【du doan kq bong da】Di cư và hoán vị
Ở Trại Hè Đại sứ Hàng Việt tí hon lần thứ 6,ưvàhoánvịdu doan kq bong da diễn ra từ ngày 6-10/6/2016 mới đây tại Đà Lạt, có một trại sinh tên là Nguyễn Văn Tới, học sinh trường THCS Châu Văn Liêm, Ô Môn ở Cần Thơ.
Cứ mỗi độ hè về là Tới phải "đi Bình Dương" để phụ làm hồ, phụ làm mộc để kiếm tiền đi học. Không ít lần, Tới cứ muốn nghỉ học luôn để "đi Bình Dương" làm với mục đích kiếm tiền nuôi mẹ và nuôi đứa em mới lên 5 tuổi.
Câu chuyện này, được cô Lê Thị Trúc Giang, phụ trách đoàn Cần Thơ của Trại hè kể lại, trùng khớp thực trạng về những người di cư mà anh Tám Kịch, nhân vật trong bài trước, ở xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp nói về địa phương mình.
“Đi Bình Dương” là từ để chỉ những người từ miền Tây di cư tìm việc, kiếm sống, theo Ths Nguyễn Hữu Thiện.
Thiếu hụt lao động
“Tìm được lao động, bao cơm sáng, trưa, chiều nhậu rồi về. Sen lên giá mừng quá cho lai rai, sen xuống giá buồn quá, nhậu rồi về. Bữa nào có đám tiệc trong xóm, lao động ngoài đồng phải 'tăng ca' thêm vài tiếng đồng hồ”, anh Tám Kịch kể.
Theo thông lệ, trước Tết Đoan Ngọ là có đợt lũ Tiểu Mãn, nước trên sông Tiền, sông Hậu đổi màu. Phần lớn cư dân chuẩn bị đón lũ để cải thiện thu nhập.
Vậy mà, đã qua Đoan Ngọ, vẫn chưa có dấu hiệu nước từ thượng nguồn đổ về hạ lưu. Nhiều người tỏ ra bất an trước những diễn biến bất lợi do cách chặn dòng từ thượng nguồn và biến đổi khí hậu khó lường như mùa khô vừa qua.
3 năm trước, anh Tám Kịch đã nhận ra những sự khác thường này. Cứ tưởng trồng sen sẽ nhẹ lo hơn trồng lúa, ai dè anh lại vướng nạn thiếu nhân công bảo vệ, thu hái.
Giá thuê nhân công mỗi người 150.000-200.000 đồng/ngày (6 giờ). Một ngày, anh Tám cần 4-5 người làm, chi phí trả nhân công mất khoảng 1 triệu đồng. Thế nhưng ngày càng khó tìm nhân công thời vụ.
Ít nhất ưđã 3 lần ông Võ Hùng Dũng, giám đốc Phòng thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chi nhánh Cần Thơ, đề cập đến thực trạng di cư ở ĐBSCL, rằng "năm 2009-2010 tỷ lệ di cư thuần tới 8,5% và năm 2016 có lẽ còn cao hơn".
Theo ông Dũng thì đó là chuyện bình thường và là sự tự do chuyển dịch trên thị trường lao động do nền kinh tế vùng không đủ sức giải quyết công ăn việc làm, mong muốn cho người địa phương.
Lực lượng lao động ở ĐBSCL hiện có hơn 10,5 triệu người, nhưng chỉ có 10,4% trong đó được đào tạo, trong khi cả nước tỷ lệ này là 19,9%.
Không có tay nghề và học vấn thấp nên việc di cư riêng lẻ rất khó sống. Nhiều gia đình cùng di cư để chia sẻ nhau khiến số hộ di cư ngày càng nhiều.
Trong khi đó, theo quy hoạch, đến năm 2020, hoạt động đào tạo và dạy nghề ĐBSCL bằng và vượt các chỉ số phát triển ngành học, bậc học bình quân chung của cả nước. Tỷ lệ lao động qua đào tạo của khu vực này đến năm 2015 đạt 45%, năm 2020 vào khoảng 60%.
Tại Đồng Tháp, lao động (tới tuổi) được bổ sung khoảng 24.000 người/năm. Tỉnh này đưa ra kế hoạch nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo lên 55,5% vào năm 2015 và 69% năm 2020 để đáp ứng nhu cầu thâm dụng lao động kỹ thuật.
Nhưng cân đối cung cầu cung lao động năm 2015 đã thiếu 69.000 lao động. Và đó là chỗ để lực lượng di cư mới từ nơi khác tìm tới.
Theo The Asia Foundation, năng lực của người di cư được xem như tác nhân làm thay đổi chiến lược sinh kế của cá nhân và gia đình dù biết rất nhiều khó khăn và dễ gặp cảnh đối xử không công bằng.
Cuộc điều tra tại Hậu Giang cho thấy, trình độ học vấn của người di cư ở tỉnh này chủ yếu tập trung ở bậc học cấp hai (57,14%) nên họ chủ yếu chỉ làm công nhân (44,3%) và những công việc giản đơn (chiếm tỷ trọng 37%).
Lý do một phần cũng do nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động giản đơn và công nhân ở các khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chỉ cần trình độ 9/12. Ở bậc cáo hơn thì nghề nhân viên bán hàng chiếm (5,7% và chuyên viên có bằng cấp chỉ là 1,4%).
Đa số người di cư gởi tiền về nhà dưới 4 triệu/năm chiếm tỷ lệ 55,7%. Số lao động di cư gởi tiền về nhà từ khoảng 4 đến 8 triệu/năm chiếm 15%... theo TS Huỳnh Trường Huy và nhóm nghiên cứu thuộc trường Đại học Cần Thơ.
Hoán vị
Rất nhiều người dân sinh sống cố cựu ở Xã Vĩnh Hậu A, huyện Hòa Bình, tỉnh Bạc Liêu, đã phải bỏ đi sau những năm thất bát.
Bằng chứng được ông Trần Mạnh Tính, tổ trưởng tổ hợp tác Thành Đạt - quản lý rừng do tổ chức GIZ thành lập, xác nhận là nhiều người đã bán đất cho ông và những đồng hương Nam Định trước khi ra đi.
Một số người mới đến may mắn được GIZ giúp hỗ trợ cách quản lý, cải tạo, khai thác rừng kết hợp nuôi tôm.
“Ở quê em khắc nghiệt, đất chật người đông. Mỗi khẩu chỉ được một sào ruộng, chi phí cao không đủ sống, con cái làm sao học tới nơi tới chốn? Vào đây chăm chỉ thì nay đã ổn, con được ăn học, sinh kế ổn định, còn có tiền về quê”, chị Nguyễn Thị Lược, kế toán Tổ hợp tác người Nam Định, người mua lại 2 ha đất nuôi tôm dưới tán rừng, cùng chồng thuê hai ha đất nuôi tôm công nghiệp, cho biết.
Chị Lược phác thảo một bức tranh tương lai như mong đợi: cả 3 con được đi học, đứa lớn đang là sinh viên năm thứ ba, nhà cửa đàng hoàng. Ngay cả khi chồng nuôi tôm công nghiệp thất bại thì nguồn thu dưới tán rừng cũng đủ bù đắp.
Dự án kết thúc cách đây 3 năm, 13 hộ liền canh liền cư, quy mô 2-3 ha/hộ cùng góp vốn tương trợ, chia sẻ kinh nghiệm... duy trì họp lệ 3 tháng 1 lần, 6 tháng họp tổng kết đánh giá, chia sẻ cách tổ chức sản xuất, sinh hoạt thích ứng những thay đổi thất thường từ biển, nguồn nước, thời tiết, khí hậu…
Vì thế, mùa khô năm nay, dù nuôi tôm không lời, nhưng không đến nổi tuyệt vọng như lớp cố cựu thua buồn sau khi bán đất, mò cua, bắt nghêu cũng không xong!
“GIZ hỗ trợ kỹ thuật nuôi tôm rừng, mong nhà khoa học nghiên cứu nghề mới giúp chúng em. Hiện nay, chưa thấy tư vấn nên tự nhà em đi tìm hiểu thay đổi kinh tế như nuôi thêm con dê bách thảo…” , chị Lược nói.
Ông trời thì lúc nắng lúc mưa. Những lúc mưa nhiều, ô nhiễm trên bờ chảy xuống ao nuôi tôm, phèn, tôm sốc phèn, sốc nhiệt độ, thiếu oxy , thường từ 12 giờ đêm tới sáng.
Thực ra, sau lớp rừng kết hợp là rừng xung yếu, tức là rừng nguyên sinh, cần phải được bảo vệ, lớp di cư mới có nguồn thu từ cua (giá 180.000-200.000 đồng/kg, cua gạch 300.000 đồng/kg, tôm loại 1: trên 250.000 đồng/kg (chiếm 20% sản lượng), cá chẽm thu mỗi năm một lần vài chục triệu đồng mỗi ha.
Tất cả đều có thể gặp rủi ro do kiến đổi khí hậu, nhưng so với người bán đất trả nợ, tha hương kiếm sống thì lớp di cư mới vẫn còn may mắn hơn nhiều.
Làn sóng di cư
Theo báo cáo của Văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam, cuộc điều tra di cư ở Việt Nam từ năm 2004 cho thấy 38% những người di cư di chuyển cùng với gia đình, số người di cư từ 15-29 tuổi, nữ di cư sớm hơn nam.
Trước đó, kết quả của cuộc tổng điều tra năm 1999 cho thấy tổng số người di cư là 2,1 triệu, nữ chiếm 53,6%, còn nam 46,4%.
Năm 2009, số dân di cư là 6,6 triệu người (7,7% dân số), trong đó 50% người di cư rời tỉnh về miền Đông Nam Bộ vào các khu công nghiệp và Tây Nguyên.
Lý do di cư do là do nhiều yếu tố trong đó gần đây yếu tố tác động biến đổi khí hậu khiến việc làm ăn thất bại, thu nhập giảm, thiếu việc làm cho nên họ tìm việc làm để cải thiện thu nhập.
Trước đây, tỷ lệ dân ĐBSCL di cư do lũ là 11,9 % vào năm 1998, đến năm 1993 con số này là 6,15% thay vì chỉ 1,3% ở thế kỷ trước. Những năm gần đây, lý do di cư là vì làm ăn thất bát, thiên tai, biến đổi khí hậu, thậm chí trốn nợ…
Báo cáo “Việt Nam 2035” cho rằng trong tương lai, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia dễ bị tổn thương nhất bởi biến đổi khí hậu, trong đó dân cư và hoạt động kinh tế tập trung tại khu vực ĐBSCL phải chịu rủi ro cao nhất.
Rủi ro còn tăng lên do mức tiêu thụ năng lượng gia tăng và dựa nhiều vào nhiệt điện than. Những năm gần đây, mức tăng phát thải khí nhà kính của Việt Nam vào loại cao trên thế giới.
Từ năm 1990, nguồn di cư nội khối ASEAN đã tăng mạnh. Tính theo giá trị tuyệt đối, số di cư trong ASEAN đã tăng từ 1,5 triệu lên 6,5 triệu từ năm 1990 đến 2013.
Sự chênh lệch về kinh tế và nhân khẩu học đang tác động đến luồng lao động di cư, chủ yếu là lao động có tay nghề thấp và trung bình... trong đó Malaysia, Singapore và Thái Lan nổi lên như những trung tâm nhập cư lớn, theo báo cáo Cộng đồng ASEAN 2015 Quản lý hội nhập hướng tới thịnh vượng chung và việc làm tốt hơn.
ASEAN có 3 nước là điểm đến chính của lao động di cư gồm Malaysia, Singapore, và Thái Lan. Cả ba nước này chiếm gần 90% trong tổng số lao động di cư của khu vực và 97% trong tổng số lao động di cư giữa các nước trong ASEAN. Phần lớn là lao động có kỹ năng thích ứng công nghệ, kỹ thuật cao.
Các nước đặt ra vấn đề độ che phủ và tính liên thông an sinh xã hội giữa các quốc gia. Trong khi đó, tại ĐBSCL, di cư “tự phát” so với “di cư có tổ chức “ (xuất khẩu lao động) là hai hình ảnh tương phản giữa một bên hứa hẹn khoản tích lũy để làm vốn còn một bên bán đất ra đi.
Khi những khắc nghiệt do biến đổi sự sống từ sông Mekong, từ tác động do biến đổi khí hậu, nếu làn sóng di cư nội khối ASEAN tràn vào, thì lúc đó không có chỗ cho những lao động giản đơn. Vậy thì làm sao họ quay về?
Hoàng Lan
(责任编辑:Thể thao)
- ·Nghỉ lễ kết thúc, các ngả đường Thủ Đô ách tắc kéo dài
- ·Italia: Nổ pháo hoa làm 13 người thương vong
- ·Thừa Thiên Huế: Giành giật tính mạng 3 bé chết đuối bất thành
- ·Tìm thấy thi thể ba học sinh chết đuối nắm chặt nhau
- ·Còn nhiều công dân Việt Nam đang gặp khó khăn tại Nepal
- ·Dùng ảnh Tổng thống Obama vào tờ rơi: Bia Hà Nội chơi sai luật
- ·'Thực mục sở thị' 6 cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ
- ·TP.HCM: Cư dân chung cư lại bị tấn công đổ máu
- ·Tai nạn giao thông nghiêm trọng làm chết 24 người
- ·Ông trùm mafia 'dằn mặt' IS vì bị phá mối làm ăn
- ·Tai nạn: Truy tìm tài xế đâm cảnh sát rồi bỏ trốn trong đêm
- ·Đã tìm ra nguyên nhân cá chết nhưng... chưa thể công bố
- ·Ụ nổi hơn 500 tỷ của Vinalines được bán với giá... 38,5 tỷ đồng
- ·Trung Quốc: Người đàn ông bị mắc kẹt bên trong máy giặt
- ·Tình hình Ukraine mới nhất: Thương vong vẫn xảy ra ở miền đông Ukraine
- ·Tình hình chiến sự Syria mới nhất ngày 5/6/2016
- ·Người nước ngoài chết bốc mùi trong chung cư
- ·Hàng trăm xe khách của Phương Trang vi phạm tốc độ nhiều lần
- ·Tin tức mới cập nhật ngày 16/4/2015: Sữa cho trẻ em dưới 2 tuổi giảm 0,4
- ·Tai nạn giao thông, xe tải 'húc mông' xe khách