【kêt qua cup c2】Nhiều cuộc thi hoa hậu chỉ là gameshow, đừng coi họ là đại diện phụ nữ Việt
Nhiều cuộc thi hoa hậu bây giờ xét cho cùng chỉ là gameshow,ềucuộcthihoahậuchỉlàgameshowđừngcoihọlàđạidiệnphụnữViệkêt qua cup c2 là thương vụ do các công ty thực hiện, thế nên không thể coi hoa hậu là đại diện cho phụ nữ Việt Nam.
Nỗi thất vọng lớn đến mức sôi trào của công chúng về chất lượng hoa hậu những ngày gần đây thực ra cũng bắt nguồn từ sự kỳ vọng quá mức vào các cô gái đội vương miện, từ sự đánh giá quá cao giá trị của ngôi hoa hậu. Tin rằng hoa hậu là danh hiệu cao quý được trao cho cô gái sắc hương vẹn toàn, đủ để đại diện cho vẻ đẹp, trí tuệ và nhân phẩm của phụ nữ Việt Nam, người ta giận dữ khi cô gái vừa đăng quang kém quá xa so với tiêu chuẩn đó. Họ không thể chấp nhận việc cô ấy “dìm giá” chiếc vương miện.
Nhưng cô ấy cũng hơi oan, vì thật ra từ nhiều năm nay, giá trị của vương miện đã không còn nhiều nhặn gì mấy.
Chiếc vương miện từng là biểu tượng vô cùng quý giá trong khoảng 2 thập kỷ, kể từ khi cuộc thi hoa hậu toàn quốc đầu tiên của nước Việt Nam thống nhất được tổ chức năm 1988. Trong khoảng thời gian đó, người ta nhớ rõ từng người đẹp giành chiến thắng: Bích Phương, Diệu Hoa, Kiều Anh, Thu Thủy… cũng như những nét riêng của mỗi người. Nhiều năm trải qua hành trình có đủ thăng trầm, đủ ngọt bùi lẫn đắng cay của đời người, trong mắt công chúng họ vẫn đẹp và đáng trân trọng. Ấy là vì họ được chọn ra để đăng quang từ những cuộc thi được tổ chức như một hoạt động văn hóa, ban giám khảo là những nhân vật của văn hóa như nhạc sỹ Trịnh Công Sơn, NSND Trà Giang…
Đó là chuyện lâu lắm rồi. Những cụm từ “ra ngõ gặp hoa hậu”, “hoa hậu ao làng”, “loạn hoa hậu” đã trở nên quen thuộc đến hàng chục năm. Ngày nay, phần lớn cuộc thi hoa hậu do các công ty đăng cai tổ chức. Đã là doanh nghiệp thì phải hướng đến lợi nhuận, vì thế mỗi cuộc thi hoa hậu thực chất là một thương vụ. Cho dù có tuyên bố hay ho thế nào đi nữa, khi quyền đưa ra luật chơi, quyền chọn giám khảo (thường theo tiêu chí được biết đến nhiều trong showbiz) thuộc về đơn vị bỏ tiền ra tổ chức thì mấy chữ “chân, thiện, mỹ” cũng sẽ ít nhiều phải uốn theo ý chí của họ. Hoa hậu là hoa hậu của họ chứ không phải của đất nước Việt Nam.
Nhiều cư dân mạng rất có lý khi nói rằng, không nên cho phép dùng hai chữ “Việt Nam” trong tên cuộc thi do các công ty tổ chức cũng như danh hiệu hoa hậu của họ. “Miss World Vietnam nên được đổi tên là Miss Sen Vàng hoặc Miss World Sen Vàng thì mới chính xác và thực chất, như vậy để công chúng đỡ hiểu lầm rằng cô gái chiến thắng trong cuộc thi này là hoa hậu quốc gia, đại diện cho vẻ đẹp phụ nữ Việt Nam”, ý kiến này được rất nhiều cư dân mạng tán thành.
Quả thật, nếu đặt các hoa hậu thời nay về đúng vị trí của họ, công chúng sẽ không thất vọng, phẫn nộ đến mức sục sôi đòi tước vương miện như chuyện vừa xảy ra. Thi hoa hậu bây giờ cũng chỉ là một dạng gameshow mà các thí sinh là người chơi. Hoa hậu là người chiến thắng cuối cùng trong gameshow đó, vậy thôi. Không cần đặt lên vai họ gánh nặng “đại diện cho phụ nữ Việt Nam” để rồi buộc họ phải cư xử xứng đáng với vai trò đại diện ấy. Khi ấy, cô gái giành ngôi hoa hậu cũng sẽ đỡ ảo tưởng về bản thân, đỡ ảo tưởng về sự cao quý của danh hiệu mình có được, điều có thể khiến cô bị vùi dập bẽ bàng khi tự khoác lên vầng hào quang không phải của mình.
Đó là cách chúng ta điều chỉnh sự kỳ vọng về gần với thực tế để khỏi phải thất vọng. Thế nhưng, khi nói về cái đẹp, con người luôn khao khát những giá trị đỉnh cao, luôn muốn vượt lên khỏi những thứ tầm thường dưới mặt đất để vươn tới cái lấp lánh của sao trời. Thuở ban đầu, chiếc vương miện của hoa hậu vốn là biểu tượng của sự khao khát cái tận thiện, tận mỹ ấy, và đó cũng là một động lực để thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Vì thế, thật buồn khi tình hình hiện tại buộc ta phải nhìn nhận rằng, thi hoa hậu cũng chỉ là một dạng gameshow mà thôi!
Bạn nghĩ gì về ý kiến này? Hãy chia sẻ quan điểm của bạn ở box bình luận bên dưới.
Trần Hồng(责任编辑:Cúp C1)
- ·EURO 2024: Đội tuyển Pháp đón tin vui
- ·Yếu tố nào cần cân nhắc khi đầu tư đất nền tại Đà Nẵng?
- ·65/79 công trình cao tầng, chung cư vi phạm phòng cháy, chữa cháy chưa khắc phục tồn tại
- ·Hà Nội tạm dừng hoạt động của các quán bia để phòng dịch COVID
- ·Ngân hàng trung ương Trung Quốc giảm lãi suất có nghĩa gì?
- ·Hô biến nội thất trở nên hoàn hảo nhờ bố trí ánh sáng thông minh
- ·Bộ Y tế phân bổ vaccine phòng COVID
- ·Bắc Ninh hấp dẫn nhà đầu tư với bất động sản khu công nghiệp
- ·Lầu Năm Góc: Cắt giảm ngân sách "quá mạnh tay và đột ngột"
- ·ICID Complex tưng bừng khai trương phòng bán hàng và nhà mẫu
- ·Người phụ nữ khẩn cầu xin giúp 10 triệu đồng cho con trai phẫu thuật chân
- ·Cú đột phá về giá ngoạn mục của Kim Long City Đà Nẵng
- ·Vốn ngoại đổ bộ vào thị trường địa ốc
- ·Quy hoạch đô thị miền Trung: Bài toán cân bằng giữa công nghiệp và du lịch
- ·Bị gãy xương đùi, thai phụ phát hiện mắc ung thư di căn giai đoạn cuối
- ·Phê duyệt kinh phí mua bổ sung gần 20 triệu liều vaccine Pfizer
- ·Hà Nội: Lập Trung tâm Nghiên cứu Kiến trúc và Quy hoạch đô thị, nông thôn
- ·Nuôi loài "chăm chỉ", trưởng thôn ở miền núi thu gần nửa tỷ đồng/năm
- ·Nga sẽ xây cho Cuba 4 nhà máy nhiệt điện
- ·Ra mắt vào thời điểm nhạy cảm, dự án nào làm được như 5 Seasons?