【nhan dinh udinese】Cán bộ nào tham nhũng, có bao nhiêu nhà, đất, lắng nghe dân nói sẽ rõ!
Chọn nhầm cán bộ là tai họa | |
Trước thềm Hội nghị Trung ương: Ràng buộc trách nhiệm của người đề cử |
GS.TS Phùng Hữu Phú – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổ phó thường trực Tổ biên tập Văn kiện Đại hội XIII. |
Dự thảo Báo cáo Chính trị tại Đại hội 13 của Đảng xin ý kiến Đại hội Đảng các cấp hiện nay có nhiều điểm mới so với Đại hội XII. Trong đó, 1 trong 5 kinh nghiệm được chỉ ra trong Dự thảo Báo cáo Chính trị Đại hội 13 là kinh nghiệm về nhận thức và phát huy vai trò của dân: Quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc quan điểm “dân là gốc”; nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới… Đây được xem là kinh nghiệm mới so với Đại hội XII.
Làm rõ hơn về vấn đề này, trao đổi với phóng viên VOV.VN, GS.TS Phùng Hữu Phú – Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, Tổ phó thường trực Tổ biên tập Văn kiện Đại hội XIII cho biết, về vai trò của nhân dân, từ trước đến nay Đảng ta đều nhất quán trên nền tảng tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Trong bầu trời không gì quý hơn nhân dân. Trong thế giới không gì quý bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”.
Thực tiễn hơn 30 năm đổi mới cho thấy nhân dân chính là lực lượng tạo nên tầm vóc của công cuộc đổi mới. Chính vì vậy, tại Đại hội 13 của Đảng tiếp tục quán triệt quan điểm “Dân là gốc" để tập trung chăm lo đầy đủ và sâu sắc đến đời sống, lợi ích thiết thực của nhân dân.
“Gần đây, Đảng ta luôn nhấn mạnh trong Nghị quyết, đặt nhân dân là trung tâm của chiến lược phát triển, là chủ thể, đây là nét mới. Mới ở chỗ nó kế thừa và hoàn thiện tư tưởng nhất quán của Đảng ta”- GS Phùng Hữu Phú nhấn mạnh.
Theo Tổ phó Thường trực Tổ biên tập Văn kiện Đại hội 13, trong dự thảo Báo cáo Chính trị lần này tiếp tục nhấn mạnh việc thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả quy chế dân chủ cơ sở, không chỉ “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” mà bổ sung thêm nét mới là “dân giám sát và dân thụ hưởng”. Muốn yếu tố này trở thành sức mạnh thật thì phải phát huy được vai trò của nhân dân trong giám sát các hoạt động của tổ chức Đảng, Nhà nước, các hoạt động của cán bộ, đảng viên và nhất là nhân dân phải là người thụ hưởng những gì mà họ đã làm ra.
Lâu nay, về mặt chủ trương đều nói dựa vào dân để xây dựng, chỉnh đốn Đảng, dựa vào dân để lựa chọn cán bộ. Thực tiễn thời gian qua chúng ta đã có những cơ chế nhằm phát huy sức mạnh của nhân dân trong chọn lựa nhân sự như lấy ý kiến của người dân nơi cư trú, ở tổ chức, đơn vị nơi cán bộ làm việc; hay việc yêu cầu cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu định kỳ đối thoại với dân, có nơi cán bộ tự phê bình trước dân hay việc đề cao vai trò của Quốc hội trong việc giám sát lời hứa của đại biểu trước cử tri, hay cơ chế bỏ phiếu đánh giá tín nhiệm cán bộ dân cử... Tất cả những việc đó góp phần làm cho tiếng nói của người dân đối với quá trình xây dựng cán bộ được tốt hơn lên.
Song, theo GS Phùng Hữu Phú, bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng cần thẳng thắn nhìn nhận trong thực tế, có lúc, có nơi việc lấy ý kiến còn sơ sài, hình thức, quy mô, đối tượng lấy ý kiến còn hẹp.
Từ những bài học kinh nghiệm đã làm được và chưa làm được từ nhiệm kỳ trước, lần này Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh việc mở rộng diện lấy ý kiến của nhân dân trong quá trình giám sát xây dựng Đảng nói chung và xây dựng đội ngũ cán bộ nói riêng. Đặc biệt, trong dự thảo Văn kiện nhấn mạnh việc phải có cơ chế tạo điều kiện cho nhân dân thật sự tham gia vào quá trình xây dựng, giám sát đội ngũ cán bộ.
Theo vị Giáo sư, muốn chọn được cán bộ có đức, có tài vào bộ máy thì không gì tốt hơn bằng việc lắng nghe ý kiến của nhân dân. Bởi vì cán bộ ở trong lòng dân nên cái gì người dân cũng biết, vấn đề là phải tổ chức thế nào để lấy được ý kiến thật sự của họ.
“Dân thông qua mọi mối quan hệ nên họ biết hết. Người dân biết cán bộ nào tham nhũng, cán bộ có bao nhiêu đất, bao nhiêu nhà, biết lắng nghe dân sẽ kể cho nghe. Tất nhiên không phải tất cả ý kiến đều chính xác nhưng cơ bản là nếu chúng ta biết lắng nghe, biết phân tích thì sẽ hiểu cán bộ đầy đủ hơn” – GS Phùng Hữu Phú nhấn mạnh.
Theo PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV, bản chất của chế độ ta là của dân, do dân và vì dân, cho nên nhân dân bao giờ cũng là trung tâm của văn kiện Đại hội. Tiếp tục quán triệt chủ trương này, ông tin Đại hội 13 của Đảng sẽ có cơ chế mới nhằm phát huy vai trò làm chủ của nhân dân, trong đó phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đoàn kết giữa Đảng-chính quyền- nhân dân, đoàn kết trong nội bộ nhân dân, đoàn kết giữa người trong nước và ngoài nước...
PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị khu vực IV. |
Trở lại với bài học lắng nghe dân để lựa chọn cán bộ, PGS.TS Nguyễn Quốc Dũng cho biết, đây là kênh thông tin quan trọng để nhận diện, phát hiện cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, nhận diện cán bộ, đảng viên có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính... Qua phản ánh của người dân, cấp ủy các cấp có thêm thông tin để phân tích, sàng lọc, từ đó không để lọt vào bộ máy những người không đáp ứng tiêu chuẩn. Trong đó, lựa chọn người đứng đầu phải là những người được nhân dân tín nhiệm, phải mang lại lợi ích cho nhân dân, không quan liêu, xa rời quần chúng.
“Đảng có quy định đảng viên ngoài việc tham gia sinh hoạt tại đơn vị thì phải tham gia sinh hoạt với quần chúng nhân dân ở cơ sở. Song, phải thẳng thắn thừa nhận, có nơi, có chỗ còn xem thường ý kiến của dân, không xuất phát từ lợi ích của nhân dân thì phần lớn thất bại, phần lớn cán bộ thoái hóa, biến chất, hư hỏng, xa rời quần chúng dân và bản thân cán bộ đó “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chỉ vì lợi ích cục bộ, kèn cựa, chạy chọt. Đó là bài học lớn và chắc chắn kỳ tới chúng ta sẽ phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế để kiểm soát” – ông Nguyễn Quốc Dũng nói và nhấn mạnh trong nhiệm kỳ Đại hội 12, Bộ Chính trị đã ban hành Quy định 205 về kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ và chống chạy chức, chạy quyền.
Theo đó cần phải sớm đưa Quy định vào cuộc sống, kiểm soát quyền lực bằng nhiều thành phần, nhiều kênh khác nhau, đặc biệt là phải kiểm soát quyền lực của người đứng đầu, khắc phục được những vấn đề nhức nhối trong công tác cán bộ tồn tại nhiều nhiệm kỳ qua.
(责任编辑:La liga)
- ·Bộ Tài chính sẵn sàng phương án nhân sự để thị trường chứng khoán hoạt động ổn định, an toàn
- ·Quan chức Mỹ: Triều Tiên đang chuẩn bị cho vụ thử tên lửa mới
- ·Hải quân Philippines và Australia diễn tập ứng phó thảm họa
- ·Mỹ và Nga đạt nhiều tiến triển trong giảm căng thẳng tại Syria
- ·Phòng chống dịch COVID
- ·Hàn Quốc đề nghị ngừng bắn toàn cầu trong Thế vận hội mùa Đông
- ·Iran trình làng hệ thống radar tân tiến sản xuất trong nước
- ·Nhật Bản sắp tái khởi động 2 lò phản ứng hạt nhân gần Kyoto
- ·Tiềm năng sinh lời của Sun Marina Town từ xu hướng workcation
- ·"Mỹ ngừng đối thoại với Triều Tiên sau vụ thử hạt nhân thứ 6"
- ·Không áp dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đường từ các nước ASEAN
- ·Quân đội Latvia phát hiện tàu chiến Nga ở vùng đặc quyền kinh tế
- ·Chủ nhân Nobel Hòa bình chỉ trích quyết định của Mỹ về Iran
- ·Nhật Bản tưởng niệm 72 năm thảm họa bom nguyên tử tại Hiroshima
- ·Long An: Hoạt động hợp tác xã vận tải còn gặp nhiều khó khăn
- ·Nhà Trắng: Mỹ chỉ đối thoại với Triều Tiên về những công dân bị bắt
- ·Ông Putin tuyên bố tiếp tục tranh cử tổng thống Nga năm 2018
- ·Lương thực nghèo chất dinh dưỡng do tình trạng ấm lên toàn cầu
- ·Bộ Y tế nghiêm cấm thu tiền tiêm chủng vắc xin Covid
- ·Hội đồng Bảo an sắp bỏ phiếu về trừng phạt Triều Tiên