【m.bongdaplus.vn】Tình hình Biển Đông: Trung Quốc có thể sẽ lập vùng nhận diện phòng không trên Biển Đông
TheìnhhìnhBiểnĐôngTrungQuốccóthểsẽlậpvùngnhậndiệnphòngkhôngtrênBiểnĐôm.bongdaplus.vno tin tức mới nhất về tình hình Biển Đông và Hoa Đông hiện nay trên báoDân Trí, các chuyên gia an ninh quốc tế đang bày tỏ quan ngại Trung Quốc sẽ sớm lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông, sau khi hoàn tất các hoạt động bồi đắp và xây đảo nhân tạo phi pháp. Thời gian qua, Bắc Kinh đã đẩy mạnh hoạt động bồi lấn và xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông, bất chấp phản ứng mạnh mẽ từ các nước trong khu vực, giới chức Mỹ cũng như nhiều quốc gia khác.
Thượng nghị sỹ John McCain, Chủ tịch Ủy ban các lực lượng vũ trang Thượng viện Mỹ, nhận định việc xây đảo nhân tạo mới chỉ là bước đi đầu tiên. Tiếp theo, Trung Quốc sẽ quân sự hóa các bãi đá này, và tuyên bố lập ADIZ để thúc đẩy hơn nữa các tuyên bố chủ quyền của mình.
Tình hình Biển Đông mới nhất cho thấy Trung Quốc có thể sẽ lập ADIZ trên Biển Đông
“Họ đang xây đường băng, và sẽ đưa vũ khí tới đó. Điều tiếp theo bạn sẽ thấy người Trung Quốc làm đó là khi một máy bay Mỹ bay ngang qua, cho dù là máy bay thương mại hay gì đi nữa, họ sẽ yêu cầu “khai báo danh tính” - đồng nghĩa với lập một Vùng nhận dạng phòng không, có nghĩa là chủ quyền lãnh thổ của họ”, ông McCain phát biểu tại Viện Hudson, tại Washington.
ADIZ là không phận bên trên một vùng đất hay vùng biển nơi một quốc gia thiết lập một khu vực yêu cầu các máy bay đang hướng tới đó phải khai báo danh tính, và quốc gia này sẽ có quyền kiểm soát lộ trình bay đối với máy bay đó vì lợi ích an ninh quốc gia. Một khu vực như vậy có thể mở rộng ra bên ngoài không phận quốc gia để giúp họ có thêm thời gian phản ứng trước các máy bay bị nghi là thù địch.
Theo giám đốc điều hành Peter Jennings tại Viện chính sách chiến lược Úc thì tin rằng, Trung Quốc sẽ làm điều tương tự tại Biển Đông, mặc dù nước này có thể trì hoãn cho đến sau chuyến công du Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình trong tháng 9 tới. “Sau thời gian đó, và trong lúc Mỹ bận rộn với chiến dịch tranh cử tổng thống, tôi nghĩ hoàn toàn có khả năng Trung Quốc sẽ đi bước tiếp theo, nhằm củng cố quyền kiểm soát trong khu vực”, Jennings phát biểu trong hội thảo của Trung tâm nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS). Rất nhiều học giả khác có chung mối lo ngại như ông McCain và Peter Jennings.
Theo VOA, trong một buổi thảo luận mới đây về vai trò của Mỹ với an ninh trên Biển Đông tại một tiểu ban của Hạ viện Mỹ, giáo sư Andrew Erickson đến từ đại học chiến tranh hải quân cho biết ông tin Trung Quốc sẽ lập ADIZ trên Biển Đông trong vòng 2 năm nữa. Các cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc đang xây dựng trên Biển Đông có một đường băng dài 3000m trên bãi đá Chữ Thập, mới được bồi đắp trái phép. Sẽ là hợp lý nhất khi dùng đường băng này để hỗ trợ cho ADIZ của Trung Quốc trong tương lai gần, ông Erickson khẳng định.
Trung Quốc được tin đã hoàn thành đường băng trái phép ở Trường Sa
Washington từng tuyên bố việc đơn phương lập ADIZ trên Biển Đông sẽ cản trợ tự do đi lại, và cảnh báo Bắc Kinh không đưa ra tuyên bố này. Trước đó, Mỹ đã phản ứng mạnh mẽ khi Trung Quốc lập ADIZ trên biển Hoa Đông, và từ chối công nhận bằng cách điều các máy bay quân sự bay qua khu vực này. Bắc Kinh từng tuyên bố có quyền lập ADIZ gần lãnh thổ nước mình, nhưng chưa phải thời điểm thích hợp để làm điều này trên Biển Đông.
Wu Shicun, chủ tịch Viện quốc gia về Biển Đông khẳng định Bắc Kinh sẽ tránh việc đơn phương lập ADIZ trên Biển Đông, để tránh leo thang căng thẳng trong khu vực và khiến hợp tác quân sự Trung – Mỹ rơi vào bế tắc. Xuất hiện tại một hội thảo gần đây của CSIS, ông Wu cho rằng Trung Quốc cần đảm bảo tự do đi lại trên Biển Đông, đẩy nhanh quá trình hình thành bộ Quy tắc ứng xử với các nước ASEAN, và đảm bảo các hòn đảo vừa bồi đắp chỉ phục vụ mục đích dân sự.
Dù vậy, ông Wu cho rằng tình hình có thể thay đổi nếu Nhật trở thành một nhân tố. “Nhật muốn cùng Mỹ thực hiện các chuyến tuần tra chung trên không phận Biển Đông, và mới đây đã chỉ trích hoạt động bồi lấn của Trung Quốc trong khu vực”, ông Wu phân tích. “Nếu một ngày nào đó Nhật cùng Mỹ thực hiện các chuyến bay do thám gần, Trung Quốc sẽ buộc phải đáp trả tương ứng”, ông Wu nói.
Trung Quốc thời gian qua vẫn ngang nhiên tuyên bố chủ quyền với hầu như toàn bộ diện tích Biển Đông, bất chấp phản ứng quyết liệt từ các nước láng giềng. Hoạt động bồi lấn và xây đảo nhân tạo của Bắc Kinh bị lên án mạnh mẽ và các quốc gia trong khu vực cho rằng các cơ sở này có khả năng được sử dụng cho mục đích quân sự.
Mới đây, một máy bay của hãng Lao Airlines (Lào) cất cánh từ sân bay quốc tế Gimhae (Hàn Quốc) bay về Lào ngày 25/7 buộc phải quay lại do không được nhân viên kiểm soát không lưu Trung Quốc cho phép bay qua Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) mà Bắc Kinh đơn phương thiết lập ở biển Hoa Đông, theo Thanh Niên Online.
Trung Quốc cản máy bay Airbus A320 của Lào bay qua ADIZ ở biển Hoa Đông
Máy bay Airbus A320 (chuyến bay QV916) của Lao Airlines (hãng hàng không quốc gia Lào, trụ sở tại Vientiane) cất cánh từ sân bay quốc tế Gimhae vào lúc 8 giờ sáng ngày 25/7 (giờ địa phương) để bay về Lào, theo website Air Transport World (Hàng không Thế giới) ngày 27/7.
Sau khi bay được 1 giờ qua vùng biển Hoa Đông, chiếc QV916 bị buộc phải chuyển hướng quay trở lại sân bay quốc tế Gimhae vì không được nhân viên kiểm soát không lưu Trung Quốc cho phép bay qua ADIZ của Trung Quốc tự ý lập ở biển Hoa Đông, theo thông cáo của cơ quan quản lý sân bay quốc tế Gimhae.
Tháng 11/2013, Trung Quốc tuyên bố thiết lập ADIZ ở biển Hoa Đông, chồng lấn với ADIZ của Nhật Bản và Hàn Quốc, bất chấp sự phản đối của hai nước này cùng Mỹ. Bắc Kinh còn đòi tất cả máy bay bay qua ADIZ của nước này phải khai báo với chính quyền Trung Quốc trước khi cất cánh, và cảnh báo sẽ bắn hạ bất kỳ máy bay nào không tuân thủ quy định này.
Trang Mạc(T/h)
Tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống mạng của phiên tòa Biển Đông(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Tin tức mới nhất: Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng... khắc thơ sai chính tả
- ·Đà Nẵng: Cảnh báo lừa đảo giả danh các khách sạn, resort chiếm tiền đặt cọc
- ·Dự đoán bóng đá Anh vs Thụy Sĩ – tứ kết Euro 2024 23h ngày 6/7
- ·Tiếp cận chính sách quản lý và kiểm tra chuyên ngành trên Cổng thông tin điện tử Hải quan
- ·Cháy nhà: Người mẹ bỏng nặng vì cứu con chuyển viện
- ·Ngành Hải quan nỗ lực ở “chặng nước rút” thu ngân sách
- ·9 ví dụ của Tổng cục Thuế hướng dẫn quyết toán thuế TNCN 2015
- ·Người phụ nữ ở Gia Lai suýt mất 850 triệu đồng vì nhận cuộc gọi từ đối tượng giả danh Công an
- ·Luật hoạt động giám sát của Quốc hội: Có nhiều số phiếu không tín nhiệm, cán bộ có thể xin từ chức
- ·Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 26/6/2024
- ·Trung Quốc: 18 năm địa ngục của người đàn ông bị ép làm nô lệ
- ·Hà Nội: Văn phòng Cục Thuế đã tiếp nhận 70% hồ sơ quyết toán thuế
- ·Link xem trực tiếp Pháp vs Bỉ
- ·Sửa quy định để bao quát hết các trường hợp hàng hoá NK để sản xuất hàng hoá XK
- ·Sốt đất Phú Quốc, chính quyền nói gì
- ·Nhận định bóng đá Pháp vs Bỉ: Vòng 1/8 Euro 2024
- ·Hạnh phúc khi hát về quê hương
- ·Djokovic ngược dòng vào vòng 4 Wimbledon
- ·Va chạm với xe ba gác trên quốc lộ, 2 thanh niên tử vong
- ·Lịch thi đấu EURO 2024 hôm nay 10/7/2024