【lich bóng đá anh】Bài 1: Thực trạng thừa, thiếu đất
Hiện nay,ựctrạngthừathiếuđấlich bóng đá anh một vấn đề đang làm đau đầu cơ quan quản lý nhà nước về đất đai chính là thực trạng về chuyện người dân tranh chấp, khiếu nại do chênh lệch phần diện tích đất sử dụng thực tế so với diện tích đất được cấp trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ).
Phần đất tranh chấp của bà T. và ông D., ở phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy, có diện tích đất thực tế bị thiếu so với trong GCNQSDĐ.
Những hệ lụy
Thực trạng trên cho thấy, khi tranh chấp xảy ra, các bên đương sự thường dựa vào diện tích đất có lợi cho mình (trên giấy hay ngoài thực tế) để làm căn cứ khiếu nại. Hoặc khi các bên làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì diện tích ghi trong hợp đồng cũng là diện tích đã thể hiện trong bằng khoán, và lúc tiến hành đo đạc, diện tích giữa trong giấy và thực tế có sự chênh lệch (thiếu hoặc thừa) sẽ dẫn đến tranh chấp.
Đơn cử như tranh chấp ranh đất giữa ông D. và bà T., ở phường Lái Hiếu, thị xã Ngã Bảy. Phần đất của ông D. có diện tích theo GCNQSDĐ được cấp là 92,4m2, tuy nhiên khi đo đạc thực tế chỉ có 85,8m2, thiếu 6,6m2; còn phần đất của bà T. chưa được cấp GCNQSDĐ nhưng sử dụng ổn định, lâu dài, theo hồ sơ địa chính có diện tích 37,8m2, khi đo đạc thực tế, bà T. chỉ sử dụng 33,7m2. Từ việc sai lệch trên dẫn đến tranh chấp này khi được tòa án xét xử, phần diện tích tòa tuyên ông D. có nghĩa vụ trả cho bà T. cơ quan thi hành án không thể thi hành được, bởi thực tế phần đất này không tồn tại như trên giấy.
Hoặc trường hợp tranh chấp của ông Đ. và ông L., ở phường Thuận An, thị xã Long Mỹ. Ông Đ. khởi kiện ông L. vì cho rằng ông L. xây dựng nhà lấn sang đất của mình, còn ông L. thì khẳng định ông cất nhà trên phần đất mình được cấp GCNQSDĐ. Khi tòa án thụ lý tranh chấp và tiến hành đo đạc thì phát hiện phần đất của gia đình ông Đ. sử dụng được cấp ở 2 thửa, trong đó thửa số 171 được cấp có diện tích 2.300m2, nhưng ông Đ. sử dụng thực tế là 2.582m2, thừa 282m2; thửa đất số 172, ông Đ. được cấp 300m2, nhưng diện tích thực tế chỉ có 273m2, thiếu hơn 27m2. Còn phần đất của ông L. có tổng diện tích các thửa theo GCNQSDĐ là 579m2, nhưng khi đo đạc ông L. chỉ sử dụng 301m2, thiếu 278m2. Tòa bác yêu cầu khởi kiện của ông Đ., nhưng ông vẫn một mực cho rằng diện tích cấp trong GCNQSDĐ cho gia đình ông là thiếu so với thực tế phần đất ông sử dụng ổn định.
Hoặc trường hợp tranh chấp ranh đất của bà N. và bà K., ở phường IV, thành phố Vị Thanh. Bà N. được cấp GCNQSDĐ diện tích 1.266m2, khi xảy ra tranh chấp, cơ quan chuyên môn tiến hành đo đạc thì phát hiện phần diện tích này thiếu hơn 180m2 so với giấy. Còn phần đất của bà K. cũng thiếu hơn 120m2, từ đó dẫn đến khó xác định được ai là người lấn đất của ai.
Khó giải quyết
Anh Nguyễn Hải Đăng, cán bộ địa chính - xây dựng xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, cho biết: 90% GCNQSDĐ trên địa bàn xã được cấp trước năm 2012 đều có sự chênh lệch giữa diện tích đất thực tế và diện tích trên giấy.
Hiện nay, đối với tranh chấp ở vùng nông thôn, do người dân thường có nhiều đất nên việc có dư hay thiếu một vài mét vuông so với thực tế là điều không đáng kể. Khi hòa giải, chỉ cần xác định ranh rồi cắm mốc giữa hai bên là coi như xong. Tuy nhiên, đối với những gia đình sinh sống ở khu vực đông đúc như chợ, hay ở khu vực quy hoạch đất có giá trị cao, việc chênh lệch thường dễ dẫn đến tranh chấp. Người này có thể cho rằng người kia lấn sang đất mình nên mới thiếu diện tích và những tranh chấp như thế thường khó hòa giải thành. Ngoài ra, khi người dân tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất, việc chênh lệch diện tích đất khá lớn cũng gây khó khăn cho việc chuyển nhượng, muốn chuyển nhượng được phải điều chỉnh GCNQSDĐ, tốn kém thêm thời gian, thủ tục hành chính.
Mặt khác, trong quá trình giải quyết các tranh chấp về đất đai hiện nay, diện tích đất sử dụng ghi trong GCNQSDĐ là một trong những căn cứ quan trọng để tòa án xem xét giải quyết. Việc sai lệch sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến phán quyết của tòa, nhiều trường hợp người dân khiếu kiện, khiếu nại kéo dài hoặc bản án không thể thi hành phát sinh chính từ tình trạng này.
Có thể thấy, việc có những sai lệch trong quá trình quản lý về đất đai dẫn đến nhiều hệ lụy, ảnh hưởng đến quá trình sử dụng và chuyển đổi đất của người dân. Từ đó, đặt ra yêu cầu đối với cơ quan quản lý phải có hướng giải quyết căn cơ, phù hợp cho người sử dụng đất.
Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO
Bài 2: Đi tìm hướng giải quyết
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·TS. Nguyễn Đình Cung: Phải cắt bỏ toàn bộ rào cản đang hàng ngày, hàng giờ trói chân doanh nghiệp
- ·Dựa vào dân để quy hoạch cán bộ cấp chiến lược đúng, trúng
- ·Miss Grand Vietnam 2022 và những 'hạt sạn' vẫn còn âm ỉ
- ·Bắt trọn khoảnh khắc Hoa hậu Mai Phương cười rạng rỡ
- ·Bộ TTTT ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội
- ·Hội đồng nhân dân đồng hành cùng doanh nghiệp, tận dụng cơ hội phát triển
- ·Không cần thiết đổi tên gọi tòa án nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện
- ·Vừa đăng quang, Thiên Ân 'vọt' lên Top đầu bình chọn Miss Grand
- ·Ngành BHXH Việt Nam: Nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác chăm sóc khách hàng
- ·Bùi Lý Thiên Hương thể hiện 'skill' catwalk tại Miss Grand Vietnam
- ·Sở GTVT Hà Nội đề xuất shipper chỉ hoạt động từ 9h đến 20h mỗi ngày
- ·Khánh thành Trung tâm Dữ liệu vùng ĐBSCL
- ·Hoa hậu Thiên Ân diện son đỏ rực 'làm vedette' trong buổi trao sash
- ·Tân Miss Grand Vietnam 2022 đội vương miện 'The Wings of Beauty'
- ·Vân Đồn được quy hoạch là trung tâm công nghiệp giải trí có casino
- ·Top 5 Miss Grand Vietnam trả lời ứng xử 'hay như hát'
- ·Fan Thái Lan, Indo trầm trồ trước trang phục dân tộc của Miss Grand
- ·Chương trình “Mãi mãi niềm tin theo Đảng”
- ·Giá thuê container tăng phi mã, xuất khẩu rơi vào thế khó
- ·Cần Thơ sẽ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, dự kiến 2.000 tỷ đồng