【bảng xếp hạng a úc】Tiếp tục hoàn thiện pháp lý về “Doanh nghiệp ưu tiên”
Xin bà cho biết tại sao phải xây dựng Thông tư thay thế Thông tư 63/2011/TT-BTC và Thông tư 105/2011/TT-BTC về chế độ DN ưu tiên?ếptụchoànthiệnpháplývềDoanhnghiệpưutiêbảng xếp hạng a úc
Sau 2 năm Tổng cục Hải quan triển khai thực hiện chương trình DN ưu tiên đã thu được kết quả đáng khích lệ. Theo đánh giá của các DN ưu tiên và cộng đồng DN cho thấy, chương trình đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho DN (giảm thời gian, chi phí do được miễn kiểm tra hồ sơ, miễn kiểm tra thực tế hàng hóa; được vinh danh, uy tín với đối tác). Đối với cơ quan Hải quan cũng có nhiều lợi ích từ việc áp dụng cơ chế quản lý này…
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt được nêu trên, quá trình thực hiện thí điểm cũng đã bộc lộ một số hạn chế cần giải quyết, trước hết là xây dựng nền tảng pháp lý, đưa các quy định về DN ưu tiên vào Luật Hải quan. Cũng cần hạ thấp điều kiện về quy mô XNK để có nhiều DN đáp ứng điều kiện; chế độ quản lý, theo dõi sau khi được công nhận cũng phải quy định rõ ràng về trách nhiệm phía hải quan, phía DN.
2 năm vừa qua là giai đoạn thí điểm, đã đến lúc cần phải có quy định để chương trình đi vào chính thức. Cùng với đó là thực hiện kế hoạch xây dựng văn bản hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và dự thảo Luật Hải quan sửa đổi. Vì vậy, Tổng cục Hải quan đã dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 63/2011/TT-BTC và Thông tư 105/2011/TT-BTC để chương trình DN ưu tiên triển khai được rộng rãi hơn, thu hút nhiều DN tham gia hơn.
Dự kiến, trong năm 2013, sau khi Thông tư thay thế Thông tư 63 và Thông tư 105 được ban hành, Tổng cục Hải quan sẽ công nhận thêm khoảng 6 đến 8 DN, đưa tổng số DN ưu tiên lên khoảng 20 đến 22 DN (hiện có 14 DN đã được Tổng cục Hải quan công nhận là DN ưu tiên.
Được biết, trong giai đoạn thí điểm, DN gặp vướng mắc do chỉ được ưu tiên trong XK, hàng NK của DN ưu tiên vẫn bị kiểm tra như DN bình thường. Vậy quy định mới có gỡ vướng vấn đề này không, thưa bà?
Tại Thông tư 63 có quy định 3 loại DN ưu tiên, trong đó Khoản 2 Điều 3 mới chỉ quy định DN ưu tiên trong XK hàng hóa là thủy sản, nông sản, dầu thô có xuất xứ thuần túy Việt Nam.
Ban soạn thảo đã xác định, nếu mở rộng chương trình DN ưu tiên thì cần bổ sung các mặt hàng XK là thế mạnh của Việt Nam như mặt hàng dệt may, da giày. Tuy nhiên, các DN loại này lại chủ yếu là NK nguyên phụ liệu để sản xuất hàng XK. Do vậy, cần phải ưu tiên cho cả hàng hóa NK của DN loại này.
Vì vậy, dự thảo Thông tư đã cụ thể rõ trường hợp được ưu tiên: “DN được ưu tiên trong XK hàng hóa là nông sản, thủy sản, dệt may, da giày và NK hàng hóa là nguyên phụ liệu để sản xuất hàng XK nêu trên”.
Có ý kiến đề nghị cân nhắc mở rộng phạm vi DN ưu tiên không chỉ bao gồm các DN XNK mà cả DN tham gia vào chuỗi dây chuyền cung ứng hàng hoá XNK như: DN kinh doanh kho bãi ICD, kho ngoại quan, hãng tàu, đại lý làm thủ tục hải quan... Ban soạn thảo có tiếp thu ý kiến này?
Ý kiến trên là phù hợp với định hướng của Khung tiêu chuẩn SAFE của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) về an ninh và tạo thuận lợi cho thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, việc thực hiện vào thời điểm nào là tùy thuộc vào bối cảnh, điều kiện của từng nước. Ví dụ, Nhật Bản khi triển khai thí điểm, trước tiên cũng chỉ áp dụng với DN XK (3-2006), sau 13 tháng mới tiếp tục áp dụng thêm cho DN NK (4-2007). Ban soạn thảo sẽ tiếp tục nghiên cứu, khi điều kiện đáp ứng thì có thể mở rộng thêm với các DN tham gia vào chuỗi cung ứng.
Qua thực tế triển khai, có ý kiến cho rằng quy định về quá trình tuân thủ pháp luật của DN tại Thông tư 63 và 105 chưa rõ ràng và chưa thực sự sát với thực tế. Xin bà cho biết, dự thảo Thông tư quy định nội dung này như thế nào?
Dự thảo Thông tư thay thế sẽ quy định chặt chẽ hơn các tiêu chí tuân thủ và đảm bảo sự tuân thủ pháp luật.
Theo đó, thời hạn đánh giá quá trình tuân thủ pháp luật của DN là 24 tháng trở về trước (thay vì 36 tháng như tại Thông tư 63).
Bên cạnh đó, về điều kiện tuân thủ pháp luật, dự thảo Thông tư đánh giá chủ yếu là căn cứ tính chất vi phạm, theo đó, quy định nội hàm “vi phạm nghiêm trọng” sẽ là: Buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, gian lận, trốn thuế. Các vi phạm về thủ tục (mức phạt vi phạm dưới 2 triệu đồng) không bị coi là vi phạm pháp luật. Cách làm này phù hợp với thông lệ quốc tế của một số nước như Hàn Quốc, Nhật Bản...
Cùng với đó, dự thảo Thông tư cũng quy định chỉ có 2 cơ quan tham gia đánh giá sự tuân thủ pháp luật của DN là cơ quan Hải quan và cơ quan Thuế nội địa... Quy định như vậy chắc chắn sẽ tạo điều kiện hơn rất nhiều cho DN muốn tham gia chương trình này.
Nhiều ý kiến góp ý cho rằng cần giảm bớt điều kiện về kim ngạch XNK để các DN có thể tham gia chương trình này được nhiều hơn, dự thảo Thông tư có tiếp thu ý kiến góp ý này, thưa bà?
Tại Thông tư 63 và Thông tư 105 quy định mức kim ngạch là 350 triệu USD/năm đối với DN ưu tiên loại 1 và 70 triệu USD/năm đối với DN ưu tiên loại 2. Với điều kiện như trên, số lượng DN có thể tham gia là không nhiều. Vì vậy, để đáp ứng được yêu cầu là khuyến khích các DN vừa và nhỏ của Việt Nam, nhất là các DN XK nông, thủy sản, DN dệt may, da giày..., Ban soạn thảo cũng đã cân nhắc giảm điều kiện về kim ngạch XNK.
Theo đó, quy định kim ngạch đối với DN ưu tiên loại 1 tối thiểu đạt 200 USD/năm; DN ưu tiên loại 2 tối thiểu đạt 50 USD/năm; không xét kim ngạch đối với DN ưu tiên loại 3 (DN công nghệ cao).
Về chế độ ưu tiên, xin bà cho biết, dự thảo Thông tư có quy định gì mới hơn so với quy định hiện hành?
Ngoài những ưu tiên như quy định hiện hành, dự thảo Thông tư bổ sung thêm một số ưu tiên trong giai đoạn thông quan cho phù hợp với thủ tục hải quan điện tử nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý nhà nước về hải quan, như: Được sử dụng bộ chứng từ đơn giản để thông quan hàng hóa trong trường hợp hệ thống dữ liệu của cơ quan Hải quan gặp sự cố hoặc tạm dừng hoạt động. Bên cạnh đó, DN còn được ưu tiên: Không phải đăng ký với cơ quan Hải quan định mức tiêu hao nguyên vật liệu, không phải nộp báo cáo thanh khoản mà định kỳ hàng quý DN phải nộp cho cơ quan Hải quan báo cáo xuất-nhập-tồn nguyên vật liệu NK trên cơ sở định mức DN tự xây dựng.
Xin cảm ơn bà!
Thu Trang(thực hiện)
(责任编辑:La liga)
- ·Đăng sai suất ăn bán trú của trẻ tiểu học, người phụ nữ bị phạt 7,5 triệu
- ·Bộ Công an khuyến cáo người dân về phòng, chống cháy nổ khi sạc xe điện
- ·Xả thải vượt quy chuẩn ra môi trường, công ty Hanoi Green Foods bị phạt 725 triệu đồng
- ·Lần đầu tiên tổ chức Festival ngành hàng lúa gạo Việt Nam
- ·Quận Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sáp nhập
- ·Google Maps bị lợi dụng để quảng cáo hàng loạt dịch vụ vi phạm pháp luật Việt Nam
- ·Giải quyết tình trạng vi phạm mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói hàng nông sản Việt Nam
- ·Vận chuyển lượng lớn bao hướng dương, viên bổ thận dương không rõ nguồn gốc xuất xứ
- ·Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính Quỹ Hỗ trợ nông dân
- ·Liên tiếp xuất hiện hành vi giả danh QLTT các tỉnh để chiếm đoạt tài sản doanh nghiệp
- ·Long An truy điệu, an táng 122 hài cốt liệt sĩ
- ·Tăng cường đấu tranh, ngăn chặn vận chuyển trái phép pháo nổ
- ·Vận chuyển trái phép 16.012 quả trứng gia cầm Trung Quốc qua biên giới
- ·Tiếp tục triệu hồi xe ô tô của Nissan để điều tra về sự cố lỗi động cơ
- ·Ô tô tông sập lan can rồi lao xuống sông Đồng Nai
- ·Những loại thuốc huyết áp kém chất lượng, chứa chất gây ung thư
- ·Loại bê tông có khả năng sản xuất điện
- ·Cần có biện pháp xử lý nghiêm cơ sở san chiết gas trái phép
- ·Xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ 2025: Triển vọng tích cực
- ·Lạng Sơn: Xử lý 107 vụ vi phạm về hàng hóa thực phẩm, đồ chơi trẻ em