【lich thi đau hôm nay】Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ công của các nước trên thế giới
Sử dụng tối đa cơ chế thị trường trong cung cấp dịch vụ công
Ông Ngô Thanh Hoàng - Phó ban Quản lý khoa học,ệmcungcấpdịchvụcôngcủacácnướctrênthếgiớlich thi đau hôm nay Học viện Tài chính cho biết, kinh nghiệm từ các nước phát triển cho thấy, một chính phủ ôm đồm quá mức sẽ không đưa đến một xã hội phát triển. Do vậy, một trong những mục tiêu cải cách đã được các nhà nước xác định rõ là chuyển một phần khá lớn chức năng quản lý xã hội của chính phủ sang cho các tác nhân khác và xã hội hóa dịch vụ công là một xu thế lớn trong trào lưu cải cách nhà nước hiện nay ở phần lớn các nước trên thế giới.
Nhà nước vẫn giữ vai trò quan trọng nhất trong đảm bảo cung cấp dịch vụ công, nhưng không nhất thiết phải là người trực tiếp cung cấp tất cả các dịch vụ đó. Vai trò của nhà nước cần thể hiện rõ hơn trong đẩy mạnh quản lý cung ứng dịch vụ công bằng luật pháp, chính sách và các biện pháp mang tính hỗ trợ, kích thích.
Các nhà nước tiên tiến hiện nay đang tìm cách sử dụng tối đa cơ chế thị trường trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ công. Phần lớn dịch vụ công được toàn xã hội tiến hành, nhà nước chỉ giữ lại những dịch vụ cần thiết nhất.
Theo ông Hoàng, có 6 hình thức chuyển giao dịch vụ công trên thế giới. Thứ nhất là, nhà nước bán một phần hoặc toàn bộ tài sản của doanh nghiệp nhà nước cung ứng dịch vụ công cho tư nhân hoặc một tập thể.
Thứ hai là, nhà nước bán một phần cổ phần của doanh nghiệp nhà nước cung ứng dịch vụ công ra ngoài xã hội.
Thứ ba là, nhà nước cho thuê doanh nghiệp cung ứng dịch vụ công đối với tư nhân hoặc tập thể.
Thứ tư là, khoán kinh doanh cung ứng dịch vụ công cho tư nhân hoặc tập thể.
Thứ năm là, ký hợp đồng hoặc đơn đặt hàng đối với các doanh nghiệp hoặc tổ chức trong việc cung ứng dịch vụ công theo yêu cầu của nhà nước.
Thứ sáu là, cho phép các doanh nghiệp hoặc tổ chức tư nhân tham gia vào các lĩnh vực cung ứng dịch vụ công và chịu sự quản lý của nhà nước thông qua luật lệ và quy chế.
Tại New Zealand, chính phủ cho phép các công ty tư nhân tham gia tổ chức cung ứng dịch vụ vận tải tại nội địa, từ đó đã tạo ra được sự cạnh tranh giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ vận tải; qua đó nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, làm giảm cước phí vận chuyển.
Ngay cả ở các nhà nước phúc lợi như Đan Mạch, Phần Lan và Thụy Điển, hiện nay, việc thúc đẩy cạnh tranh giữa khu vực công và tư đang là một tiêu điểm của các nhà hoạch định chính sách.
Ở Đan Mạch, từ năm 2002, mục tiêu tăng cạnh tranh, tăng hiệu quả, chất lượng, đổi mới và tăng sự lựa chọn đối với dịch vụ công đã trở thành mối quan tâm của chính phủ Đan Mạch. Chính phủ đã có sáng kiến về tăng cạnh tranh và khuyến khích quan hệ hợp tác công – tư.
Điều này cũng được thể hiện rõ trong trường hợp của Phần Lan. Là một nhà nước phúc lợi, song Phần Lan là nước có truyền thống duy trì hệ thống bệnh viện tư từ nhiều thập kỷ. Sự tồn tại của hệ thống bệnh viện tư một mặt gây sức ép về nâng cao chất lượng y tế tại các cơ sở công, mặt khác là nguồn cung ứng thêm dịch vụ cho người sử dụng, tạo cho họ quyền lựa chọn dịch vụ rộng rãi hơn.
Chính sách cạnh tranh giữa các bệnh viện tư (về chất lượng dịch vụ, về mức phí và nhằm tăng thị phần) đã tác động tới hệ thống y tế công và đặt khu vực này vào tình thế phải cải cách.
Chính sách dịch vụ công nên căn cứ trên mức độ thiết yếu
Theo ông Hoàng, tại Việt Nam, xu hướng phát triển dịch vụ công trong thời gian tới đặt ra yêu cầu phải giải quyết cơ bản từ góc độ thể chế, nhất là các vấn đề về cơ chế tài chính. Theo đó, phải đổi mới phương thức tài trợ của Nhà nước, áp dụng nguyên tắc tính đúng, tính đủ chi phí trong cung ứng dịch vụ sự nghiệp công, áp dụng chính sách huy động nguồn lực của xã hội tham gia cung ứng dịch vụ cũng như hỗ trợ các đối tượng chính sách tiếp cận dịch vụ công.
Bên cạnh đó, cần thống nhất quan điểm đổi mới thể chế để việc tổ chức và cung ứng dịch vụ sự nghiệp công được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản của thị trường, trong đó vai trò của Nhà nước và thị trường cần được nâng cao và được phân định rõ chức năng của từng chủ thể.
Ngoài ra, xã hội hóa dịch vụ công cần được nhìn nhận một cách toàn diện, không chỉ từ khía cạnh huy động vốn mà còn là sự tham gia của xã hội vào tất cả các yếu tố của thể chế.
Đặc biệt, hệ thống văn bản và cơ chế chính sách đối với dịch vụ công nói chung và dịch vụ sự nghiệp công nói riêng cần được xây dựng căn cứ trên mức độ thiết yếu của từng loại dịch vụ, không căn cứ vào loại hình của đơn vị cung ứng./.
Bùi Tư
(责任编辑:Cúp C2)
- ·ABBANK bổ nhiệm ông Phạm Duy Hiếu làm Tổng Giám đốc
- ·Lãi suất đầu vào sẽ tăng nhẹ 70
- ·Dự báo giá tiêu ngày 4/8/2024: Bật tăng trở lại sau chuỗi ngày giảm?
- ·Hóa giải nỗi đau bệnh tật
- ·1500 người cùng nhau đi tìm 'Đường về hạnh phúc'
- ·Giá xăng dầu ngày mai 1/8 dự báo giảm phiên thứ 4 liên tiếp
- ·Video xuồng không người lái Ukraine phóng tên lửa tấn công tàu chiến Nga
- ·Quân Mỹ liên tục bị tấn công, Washington mở đợt không kích mới vào Iraq
- ·Công an mời nhóm chạy mô tô ngược chiều ở phà Cát Lái lên làm việc
- ·Thông tin về 2 loại vaccine phòng COVID
- ·Nhận định, soi kèo nữ AS Roma vs nữ Fiorentina, 21h30 ngày 6/1: Khó tin cửa trên
- ·Mỹ mở đợt tấn công mới vào nhóm Houthi ở Yemen
- ·Sĩ quan Ukraine chỉ huy IFV Bradley nói về trải nghiệm đối đầu xe tăng Nga
- ·Quảng Trị: Phát hiện kho chứa 50 tấn đường không giấy tờ
- ·Chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ nổi bật tuần từ 28/12/2024
- ·Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch
- ·LPBank hợp tác với Bộ Công an triển khai dịch vụ số trên ứng dụng VNeID
- ·Xây dựng nghị định quy định về dự án tài chính vi mô của tổ chức chính trị
- ·Ngày 5/1: Giá xăng dầu tiếp tục đà tăng mạnh
- ·Tỷ giá hôm nay (14/6): Đồng USD thế giới bất ngờ tăng mạnh