会员登录 - 用户注册 - 设为首页 - 加入收藏 - 网站地图 【kết quả morocco】'Ngành Giáo dục không được tự quyết tuyển giáo viên khác nào tay không bắt giặc'!

【kết quả morocco】'Ngành Giáo dục không được tự quyết tuyển giáo viên khác nào tay không bắt giặc'

时间:2024-12-23 15:29:27 来源:Nhà cái uy tín 作者:Thể thao 阅读:647次
(VTC News) -

"Ngành Giáo dục sử dụng giáo viên nhưng lại không được giao quyền tuyển dụng,ànhGiáodụckhôngđượctựquyếttuyểngiáoviênkhácnàotaykhôngbắtgiặkết quả morocco điều chuyển, phân bổ công tác chẳng khác nào tay không bắt giặc".

Trong dự Luật Nhà giáo trình Quốc hội khoá XV, Kỳ họp 8, Bộ GD&ĐT đề xuất thay đổi thẩm quyền tuyển dụng giáo viên sẽ do cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp của cơ sở đó chịu trách nhiệm. Việc tuyển giáo viên phải căn cứ vào đề án vị trí việc làm; chuẩn nhà giáo; chương trình giáo dục, đào tạo; quỹ tiền lương nhằm bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu nhà giáo giảng dạy, giáo dục.

Theo các nhà quản lý giáo dục, các chuyên gia cho rằng, nếu ngành Giáo dục được giao quyền tuyển dụng giáo viên thay vì phải qua ngành Nội vụ sẽ giúp giảm chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.

'Ngành Giáo dục không được tự quyết việc tuyển giáo viên như tay không bắt giặc'. (Ảnh minh hoạ)

'Ngành Giáo dục không được tự quyết việc tuyển giáo viên như tay không bắt giặc'. (Ảnh minh hoạ)

Hiệu trưởng một trường THCS quận Đống Đa, Hà Nội đồng tình với đề xuất trong dự Luật Nhà giáo này. Nếu ngành giáo dục được giao quyền tuyển dụng giáo viên, thì đây là phù hợp với thực tế, giải quyết được nhiều điểm vướng mắc lớn trong tuyển dụng, sử dụng và điều động giáo viên, hơn hết là mục tiêu giải bài toán thiếu giáo viên.

Theo vị hiệu trưởng này, nếu cấp Phòng GD&ĐT hoặc Ban giám hiệu các trường được tham gia tuyển giáo viên trực tiếp sẽ giúp sàng lọc, chọn ra được người tài, phù hợp với ngành giáo dục. Dựa vào đánh giá được năng lực thực tế giảng dạy, công tác của mỗi giáo viên, chúng tôi sẽ tuyển không nhầm được, tránh có hiện tượng chồng chéo như hiện nay.

Hiệu trưởng phân tích, thực tế bất cập hiện nay là ngành Nội vụ đóng vai trò tuyển dụng nhưng không sử dụng giáo viên, còn bên sử dụng là ngành Giáo dục thì lại không được quyền tuyển dụng dẫn tới tình trạng tuyển giáo viên chưa đủ năng lực chuyên môn phù hợp.

"Ngành Giáo dục là đơn vị sử dụng trực tiếp giáo viên nhưng lại không được giao quyền tuyển dụng, điều chuyển, phân bổ công tác giữa nơi thừa về nơi thiếu... chẳng khác nào tay không bắt giặc. Đây cũng chính là một trong những điểm nghẽn khiến tình trạng giáo viên thừa thiếu nhiều năm qua chưa được giải quyết triệt để",vị này nhấn mạnh, đã đến lúc giao quyền tự chủ cho các nhà trường, đơn vị trực tiếp quản lý giáo dục.

Chia sẻ về thực trạng quản lý nhà nước về nhà giáo tại địa phương, đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết, căn cứ kế hoạch phát triển mạng lưới trường hàng năm được UBND tỉnh phê duyệt, Sở sẽ phối hợp với Sở Nội vụ hướng dẫn các đơn vị xác định nhu cầu tiếp nhận, tuyển dụng biên chế, hợp đồng. Sau khi các đơn vị hoàn thành, sẽ gửi thông tin về Sở Nội vụ thẩm định, trình UBND tỉnh duyệt kế hoạch tiếp nhận, tuyển dụng giáo viên.

Với đặc thù lĩnh vực giáo dục, quy trình này bộc lộ một số khó khăn, hạn chế trong công tác quy hoạch phát triển đội ngũ, tuyển chọn, sử dụng, thực hiện chế độ đãi ngộ đối với giáo viên.

Cùng đó, Nghị định 37 năm 2014 của Chính phủ quy định chức năng Phòng Nội vụ là “quản lý nhân sự”, vì vậy hầu hết UBND các huyện giao cho phòng Nội vụ tham mưu việc tuyển dụng, tiếp nhận, điều chuyển, bổ nhiệm nhà giáo. Điều này hạn chế vai trò tham mưu của Phòng GD&ĐT về chuyên môn dẫn đến hiện tượng thừa - thiếu cục bộ.

Các văn bản Luật và Nghị định hiện nay chưa quy định thuyên chuyển viên chức giữa các đơn vị trực thuộc; khi điều động viên chức từ đơn vị thừa sang đơn vị thiếu phải điều động biệt phái; viên chức biệt phái hưởng lương ở đơn vị cử đi có bất cập khi giữa các đơn vị có sự chênh lệch về chế độ chính sách (ưu đãi, khu vực, các khoản đóng góp nghĩa vụ ở đơn vị đến...).

Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An.

Ông Thái Văn Thành, Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An.

Theo đại biểu Quốc hội Thái Văn Thành, việc quy định phân cấp quản lý dẫn đến không thực hiện được việc điều động giáo viên từ huyện này sang huyện khác để bảo đảm số lượng, chất lượng, cơ cấu; khó khăn trong việc tiếp nhận giáo viên từ huyện này sang huyện khác, tỉnh này sang tỉnh khác để tạo điều kiện cho giáo viên được yên tâm công tác, hợp lý hóa gia đình.

Đội ngũ giáo viên các cấp được giao hiện nay còn thiếu so với định mức quy định của Bộ GD&ĐT; cơ cấu chưa hợp lý, tình trạng thừa thiếu cục bộ ở một số bộ môn cấp học TH, THCS, THPT do thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Bên cạnh đó, một số chế độ chính sách với giáo viên thực hiện chưa đầy đủ, kịp thời, thiếu tính thống nhất như chế độ trả tiền dạy thừa giờ, tiền chấm bài thừa... cho giáo viên. Việc tổ chức thi thăng hạng cho giáo viên ở một số huyện chưa kịp thời, ảnh hưởng đến quyền lợi của giáo viên.

"Từ thực trạng, tôi đề xuất, phân cấp cho trường chủ động thực hiện tuyển dụng nếu đáp ứng yêu cầu. Trường hợp không đáp ứng yêu cầu thì cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp thực hiện tuyển dụng",Giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An nhấn mạnh.

Khi giáo viên được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý giáo dục thì phải có ý kiến của cơ quan trực tiếp quản lý nhà giáo. Bên cạnh đó, cũng cần tính toán để quy định giữ lại một số chính sách với nhà giáo được bổ nhiệm làm cán bộ quản lý giáo dục.

Theo ông, việc bố trí, phân công, điều chuyển nhà giáo giữa các cơ sở giáo dục xảy ra ở 2 trường hợp: do nhu cầu, nguyện vọng của nhà giáo (thuyên chuyển) hoặc do sự điều tiết của cơ quan quản lý giáo dục nhằm giải quyết thừa/thiếu giáo viên hoặc nâng cao chất lượng giáo dục, đáp ứng nhiệm vụ cụ thể của ngành trong một thời điểm nhất định (biệt phái/điều động).

Để việc sử dụng nhà giáo có hiệu quả, các trường hợp nêu trên cần làm rõ tiêu chuẩn, điều kiện/quy trình/thẩm quyền. Trong đó, về thẩm quyền, cần giao trách nhiệm và sự chủ động cho các cơ quan quản lý giáo dục các cấp.

Cần xây dựng môi trường làm việc cho nhà giáo đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường sư phạm, môi trường giáo dục, an toàn cho nhà giáo trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Kỳ vọng về dự thảo Luật Nhà giáo sẽ được trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp 8, ông Thành tin đây sẽ là cơ sở để nâng cao vị trí, vai trò của nhà giáo, tạo động lực để họ yên tâm công tác, có nhiều đóng góp và cống hiến cho sự nghiệp trồng người. Dự thảo Luật Nhà giáo bước đầu đã tạo được không khí phấn khởi cho hơn 1,6 triệu nhà giáo; nhận được sự đồng thuận ủng hộ của cha mẹ học sinh và nhân dân.

Hà Cường

(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)

相关内容
  • Hạnh phúc ngọt ngào của chàng trai da cam nghèo
  • Lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Quốc dân tăng 88%
  • Trải nghiệm văn hóa và ẩm thực độc đáo của Vương quốc Bỉ
  • Khởi tố vụ chìm sà lan khiến 9 người chết và mất tích trên biển Quảng Ngãi
  • Hồi âm đơn thư bạn đọc cuối tháng 1/2012
  • Mãn hạn tù về tội hiếp dâm, tiếp tục gây án giết người vì ghen ở Hà Nội
  • Vụ Việt Á: Cựu Giám đốc CDC Hải Dương thay đổi về lời khai chia tiền nhận hối lộ
  • Đêm hội cồng chiêng Âm vọng cội nguồn
推荐内容
  • Biển và em
  • Gìn giữ những 'lá phổi xanh' để phát triển du lịch bền vững
  • FPT thắng lớn trong xuất khẩu phần mềm
  • 11 vở diễn tham gia Liên hoan sân khấu Hà Nội mở rộng năm 2024
  • Rắc rối chuyện chỉ cưới mà không đăng kí kết hôn
  • GrabTaxi có là độc quyền?