【thứ hạng của monza】Tăng cường tiềm lực DTQG, đáp ứng yêu cầu trong mọi tình huống
Cùng với việc quản lý tốt hàng DTQG,ăngcườngtiềmlựcDTQGđápứngyêucầutrongmọitìnhhuốthứ hạng của monza ngành DTQG đã chủ động tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ trong việc sử dụng nguồn lực DTQG để vừa sẵn sàng, chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất, cấp bách về phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, phục vụ quốc phòng, an ninh vừa thực hiện các nhiệm vụ khác được Thủ tướng Chính phủ giao.
Tăng cường tiềm lực DTQG
Triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI và đứng trước dự báo về những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, thiên tai, dịch bệnh... sẽ tiếp tục diễn biến phức tạp, Thủ tướng Chính phủ đã phê chuẩn Chiến lược Phát triển DTQG đến năm 2020 với mục tiêu đề ra là phấn đấu tăng cường tiềm lực DTQG, đảm bảo đến năm 2020, tổng mức DTQG đạt khoảng 1 - 1,5% GDP. Đồng thời, để đáp ứng nhu cầu trong tình hình mới, trên cơ sở các danh mục mặt hàng đã được quy định, tiếp tục rà soát, sắp xếp, hoàn thiện về cơ cấu danh mục hàng DTQG theo hướng tập trung vào những mặt hàng chiến lược, thiết yếu, quan trọng, không dàn trải; tập trung nguồn lực ngân sách mua tăng các danh mục để đáp ứng mục tiêu của DTQG.
Để thực hiện được định hướng phát triển này, trong suốt 5 năm qua (2010 – 2015) thể chế chính sách về DTQG từng bước được hoàn thiện: Luật DTQG và các văn bản pháp hướng dẫn thi hành Luật DTQG được ban hành; Chiến lược Phát triển DTQG đến năm 2020, Quy hoạch tổng thể hệ thống kho đến năm 2020 được phê duyệt... tạo hành lang pháp lý cao nhất, đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý hoạt động DTQG.
Bên cạnh đó, được sự chỉ đạo của Bộ Tài chính và sự giúp đỡ, phối hợp từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các bộ, ngành quản lý hàng DTQG, ngành đã tập trung giải quyết những vấn đề trọng tâm trong xây dựng và thực hiện kế hoạch; quản lý giám sát hoạt động DTQG; thúc đẩy giải ngân các nguồn vốn với mục tiêu là nâng dần quy mô hàng DTQG lên. Với cách thức triển khai này, trong 5 năm qua, quy mô hàng DTQG trong toàn ngành đã tăng lên đáng kể (tăng gấp 3 lần so với năm 2008).
Tuy nhiên, ngành DTQG vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, như tổng mức DTQG tuy đã tăng nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Năm 2015, tổng mức DTQG chỉ chiếm khoảng 0,21 % GDP, rất thấp so với mục tiêu Chiến lược Phát triển DTQG đến năm 2020 đã đề ra. Với tổng mức DTQG như hiện nay thì việc chủ động đáp ứng yêu cầu đột xuất cấp bách về khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo an ninh, quốc phòng còn hạn chế, nhất là khi thiên tai, dịch bệnh diễn ra trên diện rộng và những diễn biến phức tạp, nhất là tình hình biển Đông, hải đảo hiện nay...
Trong giai đoạn 2016 - 2020, ngành DTQG sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách về DTQG; tăng cường tiềm lực DTQG; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ trong bảo quản hàng DTQG; tranh thủ các nguồn lực để từng bước cải tạo, mở rộng và đầu tư xây dựng hệ thống kho, hiện đại hóa công sở phục vụ công tác quản lý DTQG; kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý DTQG; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra ở các cấp, các đơn vị trong việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về DTQG; tăng cường công tác tuyên truyền vận động nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân đối với hoạt động DTQG
Xuất cấp trên 6000 tỷ đồng hàng DTQG
Từ năm 2011 đến năm 2015, ngành đã xuất cấp trên 6.000 tỷ đồng hàng DTQG, thể hiện xuất sắc vai trò lực lượng DTQG vừa là công cụ của nhà nước, vừa là tiềm lực tài chính.
Để phục vụ cho nhu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng, trong những năm qua, ngành DTQG đã xuất cấp nhiều mặt hàng quan trọng cho Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, góp phần đáp ứng yêu cầu đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự, an toàn xã hội trong nước. Song, vẫn cần phải tăng cường DTQG trong thời gian tới cho an ninh quốc phòng để đáp ứng được nhiệm vụ được giao.
Đối với nhiệm vụ cứu trợ, hỗ trợ cho nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, trong giai đoạn 2011 - 2015, ngành đã xuất cấp nhiều mặt hàng như: Gạo, thuốc phòng trừ dịch bệnh cho người, gia súc, cây trồng..., các mặt hàng trang thiết bị y tế. Các mặt hàng xuất cấp đảm bảo về số lượng, chất lượng và phân bổ đúng đối tượng; vận chuyển kịp thời đến các địa phương được cứu trợ, hỗ trợ, giúp đồng bào kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống và phòng trừ dịch bệnh lây lan, đảm bảo sức khỏe cho cộng đồng.
Việc xuất cấp vật tư, thiết bị DTQG phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn được triển khai đều đặn. Bộ Tài chính (Tổng cục DTNN) đã phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, Ủy ban quốc gia Tìm kiếm cứu nạn xuất cấp các loại vật tư, thiết bị gồm: 146.000 chiếc áo phao, 142.200 chiếc phao tròn, 8.000 bộ nhà bạt các loại, gần 2.000 chiếc phao bè, 85 bộ xuồng cao tốc các loại và trên 200 bộ máy bơm nước chữa cháy.
Ngoài ra, trong giai đoạn 2011 - 2015, bên cạnh việc xuất cấp hàng để thực hiện các mục tiêu của DTQG đề ra, Thủ tướng Chính phủ còn giao ngành DTQG xuất cấp các mặt hàng để hỗ trợ học sinh tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn (cấp trên 160.000 tấn gạo); hỗ trợ các dự án trồng rừng tại Hà Giang, Thanh Hóa và Bắc Giang (cấp trên 20.000 tấn gạo). Công tác hỗ trợ gạo đã thể hiện rõ sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, nêu cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc chung tay chăm lo sự nghiệp giáo dục đối với thế hệ tương lai của đất nước, được các tổ chức xã hội, nhân dân đồng thuận; góp phần xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện vùng cao núi đá, động viên bằng vật chất để người nhân dân tham gia trồng và giữ rừng.
5 năm qua, hoạt động DTQG ngày càng năng động và hiệu quả. Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành luôn quan tâm đến DTQG, chính quyền địa phương phối hợp chặt chẽ… coi DTGQ là một công cụ tài chính hữu hiệu, góp phần cho sự phát triển bền vững về kinh tế - xã hội của đất nước. Cán bộ, công chức toàn ngành đã nỗ lực để đạt được mục tiêu mà ngành đã đề ra; từng bước chuyên nghiệp hóa, gắn bó, tận tâm với ngành, đã và đang là nhân tố quyết định cho thành công của ngành DTQG./.
TS. Phạm Phan Dũng Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước
(责任编辑:World Cup)
- ·Cơ quan chức năng bác thông tin tòa nhà ở Hà Nội bị nghiêng do dư chấn động đất ở Trung Quốc
- ·Hội thi bàn tay vàng thu hoạch mủ cao su Đồng Phú
- ·Phát triển cây tầm vông: Hướng đi triển vọng
- ·Đại hội Thể dục
- ·Ô tô Toyota Vios 2021 giá 550 triệu đồng vừa ra mắt hấp dẫn cỡ nào?
- ·FA Cup: M.U bị loại, Chelsea đá “chung kết sớm” với Man City
- ·TMP tuân thủ 5S để tăng cường sức mạnh và nâng cao năng suất lao động
- ·EuroCham tin tưởng vào nền kinh tế phát triển ổn định của Việt Nam
- ·Điểm chuẩn Đại học Hà Nội năm 2018
- ·Juventus bị loại khỏi Champions League bởi luật bàn thắng sân khách
- ·Nguyễn Văn Minh
- ·Tặng 120 xe lăn cho người khuyết tật
- ·VPI dự báo giá xăng dầu tiếp tục giảm trong kỳ điều hành ngày 1
- ·EU gia hạn biện pháp tự vệ thép đến tháng 6
- ·Chính phủ kiểm điểm công tác chỉ đạo, điều hành năm 2018
- ·Bình Phước: Kiểm tra định kỳ lồng cầu quay xổ số mở thưởng
- ·ĐT Việt Nam lên kế hoạch cho trận bán kết gặp Thái Lan
- ·Triển khai nhiệm vụ công tác thuế 6 tháng cuối năm
- ·Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: 'Bỏ lỡ dòng vốn FDI là một khuyết điểm, sai lầm lớn'
- ·Huyện Năm Căn: Trên 63% dân số tham gia bảo hiểm y tế