【trận sassuolo】Ẩn họa từ đũa
“Lên đời” nhờ hóa chất
Khảo sát một số chợ,Ẩnhọatừđũtrận sassuolo cửa hàng, siêu thị… có bày bán các loại đũa tại một số quận trung tâm TP.HCM chúng tôi nhận thấy, nguồn gốc của các loại đũa khá đa dạng, ngoài sản phẩm của các cơ sở sản xuất trong nước còn có rất nhiều loại đũa nhập khẩu từ Trung Quốc (TQ), Hàn Quốc… Nếu các loại đũa Hàn Quốc được làm từ nhôm, inox thì đũa có nguồn gốc TQ khá đa dạng về chất liệu, từ tre, gỗ đến nhựa, nhôm… với mức giá chỉ từ 12.000 - 18.000đ/chục. Theo ghi nhận của PV, đũa TQ chiếm ưu thế về thị phần nhờ giá rẻ hơn các sản phẩm cùng loại.
Dọc đường Nguyễn Phúc Nguyên (Q.3), có nhiều cửa hàng bán các dụng cụ nhà bếp. Đũa bán tại các cửa hàng này khá đa dạng, từ trong nước đến nhập khẩu. Cửa hàng H.T., có các loại đũa gỗ, đũa melamine… được đóng gói bắt mắt nhưng nhãn mác, bao bì được in, chú thích bằng chữ TQ. Ở một góc nhỏ phía trên xuất hiện một nhãn phụ ghi chú “sản xuất tại Công ty TNHH P.TH, Q.12". Chủ cửa hàng giải thích, do sản phẩm xuất khẩu đi TQ. Theo quan sát, các loại đũa gỗ hay nhựa TQ thường nhẵn, bóng hơn các sản phẩm trong nước, trong khi giá rẻ hơn rất nhiều. Nếu như đũa cao cấp sản xuất trong nước làm bằng chất liệu gỗ mun hay cẩm lai, đầu trên đũa được khảm hoặc gắn chất liệu khác có giá lên từ 220.000 - 400.000đ/chục thì đũa TQ có bề ngoài giống hệt gỗ mun nhờ độ đen bóng, giá chưa quá 20.000đ/chục.
Ông N.V.P., từng là chủ một cơ sở sản xuất đũa thủ công tại Q.Bình Tân cho biết, nếu dùng các loại gỗ tốt như sến, cẩm lai, mun… thì không cần sử dụng đến hóa chất, chỉ dùng giấy nhám đánh là đũa bóng đẹp. Trên thị trường hiện có nhiều loại đũa sử dụng chất liệu gỗ tạp, nên thường được cơ sở sản xuất sử dụng hóa chất để xử lý. Ông P. cho biết, với loại này phải trải qua ít nhất hai-ba lần ngâm, tẩm hóa chất để chống mốc, mối mọt, tạo độ bóng… Hóa chất này ngấm sâu vào thân đũa, khó phân hủy.
Cho đến nay, hầu hết các vụ xét nghiệm của cơ quan chức năng đều ghi nhận sản phẩm... an toàn! |
Khó kiểm soát
BS Trần Văn Ký - Phụ trách chuyên môn Văn phòng phía Nam, Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm (ATTP) Việt Nam cho biết, hầu hết các loại đũa gỗ trôi nổi đều chắc chắn có chất chống mốc, chống mối mọt… Với các sản phẩm được làm từ nhựa thì không được dùng nhựa phế phẩm. Thực tế, không ít cơ sở sản xuất muỗng, đĩa nhựa, ống hút đã sử dụng loại nguyên liệu rẻ tiền này, cộng với những hóa chất công nghiệp độc hại… Từ đó, có nhiều chất độc hại bám trên bề mặt sản phẩm, gây nguy hiểm cho người sử dụng.
Theo kết quả điều tra mới nhất của Hiệp hội Đóng gói thực phẩm TQ, các sản phẩm dùng một lần như đũa, hộp xốp đựng thức ăn, đĩa, ống hút… đều có vấn đề về chất lượng. Phần lớn những sản phẩm này chứa hàm lượng kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn cho phép, khi ngấm vào cơ thể có thể dẫn đến ung thư. Thực tế, sau nhiều cảnh báo đũa tre, muỗng, đĩa nhựa, hộp xốp, ống hút… có chất độc hại từ các nước, hàng loạt sản phẩm bị thu hồi, cơ quan chức năng trong nước cũng tiến hành lấy mẫu kiểm tra. Tuy nhiên, hầu hết các vụ xét nghiệm đều ghi nhận sản phẩm... an toàn. Đại diện Cục ATTP (Bộ Y tế) cho biết, tại Việt Nam, ống hút và các bao bì tiếp xúc, chứa đựng thực phẩm được kiểm soát, kiểm nghiệm thường xuyên, nhưng chưa phát hiện độc tố. Theo đó, kết quả xét nghiệm 14 mẫu ống hút năm 2012, năm mẫu trong 5 tháng đầu năm 2013 của Viện Kiểm nghiệm ATTP quốc gia cho thấy không phát hiện các kim loại nặng.
Tương tự, tiến hành giám sát năm mẫu hộp xốp (quy cách 20 chiếc/mẫu) trên địa bàn Hà Nội cũng đều không phát hiện hàm lượng thôi nhiễm styren gây hại cho sức khỏe. Đối với đũa tre sử dụng một lần và tăm tre lưu thông trên địa bàn Hà Nội và tại hai cơ sở sản xuất tại tỉnh Hòa Bình, cơ quan chức năng đã xét nghiệm 20 mẫu đũa tre sử dụng một lần (10 mẫu đũa sản xuất tại Việt Nam, 10 mẫu đũa có chữ TQ, quy cách 100 đôi/mẫu). Kết quả kiểm nghiệm không phát hiện chất bảo quản (acid benzoic, sorbic) và chất tẩy trắng (SO2). Ngoài ra với năm mẫu tăm tre (quy cách 20 gói/mẫu) cũng không phát hiện chất bảo quản và chất tẩy trắng.
Trong khi đó, tại TP.HCM, Thanh tra Sở Y tế từng phát hiện có 2/6 mẫu hộp xốp, muỗng, ống hút không đạt mức độ thôi nhiễm và hàm lượng cặn khô. Hàm lượng cặn khô trong dung dịch chiết (ethanol, axit acetic, n-heptan) vượt quá quy định cho phép...
Theo PNO
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
- ·Bán chạy nhất, 2 mẫu ô tô này của Honda vẫn tiếp tục được ưu đãi lớn tại Việt Nam
- ·Nga nói kiểm soát thêm Bakhmut, không kích các cứ điểm Ukraine
- ·Giá cà phê hôm nay, 22/3/2024: Giá cà phê trong nước vẫn cao
- ·Phòng, chống bạo lực học đường: Nhà trường và gia đình cần theo sát con trẻ
- ·Bất động sản Mỹ Đình đang ở 'những trang đẹp nhất'
- ·Xây dựng thư viện điện tử quốc gia về giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn
- ·Lái xe say rượu gây tai nạn bị phát hiện dùng bằng giả in tên cựu Thủ tướng Anh
- ·VPBank nhận gói vay hợp vốn 100 triệu USD từ JICA và SMBC
- ·Thứ trưởng Bộ Tài chính: Tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước còn chậm
- ·Giá lúa gạo hôm nay ngày 20/3: Nhiều địa phương đã thu hoạch gần xong, nguồn lúa ít lại
- ·OCB triển khai cổng thanh toán trực tuyến cho đại lý Bamboo Airways
- ·Hoàng tử 9X độc thân quyến rũ, con trai vị quốc vương có tài sản gần 30 tỷ USD
- ·Người chơi tiền số tại Việt Nam kiếm gần 1,2 tỷ USD
- ·Giá vàng ngày 5/11: Vàng thế giới tiến sát mốc 1.800 USD
- ·'Phát sốt' chiếc ô tô 7 chỗ giá chỉ 267 triệu đồng sắp ra mắt của Suzuki
- ·Thực hiện tốt việc hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau tốt nghiệp trung học cơ sở
- ·Giá vàng chiều ngày 2/11/2021: Vàng trong nước tăng trở lại
- ·Ngày 14/10: Tỷ giá USD trung tâm giảm, nhưng tăng tại một số ngân hàng
- ·Thị trường bất động sản TP.HCM khởi sắc
- ·Hải quan Cha Lo khởi tố vụ tự ý tiêu thụ lô lợn nhập khẩu hơn 1,8 tỷ đồng