会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kqbd tottenham】Điểm mặt thách thức khi tham gia AEC!

【kqbd tottenham】Điểm mặt thách thức khi tham gia AEC

时间:2024-12-24 07:16:18 来源:Nhà cái uy tín 作者:Ngoại Hạng Anh 阅读:300次

diem mat thach thuc khi tham gia aec

Trên phương diện cạnh tranh về giá cả và chất lượng,Điểmmặttháchthứkqbd tottenham DN Việt Nam chưa thực sự cạnh tranh so với các DN ở các quốc gia khác trong khối AEC. Ảnh minh họa: Nguyễn Huế.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập cuối 2015 mở ra nhiều cơ hội cho các quốc gia thành viên tiếp cận thị trường chung với 622 triệu dân, tổng GDP gần 2.600 tỷ và tổng giá trị thương mại 2.500 tỷ USD (7% tổng thương mại thế giới).

Đối với Việt Nam, ASEAN là một trong các đối tác thương mại quan trọng hàng đầu và động lực quan trọng giúp nền kinh tế Việt Nam duy trì tốc độ tăng trưởng và XK trong nhiều năm qua. Các nước thành viên ASEAN hiện là đối tác đứng thứ ba cung cấp hàng hóa cho Việt Nam (chỉ sau Trung Quốc và Hàn Quốc) và là thị trường XK lớn thứ tư của Việt Nam.

ASEAN cũng là nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) lớn cho Việt Nam. Tính đến tháng 11-2015, các nước ASEAN đã đầu tư vào Việt Nam hơn 56,8 tỷ USD.

Hội nhập theo AEC có thể mang lại thời cơ lớn cho Việt Nam. Theo ước tính, AEC có thể giúp GDP của Việt Nam tăng trưởng thêm 14,5%. Tuy vậy, theo đánh giá của CIEM, thương mại với ASEAN có sự chuyển dịch theo xu hướng giảm khá nhanh về tỷ trọng cả về XK và NK, mặc dù tăng về số tuyệt đối. Theo CIEM, hội nhập kinh tế vào AEC đã và đang đặt ra không ít thách thức cho Việt Nam.

Thứ nhất, các thành viên ASEAN khá khác biệt về trình độ phát triển kinh tế, trong khi lại cạnh tranh khá nhiều về XK và thu hút FDI, đặc biệt là với các đối tác thương mại ngoài khối như Trung Quốc, EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc. Trong chừng mực ấy, những cam kết hội nhập nội khối của ASEAN ít nhiều thiếu động lực, thiếu ý nghĩa. Sự phụ thuộc vào các nền kinh tế lớn ngoài khối cũng khiến ASEAN dễ bị tổn thương bởi những tác động bên ngoài. Trong khi đó, những cơ chế chung để cùng ứng phó với các tác động ấy còn hạn chế.

Thứ hai, các cơ quan quản lý và DN Việt Nam còn chưa nhận thức đầy đủ, chưa lưu tâm đúng mức về những áp lực cạnh tranh trong hội nhập AEC. Quá nhiều lưu tâm dành cho TPP và FTA với EU, trong khi các Hiệp định này đang chờ phê chuẩn và AEC thì đã đi vào triển khai ngày một sâu rộng hơn.

Thứ ba, theo CIEM, đó là cải thiện năng lực cạnh tranh của DN Việt Nam là nhiệm vụ không dễ, khi hạn chế về năng lực cạnh tranh yếu kém của DN Việt Nam thể hiện rõ ở quy mô vốn nhỏ, trang thiết bị lạc hậu, kỹ năng lao động hạn chế, hạn chế về chiến lược kinh doanh, phổ biến có tầm nhìn ngắn, kinh doanh kiểu “chộp giật”. Bản thân các DN Việt Nam nhận thức chưa đầy đủ về tận dụng ưu đãi trong khuôn khổ ASEAN.

Những hạn chế trên còn lớn hơn trong bối cảnh DN Việt Nam chưa xây dựng một chiến lược kinh doanh bài bản gắn với thị trường ASEAN. Chẳng hạn, chưa quan tâm hoặc không đủ điều kiện để tìm hiểu mạng lưới các DN cung ứng đầu vào ở các nước ASEAN, để có thêm hàm lượng giá trị khu vực và đáp ứng yêu cầu xuất xứ gộp khi XK vào một nước ASEAN khác.

Trên phương diện cạnh tranh về giá cả và chất lượng, DN Việt Nam chưa thực sự cạnh tranh so với các DN ở các quốc gia khác như Indonesia, Malaysia hay Thái Lan. Chính vì vậy, kim ngạch NK từ ASEAN đã tăng khá nhanh trong những năm qua.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong số thị trường các nước thuộc ASEAN, Việt Nam có thặng dư thương mại không đáng kể với các nước Campuchia, Philipin, Indonexia và Mianma, trong khi đó thâm hụt thương mại rất lớn với Thái Lan (3,45 tỷ USD). Đáng lưu ý, hàng hóa Thái Lan, đặc biệt là hàng tiêu dùng, mỹ phẩm, đồ trang trí nội thất và rau củ quả có mặt hầu hết ở các hệ thống phân phối của Việt Nam, cạnh tranh vượt trội so với các sản phẩm cùng loại của DN Việt Nam.

Thách thức thứ tư được CIEM chỉ ra chính là làm thế nào để tăng cường sự tham gia của DN Việt Nam vào các chuỗi cung ứng ở khu vực. Theo khảo sát của VCCI năm 2015, hiện chỉ có 21% DNNVV của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu so với 30% của Thái Lan, 46% của Malaysia. Phần đông DN mới chỉ tham gia ở khâu lắp ráp, gia công, cung cấp các phụ tùng thay thế, chứ chưa đủ năng lực hoặc chủ động tiếp cận, tham gia vào sản xuất các sản phẩm/công đoạn chính...

Bên cạnh đó, việc tận dụng được lợi thế về nguồn lao động và tài nguyên dồi dào trong khi phải chuyển dịch lên các bậc/công đoạn cao hơn trong chuỗi giá trị ở ASEAN là không dễ. Việt Nam hiện rất khan hiếm lực lượng lao động có kĩ năng, trình độ ngoại ngữ (tiếng Anh) rất hạn chế, nên hiện thực hóa cơ hội để người Việt Nam ra làm việc ở các nước ASEAN gặp không ít trở ngại.

Trong ngắn hạn, Việt Nam vẫn còn lợi thế so sánh tĩnh về nguồn lao động giá rẻ trong nhiều ngành nghề thâm dụng lao động. Tuy nhiên, lợi thế này đang trên đà giảm sút. Do đó, Việt Nam phải hướng đến tạo lập và duy trì lợi thế so sánh động trong những ngành nghề có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Tuy nhiên điều này phụ thuộc rất nhiều vào khả năng cải thiện thể chế của quốc gia nói chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng.

Cuối cùng, theo CIEM, Việt Nam có thể gặp thách thức trong việc hài hòa hóa các cam kết, các tuyến hội nhập để tận dụng tối đa lợi ích và cơ hội. AEC, FTA với EU và TPP vẫn thường được nhìn nhận riêng biệt, thiếu gắn kết. Sự quan tâm thái quá của giới truyền thông tới các FTA thế hệ mới vô hình trung làm lu mờ đi tầm quan trọng của hội nhập khu vực nói chung và AEC nói riêng. Điều này khiến các cơ hội từ ASEAN chưa được tận dụng hết, trong khi những thách thức từ gia tăng NK, cạnh tranh của hàng hóa và DN ASEAN tại thị trường Việt Nam đã hiện hữu.

Ở một khía cạnh khác, chính sách cũng chưa định hướng được cho DN Việt Nam tận dụng cơ hội từ các FTA tiêu chuẩn thấp (“cuộc chơi dễ”) như FTA của ASEAN và AEC, sau đó tích lũy kinh nghiệm và nguồn lực để nâng cao năng lực đón đầu các FTA tiêu chuẩn cao hơn, như TPP và FTA với EU – những hiệp định ít nhất phải đến năm 2018 mới có hiệu lực.

(责任编辑:Nhận Định Bóng Đá)

相关内容
  • Việt Nam thăng hạng vượt bậc trên bảng xếp hạng môi trường kinh doanh
  • Hỗ trợ thủ tục xuất nhập khẩu qua đường dây nóng
  • Dấn thân và trách nhiệm
  • 9 tháng năm 2012, chi 2.863 tỷ đồng cho an sinh xã hội
  • Báo chí vượt qua chuyện tầm thường rồi mới nói sứ mệnh cao cả
  • Đối thoại giữa ngành thuế, hải quan với doanh nghiệp
  • Giá tiêu ổn định
  • Thời hạn thực hiện đăng ký thuế của người nộp thuế
推荐内容
  • Cô gái sống sót thần kỳ khi bị nước lũ cuốn trôi 900 km
  • Bảo đảm để các dân tộc thiểu số phát huy nội lực
  • Tuyên dương nhiều Nhà giáo trẻ tiêu biểu
  • Giao ban đô thị hội viên cụm miền Đông Nam bộ lần thứ 6
  • Ông Park Hang Seo lại khiến nhiều người 'phát cuồng' sau tiết lộ của học trò
  • Vẫn cần làm rõ 2 tính chất xã hội và kinh tế của hợp tác xã