【kết quả các trận đấu cúp c1】Triển khai chính sách tài chính đồng bộ để thúc đẩy kinh tế vùng phát triển
Ngân sách nhà nước đã có nhiều ưu đãi phát triển kinh tế vùng
Phát biểu tại hội thảo, Tiến sỹ Nguyễn Viết Lợi, Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách tài chính, Bộ Tài chính cho biết, các vùng kinh tế trọng điểm ở Việt Nam đã chính thức hình thành khi Thủ tướng Chính phủ lần lượt phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội đối với các vùng kinh tế trọng điểm vào cuối năm 1997, đầu năm 1998.
Trong giai đoạn đầu có 3 vùng kinh tế trọng điểm (Bắc Bộ, Miền Trung và phía Nam), từ năm 2009 có thêm vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. 4 vùng kinh tế trọng điểm này chiếm gần 27,5% diện tích và hơn 51% dân số cả nước, với 6 khu kinh tế ven biển và 8 khu kinh tế cửa khẩu.
Để cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế vùng, từ Đại hội Đảng VIII (năm 1996) đến nay, nhiều cơ chế, chính sách phát triển kinh tế vùng đã được ban hành, cùng quy chế phối hợp, điều phối vùng…
Vấn đề vùng kinh tế và phát triển vùng kinh tế cũng đã được đề cập trong các Nghị quyết của Đảng, các Nghị quyết của Chính phủ. Điều đó cho thấy, có những khó khăn nhất định xuất phát từ những quy định về chính quyền trung ương và địa phương, về phương thức điều hành và quản lý nhà nước trong tổng thể chính trị hiện nay.
Phát biểu tại hội thảo, nhiều chuyên gia cho rằng, trong thời gian qua, mặc dù cơ bản chưa có chính sách tài chính cụ thể cho vùng kinh tế nói chung và vùng kinh tế trọng điểm nói riêng do chính sách phát triển vùng chưa rõ ràng, nhưng đã có nhiều chính sách tài chính ưu đãi theo khu, địa bàn, đối tượng… mà các tỉnh thuộc vùng hoặc vùng kinh tế trọng điểm đạt tiêu chí và được hưởng các chính sách đó.
Đặc biệt, về phân bổ ngân sách nhà nước (NSNN), bên cạnh những cơ chế chính sách áp dụng chung cho tất cả các địa phương, đã có một số cơ chế, chính sách đặc thù được ban hành áp dụng riêng cho một số địa phương trong các vùng kinh tế trọng điểm, nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đẩy mạnh phát triển các ngành chủ lực, là thế mạnh phát triển của vùng.
Cụ thể như: Chính sách ưu tiên cấp ngân sách cho các địa phương thuộc vùng kinh tế trọng điểm được thể hiện qua các nguyên tắc xây dựng các tiêu chí và định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN, trong đó các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm là một đối tượng hưởng hệ số ưu tiên phân bổ ngân sách.
Ngoài ra còn có chính sách riêng cho các thành phố trực thuộc trung ương, bao gồm Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Đà Nẵng và Hải Phòng. Hệ thống các cơ chế riêng cho từng địa phương tập trung vào mức bổ sung có mục tiêu từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương, thưởng vượt thu,…
Như vậy, việc thực hiện các chủ trương, cơ chế chính sách trong thời gian qua đã góp phần phát triển kinh tế vùng và vùng kinh tế trọng điểm và đạt được một số kết quả khả quan. Đó là, các vùng kinh tế trọng điểm đã đóng góp đáng kể trong tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng GDP. Tuy nhiên, vẫn còn một số vấn đề đặt ra trong quá trình triển khai, thực hiện...
Toàn cảnh hội thảo |
7 giải pháp phù hợp mang tầm vóc chiến lược
Phần đông các ý kiến tại hội thảo đều đồng quan điểm cho rằng, phát triển kinh tế vùng là nhằm thúc đẩy và bảo đảm sự phát triển bền vững của đất nước, có tính đến yếu tố đặc thù và cơ hội của toàn lãnh thổ và của các vùng, giảm bớt những khác biệt giữa các vùng, bảo tồn và phát huy những đặc tính riêng về môi trường tự nhiên, văn hóa và tiềm năng phát triển của các vùng.
Để đạt được mục tiêu và ý tưởng đó, cần phải có những bước đi, cơ chế, giải pháp phù hợp, mang tầm vóc chiến lược, có tính đột phá trong thời gian tới.
Đặc biệt, theo PGS.TS Đặng Văn Thanh, cần hình thành và triển khai đồng bộ các chính sách, nhất là chính sách tài chính, nguồn lực quan trọng của phát triển và kết nối vùng kinh tế.
PGS.TS Đặng Văn Thanh đã đưa ra 7 giải pháp cụ thể, như cần thành lập Ban chỉ đạo phát triển vùng; tiến hành rà soát, điều chỉnh lại các quy hoạch phát triển trong từng vùng kinh tế, dưới sự chỉ đạo của Chính phủ các bộ ngành liên quan, cùng các địa phương.
Đồng thời, hoàn thiện các quy hoạch chuyên ngành cho không gian phát triển kinh tế - xã hội, nhất là quy hoạch sử dụng đất để tạo quỹ đất sạch thu hút đầu tư, quan tâm làm tốt công tác quy hoạch ngành, lĩnh vực, quy hoạch phát triển đô thị.
Tùy từng vùng kinh tế nên có liên kết tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghệ cao, công nghệ sinh học, dược phẩm…; xây dựng và thành lập quỹ phát triển vùng.
Xây dựng và vận hành hệ thống chính sách tài chính toàn diện thúc đẩy phát triển các vùng kinh tế, đồng thời tạo được đòn bẩy để phát triển cũng như tạo động lực lan tỏa giữa các địa phương trong vùng kinh tế. Ngoài ra, cần xây dựng hệ thống đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn đạt tầm khu vực và quốc tế.../.
Hồng Sâm
(责任编辑:Nhà cái uy tín)
- ·Quả cầu Vàng 2025: Tôn vinh nghệ thuật và những câu chuyện đầy cảm hứng
- ·LSB được bồi thường 113 triệu USD sau vụ nổ nhà máy hóa chất
- ·Vụ MH370: Đã có đơn kiện đầu tiên nhằm vào Malaysia Airlines và Boeing
- ·Mỹ: Ông già Noel cũng được bảo hiểm
- ·Tác chiến điện tử của Nga khống chế hiệu quả làn sóng điện của địch
- ·Ly hôn đâu phải đường cùng…
- ·Techcombank tiếp tục ủng hộ 10 tỷ đồng chống dịch Covid
- ·Người chơi bạc trên thế giới mất 440 tỷ USD trong năm 2013
- ·"Đinh Rú
- ·Tăng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn 2021 – 2030
- ·Kiểm tra ma tuý tài xế vụ tai nạn khiến 3 người CLB HAGL tử vong
- ·Nạn quay lén, đeo bám luôn có đất sống ở Hàn
- ·Vàng nhanh chóng phục hồi từ đáy khi giá USD giảm
- ·Ngày Quốc tế Thiếu nhi đặc biệt ở nơi điều trị bệnh nhân Covid
- ·5 phút tối nay 5
- ·GDP của Mỹ quý III tăng cao nhất trong hơn 1 năm qua
- ·Doanh số bán xe ở Anh đạt mức cao kỷ lục
- ·Lục lại công việc trước tuổi 25 của những đại gia đình đám
- ·Bình Dương nỗ lực cao nhất để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ năm 2023
- ·Cuba đề xuất luật mới nhằm tăng cường thu hút đầu tư nước ngoài