 100.000 tỷ đồng trái phiếu chính phủ
- ·Đức ghi nhận số ca tử vong vì Covid
- ·Đến năm 2017 giải quyết cơ bản tồn đọng sổ đỏ
- ·Lo sợ dãy nhà cổ 100 năm tuổi có nguy cơ đổ sập, người Sài Gòn kêu cứu
- ·Gian lận thi cử ở Hà Giang, Sơn La, Hoà Bình: Bộ trưởng sẽ làm gì sau khi nhận trách nhiệm?
- ·Nguy cơ phi toàn cầu hóa giai đoạn hậu Covid
- ·Hệ lụy từ những dự án dang dở trên địa bàn Hà Nội
- ·Phát hiện sai phạm xây dựng cầu vượt ở Hà Nội
- ·Bảo vệ và xây dựng môi trường trong khu, cụm công nghiệp
- ·Choáng ngợp trước vườn hoa đẹp như cổ tích của mẹ Việt ở Hà Lan
- ·Tai nạn lao động nghiêm trọng do máy trộn bê tông nhiễm điện
- ·Mô hình giúp kinh tế thế giới “hồi sức” sau đại dịch Covid
- ·Dù đại dịch khủng khiếp thế nào, chúng ta cũng sẽ vượt qua
- ·WCO và ICC ra Tuyên bố chung về tăng cường tạo thuận lợi thông quan và thương mại
- ·Khí ozone có thể khử khuẩn bề mặt có virus corona
- ·Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời mở, NATO họp khẩn cấp
- ·Giải thích chính thức chủ trương xây dựng hầm đường bộ qua sông Hàn
- ·Cô gái 9X trồng rau tốt um như… phun thuốc kích thích
- ·MBBank giảm lãi, giãn nợ, đồng hành cùng doanh nghiệp vượt qua khó
- ·Đình chỉ các hoạt động xây dựng trái phép tại Dự án Đại Thanh