【nhan dinh villarreal】Đà phục hồi của nền kinh tế toàn cầu vẫn còn mong manh
Vài tháng sau khi thoát khỏi cuộc suy thoái dài nhất trong lịch sử,Đàphụchồicủanềnkinhtếtoàncầuvẫncònhan dinh villarreal Khu vực đồng tiền chung châu Âu vẫn chật vật trên con đường phục hồi.
Chỉ số quản lý sức mua (PMI) tổng hợp của hãng Markit cho khu vực này, bao gồm cả lĩnh vực chế tạo, dịch vụ và được coi là chỉ dấu về tăng trưởng kinh tế, giảm từ 51,9 điểm trong tháng 10 xuống 51,5 điểm trong tháng 11.
Đây là mức thấp nhất trong ba tháng và là con số gây bất ngờ khi các nhà kinh tế nhận định PMI sẽ tăng lên 52 điểm.
Trên cơ sở số liệu PMI này, tăng trưởng kinh tế của Eurozone được nhận định sẽ ở mức 0,2% trong quý 4/2013. Kinh tế khu vực này trong quý 3 vừa qua chỉ tăng trưởng hàng quý 0,1%, sau khi tăng 0,3% trong quý 2, quý kết thúc tình trạng suy thoái.
Bên cạnh đó, trong khi tăng trưởng hoạt động của các doanh nghiệp Đức, nền kinh tế đầu tàu Eurozone, tiếp diễn, thì một trong những điều đáng lo ngại nhất là hoạt động sản xuất, kinh doanh ở Pháp, nền kinh tế lớn thứ hai khu vực, lại giảm lần đầu tiên trong ba tháng.
PMI của Đức tăng từ 53,2 điểm lên 54,3 điểm, trong khi của Pháp giảm từ 50,5 điểm xuống 48,5 điểm. Điều này cho thấy bản chất mất cân đối trong quá trình phục hồi sau suy thoái của kinh tế Eurozone.
Tại Trung Quốc, tăng trưởng trong hoạt động chế tạo cũng thấp hơn trong tháng 11, do đơn hàng xuất khẩu mới không nhiều và hoạt động tích trữ hàng hóa cũng chậm hơn.
PMI Markit/HSBC sơ bộ của Trung Quốc giảm từ 50,9 điểm theo báo cáo cuối cùng của tháng 10 xuống 50,4 điểm.
PMI vẫn ở mức trên 50 điểm tháng thứ 4 liên tiếp cho thấy sự tăng trưởng trong lĩnh vực chế tạo của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn tiếp tục, nhưng chậm hơn.
Theo nhà kinh tế Nikolaus Keis ở UniCredit, số liệu PMI cho thấy tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc có thể đã đạt đỉnh trong quý 3 và sẽ chậm hơn trong năm tới.
Sự phục hồi không đồng đều ở các nước phát triển đang ảnh hưởng tới nhu cầu đối với hàng chế tạo của Trung Quốc.
Việc nhu cầu bên ngoài giảm xuống mức thấp ba tháng trong tháng 11 đang dẫn tới dự đoán nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ mất động lực trong quý này.
Trong khi đó, hoạt động và sản lượng chế tạo của Mỹ bật lên trong tháng 11, sau khi giảm xuống mức thấp nhất một năm trong tháng 10.
PMI của nước này tăng lên mức cao tám tháng là 54,3 điểm, so với mức 51,8 điểm trong tháng 10, cho thấy đà tăng trưởng vẫn được duy trì.
Tuy nhiên, theo nhà kinh tế trưởng của Markit, Chris Williamson, tốc độ tăng trưởng chung vẫn khiêm tốn và tốc độ thuê nhân công vẫn yếu.
Ông nhận định lĩnh vực chế tạo sẽ đóng góp 0,6% vào tăng trưởng chung trong quý 4-2013.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng trưởng mạnh hơn dự kiến trong quý 3 và số liệu về thất nghiệp và bán lẻ cũng bất ngờ tăng mạnh, ngược lại với những gì mà các nhà kinh tế đã dự đoán sau 16 ngày đóng cửa một bộ phận chính phủ./.
Theo Vietnam+
(责任编辑:Cúp C2)
- ·Người đã mất và ngôi nhà được ủy quyền sử dụng
- ·Quy định mới về tổ chức cung cấp dịch vụ xác định giá trị DN
- ·Toàn bộ sản lượng dầu, khí của Vietsovpetro đều phải chịu thuế
- ·Xuất khẩu sang Campuchia giảm mạnh
- ·Con bệnh, cha nghèo nuôi thêm 3 đứa cháu
- ·VietNamExpo2014: Sôi động kết nối giao thương
- ·Việt Nam dẫn đầu về xuất khẩu hạt điều 8 năm liền
- ·Hiện đại hóa hải quan: Từ Hải quan điện tử đến Hải quan số
- ·Làm sao để biết công ty đóng tiền bảo hiểm cho nhân viên?
- ·IMF cam kết hỗ trợ Việt Nam trong lĩnh vực Tài chính
- ·Về thăm mẹ
- ·Mỹ ôn hòa hơn, tỷ giá hạ nhiệt, chứng khoán Việt Nam hưởng lợi
- ·DANH SÁCH ỦNG HỘ NNCĐDC NHÂN KỶ NIỆM 56 NĂM THẢM HỌA DA CAM VIỆT NAM (10/08/1961
- ·Miễn, giảm tiền sử dụng đất ở tại vùng đặc biệt khó khăn
- ·Dân lên tiếng về việc “hỏi xoáy đáp xoay” ở cầu Nhật Tân
- ·Xuất khẩu gốm sứ: Mở rộng quy mô hơn
- ·KBNN Thanh Hóa: Tiết kiệm kinh phí từ quản lý tài chính nội ngành
- ·Nhập siêu từ Trung Quốc, khó giảm trong trung hạn
- ·Yêu 2 tháng đã ...'cho'
- ·Xuất khẩu thủy sản tăng 35%