【keof nhà cái】Nợ công giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua
Chính phủ trả nợ nước ngoài 51.554 tỷ đồng
Theo đại diện Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN) Bộ Tài chính cho biết, trong năm 2018, Chính phủ đã trả nợ trong nước là 198.907 tỷ đồng (trong đó: trả gốc là 101.657 tỷ đồng, trả lãi là 97.250 tỷ đồng).
Cũng theo vị đại diện này, số tiền trả nợ nước ngoài là 51.554 tỷ đồng, bao gồm: nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ là 27.748 tỷ đồng (trong đó: trả gốc 20.027 tỷ đồng, trả lãi 7.721 tỷ đồng); nghĩa vụ trả nợ của các khoản Chính phủ vay về cho vay lại là 23.806 tỷ đồng (trong đó: trả gốc 15.473 tỷ đồng, trả lãi 8.333 tỷ đồng).
Việc thực hiện nghĩa vụ trả các khoản trả gốc, lãi của Chính phủ nằm trong mức đã được phê duyệt tại các nghị quyết của Quốc hội, đảm bảo đầy đủ, đúng hạn theo cam kết.
Trên cơ sở đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch vay, trả nợ và các hạn mức nợ, Bộ Tài chính dự kiến các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2018 như sau: Nợ công ở mức 3.232.411 tỷ đồng, bằng 58,4% GDP. Trong đó: nợ chính phủ ở mức 2.767.229 tỷ đồng, bằng 50% GDP; nợ được Chính phủ bảo lãnh ở mức 437.372 tỷ đồng, bằng 7,9% GDP; nợ chính quyền địa phương khoảng 52.391 tỷ đồng, bằng 0,9% GDP. Nợ nước ngoài của quốc gia ở mức 2.548.418 tỷ đồng, khoảng 46% GDP.
Các chỉ tiêu nợ nói trên thấp hơn mức dự kiến tại Nghị quyết 01/NQ-CP ngày 1/1/2018 của Chính phủ và báo cáo Quốc hội số 46/BC-CP ngày 19/10/2018 của Chính phủ. Các mức dư nợ đều thấp hơn quy định trong kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016 - 2020.
Theo phân tích của Bộ Tài chính, các yếu tố làm nên những con số ấn tượng trên là do nền tảng vĩ mô khởi sắc, tăng trưởng GDP vượt kế hoạch và đạt mức cao nhất trong 11 năm qua, quy mô GDP đạt 5.535,3 nghìn tỷ đồng (cao hơn 5,3 nghìn tỷ đồng so với kế hoạch).
Bên cạnh đó, việc điều hành chính sách tài khóa đạt được nhiều kết quả khả quan, thu cân đối ngân sách ước vượt 7,8% so với dự toán, bội chi NSNN thấp hơn so với dự toán là 3,7% GDP, qua đó giảm nhu cầu huy động vốn vay của Chính phủ.
Chính phủ đã kiểm soát chặt chẽ các khoản bảo lãnh chính phủ, không cấp bảo lãnh mới cho doanh nghiệp vay trong nước và khuyến khích người vay trả nợ trước hạn dẫn đến giảm dư nợ bảo lãnh nước ngoài...
Cẩn trọng những rủi ro phát sinh
Đại diện Cục QLN&TCĐN cho biết, quy mô danh mục nợ chính phủ đến cuối năm 2018 được kiểm soát tốt ở mức 50% GDP (so với mức 52,7% vào năm 2016; 51,7% vào năm 2017); trong đó nợ nước ngoài chiếm 38,6%, nợ trong nước chiếm 61,4%. Tuy vậy, cùng với ảnh hưởng của việc Việt Nam tốt nghiệp IDA kể từ năm 2017, các chỉ tiêu chi phí - rủi ro danh mục nợ chính phủ, đặc biệt là nợ nước ngoài, có xu hướng kém thuận lợi hơn trước đây.
Triển khai các quy trình, nghiệp vụ theo Nghị định số 94/2018/NÐ-CP về nghiệp vụ quản lý nợ công, Bộ Tài chính cho rằng, rủi ro tái cấp vốn tập trung vào các khoản nợ trong nước của Chính phủ do nghĩa vụ trả nợ đến hạn tập trung cao vào một số năm (9,3% danh mục nợ trong nước của Chính phủ sẽ đến hạn năm 2019; 32,7% sẽ đến hạn trong giai đoạn 2019 - 2021).
Riêng đối với danh mục trái phiếu chính phủ (TPCP) trong nước, trong giai đoạn 2019 - 2021, nghĩa vụ trả nợ TPCP tập trung vào một số thời điểm trong năm và giữa các năm 2020 - 2021; ngoài ra còn các khoản TPCP phát hành trong nước bằng ngoại tệ với trị giá 1.700 triệu USD sẽ đáo hạn trong năm 2020 và 2021.
Đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ, đại diện Cục QLN&TCĐN cho rằng, các nhà tài trợ đã từng bước điều chỉnh chính sách hợp tác phát triển với Việt Nam theo hướng chuyển dần từ việc cung cấp ODA sang các khoản vay với điều kiện kém ưu đãi hơn, chi phí huy động vốn của một số khoản vay tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đây làm gia tăng nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ.
Trong 5 năm tới, các khoản vay ODA sẽ giảm dần, tiến đến kết thúc, dẫn đến thiếu hụt nguồn vốn vay dài hạn, ưu đãi cho đầu tư. Thay vào đó, Chính phủ cần huy động các khoản vay mới với điều kiện kém ưu đãi hơn nhiều, sát với thị trường để bù đắp thiếu hụt cho cân đối NSNN và đầu tư công trung hạn.
Cũng theo đại diện Cục QLN&TCĐN, rủi ro lãi suất danh mục nợ nước ngoài có xu hướng gia tăng do tỷ trọng các khoản vay có lãi suất thả nổi tăng (từ mức 8,8% dư nợ nước ngoài của Chính phủ năm 2015 lên mức 11,6% năm 2018). Trong bối cảnh dự báo điều kiện thị trường vốn quốc tế sẽ thắt chặt hơn trong thời gian tới, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của Chính phủ khả năng cũng sẽ tăng lên tương ứng.
Tuy nhiên, nhìn chung mặt bằng lãi suất bình quân nợ nước ngoài của Chính phủ vẫn duy trì ở mức thấp (2,0%/năm tính đến 31/12/2018), do trên 96% khoản vay nước ngoài có điều kiện ODA, vay ưu đãi.
Yếu tố này góp phần quan trọng giúp duy trì chỉ tiêu trả nợ trên thu NSNN trong ngưỡng an toàn (cuối năm 2018 ở mức 15,9% so với ngưỡng được Quốc hội cho phép là 25%), được Quỹ Tiền tệ quốc tế cũng như các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá tích cực khi phân tích tính bền vững danh mục nợ của Việt Nam./.
Đức Minh
(责任编辑:World Cup)
- ·Mẹ mùa nắng quái
- ·Afghanistan: Đánh bom xe quân sự gần Dinh Tổng thống
- ·Thổ Nhĩ Kỳ kết thúc công tác giải cứu, 301 thợ mỏ thiệt mạng
- ·Năm thế hệ chiến đấu cơ
- ·Con trai sao phải vào bếp làm cơm giúp vợ!
- ·Samoa: Gần 100 người dân mắc bệnh từ một loại virus lạ
- ·Trung Quốc phạt tù những kẻ âm mưu tấn công khủng bố ở Vân Nam
- ·Tàu điện ngầm đâm nhau ở Hàn Quốc, 170 người bị thương
- ·Ứng dụng khoa học
- ·Thông báo về căng thẳng Biển Đông đến cộng đồng quốc tế
- ·Đoàn đại biểu Quốc hội đơn vị tỉnh Long An tặng 550 phần quà tết tại huyện Cần Đước
- ·Obama chuẩn bị công bố kế hoạch tổng tấn công Nhà nước Hồi giáo
- ·Quốc hội Bồ Đào Nha thông qua luật cắt giảm lương khu vực công
- ·Tàu Trung Quốc bị chìm ở ngoài khơi bờ biển Nhật Bản
- ·Thanh niên chăm sóc các công trình ghi công liệt sĩ
- ·Tổng thống Nga cảnh báo động cơ "vụ lợi" trong vụ rơi máy bay
- ·Trực thăng Thái rơi ở Myanmar
- ·Giáo hoàng Francis: Chiến tranh thế giới thứ ba đã bắt đầu
- ·Trao học bổng “Bạn tôi vượt khó đến trường”
- ·Bão Halong làm 10 người thiệt mạng ở Nhật